Ngoài hồ sơ xin việc, khi tham gia việc làm marketing thì ứng viên còn phải đối phó với bộ câu hỏi phỏng vấn của nhà tuyển dụng. Chúng là những câu hỏi nào? Làm sao để đưa ra câu trả lời hoàn hảo và ấn tượng nhất? Cùng vieclam123.vn theo dõi bài viết bên dưới để khám phá thông tin hữu ích bạn nhé!
MỤC LỤC
Phần khởi động bao giờ cũng là dễ chịu nhất, trong cuộc phỏng vấn chắc chắn tâm trạng của ứng viên sẽ vô cùng hồi hộp, hiếm có ai dám khẳng định mình “không cảm xúc” khi bước chân vào căn phòng này.
Hiểu rõ điều đó, nhà tuyển dụng cũng muốn tạo điều kiện thuận lợi cho ứng viên của mình, đưa ra màn giao lưu với câu hỏi giới thiệu bản thân quen thuộc. Trả lời xong câu này bạn sẽ thấy bớt run hơn và sẽ bắt nhịp vào câu hỏi khác một cách dễ dàng hơn.
Nói một số thông tin về bạn cho chúng tôi biết?
Gợi ý trả lời:
Dù là ứng viên ngành marketing hay bất cứ ngành nghề nào khác khi gặp câu hỏi này đều phải trả lời theo một form chung bao gồm Họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, chỗ ở hiện tại. Bên cạnh đó, bạn đừng quên nêu ra quá trình học vấn của mình một cách ngắn gọn nhé, đó sẽ là thông tin bổ trợ để bạn trở nên đắt giá hơn.
Chỉ nên dừng lại ở đó, nếu trình bày thêm bạn sẽ được liệt vào danh sách ứng viên trình bày lan man. Tất cả các thông tin đưa ra cần phải hết sức ngắn gọn, xúc tích và đúng trọng tâm bạn nhé.
Xem thêm: Những mẫu CV ngành Marketing được nhiều ứng viên lựa chọn.
Chuyển qua câu hỏi liên quan tới trình độ, thực ra là có rất nhiều người thường hay nhầm lẫn giữa chúng nên nhà tuyển dụng mới đưa vào làm câu hỏi cho ứng viên marketing.
Gợi ý trả lời:
Hiểu rõ bản chất lĩnh vực mình hoạt động mới có thể tạo ra hiệu quả mong đợi. Về phần phân biệt 2 khái niệm bạn có thể theo dõi ví dụ sau đây để tham khảo nhé:
“Cả sale và marketing đều là những bài toán giải quyết đầu ra cho doanh nghiệp. Sale chính là mảng giúp doanh nghiệp làm sao truyền tải hàng hoá, dịch vụ đến tận tay khách hàng trong khi đó marketing lại chuyên về việc truyền bá thông tin về sản phẩm đến tai người tiêu dùng. Marketing sẽ tác động trực tiếp vào thị trường tạo ra sức kéo, còn sale chính là tạo ra sức đẩy, bán hàng trong kho một cách hiệu quả hơn.”
Vì là câu hỏi chính cho nên khi trả lời ứng viên cần phải hết sức cẩn thận, hãy tập trung vào trọng tâm vấn đề, bỏ qua những phần râu ria không cần thiết đi nhé.
Nếu vẫn có những ứng viên marketing không biết đến mô hình 4p thì sao nhỉ? Để kiểm soát tình trạng này, nhà tuyển dụng buộc phải đưa ra những câu hỏi thuộc về chuyên môn để khai thác triệt để ứng viên của mình.
Bạn biết mô hình 4P chứ?
Gợi ý trả lời:
Nếu là ứng viên theo đuổi chuyên ngành marketing thì chắc chắn bạn không được bỏ qua kiến thức này. Không nhất thiết phải trình bày dài dòng, hay phân tích sâu, bạn chỉ cần nói rõ 4p là gì và nêu ra thông tin khái quát nhất là được.
Ví dụ:
“Theo tôi biết, 4p là viết tắt của các từ ngữ sau: Product - sản phẩm, Price - giá, Place - kênh phân phối, Promotion - tiếp thị”
Với câu hỏi trên thì bạn có thể kết thúc tại tây, tuy nhiên rất có thể nhà tuyển dụng sẽ hỏi sâu hơn về từng P trong đó cho nên bạn cần phải chuẩn bị kiến thức thật kỹ lưỡng để đối phó khi gặp tình huống này nhé.
Tham khảo một số thông tin sau đây để hiểu rõ hơn về 4P:
- Product: Một nhân viên marketing sản phẩm không thể nào thiếu kiến thức về sản phẩm, do vậy đối với sản phẩm thì người dùng cần phải quan tâm tới ưu - nhược điểm, tính năng của nó, chất lượng ra sao và giá cả của nó đang ở mức nào?...
- Price: Làm marketing không thể không quan tâm tới giá, theo đó bạn cần phải tìm hiểu giá thị trường với các mặt hàng cùng phân khúc, cùng loại để từ đó đưa ra so sánh và đánh giá vấn đề một cách đúng đắn.
- Place: Khách hàng mục tiêu chính là yếu tố cốt lõi mà doanh nghiệp hay người làm marketing quan tâm. Một số kênh bán hàng cần cập nhật đó là siêu thị, cửa hàng tạp hoá, các quán ăn hay nhà hàng, khách sạn,...
- Promotion: Tiếp thị cũng không thể thiếu trong bất kỳ chiến lược marketing nào, nó bao gồm các hình thức tiếp thị trên truyền hình, tiếp thị báo chí hay tiếp thị thông qua các trang mạng xã hội phổ biến,...
Đây là câu hỏi mà thường xuyên xuất hiện trong các cuộc phỏng vấn marketing, chính vì vậy hãy ôn tập thật kỹ và chuẩn bị sẵn một câu trả lời chất lượng nhất bạn nhé.
Gợi ý trả lời:
Hiện nay đang có 3 hình thức marketing được sử dụng phổ biến đó là: Marketing Online trên Google, Marketing Online trên Facebook, Marketing Online trên Email. Hãy nói cho nhà tuyển dụng biết điều này và chỉ nên dừng lại ở đó, nếu được hỏi thêm thì bạn sẽ phân tích rõ hơn.
Không riêng gì marketing, tất cả các ngành nghề khác đều có áp lực, chỉ có điều là bạn sẽ đối phó với chúng như thế nào? Nhà tuyển dụng cũng rất mong chờ một lời giải đáp chân thành, đúng ý từ bạn về vấn đề này.
Marketing là một ngành đầy áp lực, bạn nghĩ sao về điều này?
Gợi ý trả lời:
“Nếu đứng trước áp lực mà tỏ ra run sợ thì thiết nghĩ đó không phải là một người làm marketing chân chính. Tôi sẽ coi khối áp lực trước mắt là một nguồn động lực, không có chất xúc tác này thì có lẽ nhân viên marketing như tôi sẽ khó mà phát triển. Cho nên tôi nghĩ đó là một điều tích cực mà mình cần phải đối diện với nó”
Marketing là một công việc thú vị, đem lại nhiều cơ hội hấp dẫn cho ứng viên tuy nhiên nếu như bạn không nêu lý do thì nhà tuyển dụng cũng chẳng biết tại sao bạn lại muốn trở thành một marketer đâu.
Gợi ý trả lời:
Đừng nói rằng bạn rất yêu thích công việc này mà hay đi thẳng vào vấn đề bạn thích nó như thế nào, bạn nhận thấy cơ hội trong ngành ra sao, bạn có thể phát triển bản thân như thế nào nếu trở thành một marketer chính hiệu?
Vì sao bạn lại chọn nghề marketing?
“Một phần là yêu thích song một phần là do tôi nhận thấy những tiềm năng và cơ hội trong ngành marketing hấp dẫn, ngoài tiền lương thì tôi còn có cơ hội rèn luyện những kỹ năng mềm mình còn thiếu, tất cả đều phục vụ cho công việc của tôi sau này”
Những câu hỏi tình huống cũng không nằm ngoài danh sách câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra để khai thác ứng viên marketing của mình.
Có thể thấy đây là một tình huống khó, đòi hỏi ứng viên phải có đầy đủ những kiến thức, kinh nghiệm thực tế mới giải quyết được.
Gợi ý trả lời:
Đừng mất bình tĩnh ngay khi tiếp nhận câu hỏi này bởi vì có rất nhiều ứng viên đã làm vậy rồi sau đó không thể kiểm soát được suy nghĩ của mình nữa.
Với khách hàng, dù là họ có buông ra những lời không hay nói về sản phẩm của bạn thì với tư cách của một marketer bạn sẽ không được phép phản kháng lại với thái độ gay gắt. Càng không được “xù lông” như kiểu muốn “ăn tươi nuốt sống” vị khách đó.
Những tình huống tương tự sẽ thường xuyên diễn ra, chính vì vậy nếu xác định làm vai trò marketing trong doanh nghiệp thì bạn cần thiết lập một số kịch bản từ trước kèm theo cách xử lý thấu đáo. Nhìn vào đó, không chỉ bạn mà tất cả những marketer khác cũng nhanh chóng xử lý được.
Hãy hết sức nhẹ nhàng bởi vì bạn sẽ chẳng có cách nào nói thẳng vào mặt họ là họ sai bởi đơn giản “khách hàng là thượng đế”. Hãy bình tĩnh nói lời xin lỗi mặc dù bạn không sai để xoa dịu cơn giận dỗi của khách hàng trước đã, sau đó mới từ từ phân tích sự việc theo các khía cạnh khác nhau để khách hàng nhận định đúng đắn về sự việc đã xảy ra này.
Nếu biết cách ăn nói, marketer có thể xoay chuyển tình thế theo ý mà họ muốn, bởi vậy mới nói một người làm nghề marketing không thể nào thiếu đi kỹ năng giao tiếp, nếu bạn chưa có thì hãy bổ sung ngay nhé.
Sai lầm lớn nhất mà ứng viên thường mắc phải là đưa ra những lời phê phán về công ty cũ của mình, điều này làm nhà tuyển dụng mới không vui và ngay lập tức bạn sẽ bị out khỏi cuộc chơi mà không cần lý do đấy.
Lý do bạn nghỉ việc ở công ty cũ là gì?
Gợi ý trả lời:
Bộ phận marketing ở công ty cũ ngày càng thiếu đi sự chú trọng bởi quản lý cấp cao, thiết nghĩ đây không phải là môi trường để bản thân có thể phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai, chính vì lẽ đó mà tôi đã viết đơn xin nghỉ việc với mong muốn tìm được môi trường tốt hơn, có nhiều điều kiện thăng tiến hơn.”
Không nói trực tiếp nhưng rõ ràng mục đích của câu hỏi này là khai thác thông tin về kinh nghiệm thực tế của ứng viên. Vậy hãy nói rõ về điều này để nhà tuyển dụng được biết nhé.
Gợi ý câu trả lời:
“Có kinh nghiệm làm việc ở vị trí marketing 5 năm, tôi đã thu thập và tích luỹ được khá nhiều kiến thức thực tế liên quan tới truyền thông hay marketing online. Tôi tin rằng mình sẽ có đủ khả năng để nghiên cứu thị trường và phát triển nó đến mức tối ưu nhất.”
Tham gia phỏng vấn marketing, ứng viên cần thực hiện theo một số những yêu cầu sau đây:
Thứ nhất, đảm bảo yếu tố hình thức thông qua cách ăn mặc, tác phong đi lại, cách ăn nói sao cho chuẩn. Những chi tiết này tuy là rất nhỏ nhưng nó lại khiến bạn bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng mà không hề hay biết.
Thứ hai, cần chuẩn bị một tâm lý vững vàng, hãy tưởng tượng mình là nhân viên marketing đang gặp gỡ khách hàng và phải thuyết phục họ. Nếu để sự run rẩy lấn áp sự tự tin thì đừng hỏi tại sao bạn lại không được nhận nhé.
Cần lưu ý gì khi tham gia phỏng vấn marketing?
Thứ ba, hãy trang bị cho bản thân những hành trang vững vàng nhất về kiến thức, sự hiểu biết liên quan tới thị trường hay khách hàng. Sẽ có lúc bạn cần sử dụng chúng ngay cả khi không phải là nơi phỏng vấn.
Bộ câu hỏi phỏng vấn marketing thường gặp vừa được khai mở, đón đọc nhiều thông tin hữu ích khác tại website vieclam123.vn để khám phá những điều thú vị nhé. Chúc bạn thành công với lĩnh vực marketing mà mình đã lựa chọn.
MỤC LỤC
Chia sẻ