close
cách
cách cách cách cách cách

TOP những câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên thường gặp nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Đừng chỉ tập trung vào việc trau dồi kiến thức chuyên môn, cuộc phỏng vấn giao dịch viên sắp tới còn cần tới kỹ năng giao tiếp và ứng xử. Nếu là ứng viên lần đầu phỏng vấn thì chắc chắn bạn sẽ không thoát khỏi việc run rẩy. Bộ câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên dưới đây chắc chắn sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.

1. Bạn đã biết đâu là câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên phổ biến?

1.1. Bạn có biết nhiệm vụ của giao dịch viên là gì?

Không chỉ có ngân hàng, giao dịch viên là việc làm có thể xuất hiện ở nhiều loại hình kinh doanh khác nhau như là các cửa hàng bán điện thoại, các cửa hàng viễn thông,... Vậy nên hãy căn cứ vào đơn vị mà bạn làm việc mà sẽ đưa ra các nhiệm vụ cụ thể.

Bạn có biết nhiệm vụ của giao dịch viên là gì?Bạn có biết nhiệm vụ của giao dịch viên là gì?

Gợi ý trả lời:

Không khó để đưa ra các nhiệm vụ mà giao dịch viên phải thực hiện, chủ yếu vị trí đó là thuộc lĩnh vực nào để ứng phó mà thôi.

Hãy tìm hiểu về thông tin này bởi vì không cần đợi đến lúc nhà tuyển dụng hỏi mà ngay cả khi không động đến thì nó cũng giúp bạn định hướng tốt hơn về nghề nghiệp tương lai.

Bạn có thể nói rõ với nhà tuyển dụng một số công việc của giao dịch viên như: Tiếp đón khách tới quầy giao dịch, tiếp nhận và xử lý những yêu cầu từ khách hàng, hướng dẫn họ tới các bộ phận chuyên môn khác khi họ chưa rõ về nó. Nếu là giao dịch viên ngân hàng thì có thể nói rõ là bạn sẽ tiếp nhận và xử lý các yêu cầu gửi tiền, rút tiền từ khách hàng, kiểm tra tài khoản và thay đổi mật khẩu tài khoản thẻ ngân hàng,...

1.2. Hãy kể 3 kỹ năng cần có ở một giao dịch viên chuyên nghiệp?

Vieclam123 khuyên các ứng viên dù có bất kể nhận một câu hỏi nào bạn cũng cần phải suy nghĩ thật kỹ sau đó bình tĩnh đưa ra đáp án. Nhận thấy rằng đây là một câu hỏi mở, không quá khó khăn, chỉ cần trả lời theo dạng liệt kê là được.

Gợi ý trả lời: 

“Theo tôi, một giao dịch viên là người thường xuyên tiếp cận và làm việc trực tiếp với khách hàng nên sẽ rất cần tới kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tiếp nhận vấn đề và xử lý thông tin hiệu quả. Bên cạnh đó sẽ cần có sự cẩn thận, sự kiên nhẫn thì mọi chuyện mới đi theo hướng tích cực”

1.3. Tại sao bạn lựa chọn ngân hàng của chúng tôi mà không phải một ngân hàng khác?

Để chắc chắn rằng ứng viên là người thực sự quan tâm tới đơn vị mình, các nhà tuyển dụng thường đưa câu hỏi này vào bộ câu hỏi phỏng vấn của mình. Qua đó thấy rõ ứng viên có hiểu biết về đơn vị mà họ ứng tuyển hay chỉ là nộp đơn tràn lan, trúng đâu làm đó.

Tại sao bạn lựa chọn ngân hàng của chúng tôi mà không phải một ngân hàng khác?Tại sao bạn lựa chọn ngân hàng của chúng tôi mà không phải một ngân hàng khác?

Gợi ý trả lời:

Với câu hỏi này, bạn cần hết sức cẩn thận và khéo để đưa ra đáp án phù hợp. Hãy thể hiện mình là một ứng viên có năng lực, có kiến thức và hiểu biết sâu về ngân hàng đang ứng tuyển.

Bạn có thể đưa ra một vài ưu điểm nổi bật chẳng hạn môi trường làm việc chuyên nghiệp, có chế độ khen thưởng hấp dẫn hoặc quan tâm tới đời sống nhân viên,...

Chỉ cần là ưu điểm nổi bật khác biệt với những ngân hàng khác thì đều chấp nhận được, hãy nhớ phải tìm hiểu về ngân hàng đó trước khi tham gia ứng tuyển bạn nhé.

1.4. Nêu lý do vì sao bạn muốn trở thành một giao dịch viên?

Lý do muốn vào làm việc ở doanh nghiệp mới chính là điều mà đơn vị tuyển dụng muốn khám phá ở ứng viên. Có vẻ như nó chẳng có chút liên quan nào tới trình độ hay năng lực chuyên môn thế nhưng câu trả lời vẫn đủ sự hấp dẫn để thu hút nhà tuyển dụng.

Gợi ý trả lời:

Bạn có thể nói rằng đây là công việc giúp bạn rèn luyện bản thân, hàng ngày tiếp xúc với khách hàng bạn sẽ học được kỹ năng giao tiếp, ứng xử, rèn luyện được sự kiên nhẫn khi đứng trước một khách hàng khó tính, bạn học được cách sắp xếp thời gian cho công việc,... hãy nói tất cả điều này với nhà tuyển dụng thay vì chỉ là yêu thích hoặc đam mê, cái yêu thích của bạn không được thể hiện rõ ràng cho nên bạn tuyệt đối không nên áp dụng mẫu câu chung chung đó nữa.

2. Tìm hiểu thêm một số câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên nâng cao

2.1. Nếu có một khách hàng đang giận giữ, bạn sẽ đối phó như thế nào?

Xử lý tình huống chính là kỹ năng mà bất cứ giao dịch viên nào cũng phải sở hữu, nếu bạn không thể làm xoa dịu khách hàng, không thể khiến khách hàng bình tĩnh hơn thì chắc chắn câu chuyện sẽ chẳng đi đến đâu.

Vì vậy, thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết xem bạn sẽ có cách xử lý nào hay ho hay không, thực sự mong chờ câu trả lời này.

Nếu có một khách hàng đang giận giữ, bạn sẽ đối phó như thế nào?Nếu có một khách hàng đang giận giữ, bạn sẽ đối phó như thế nào?

Gợi ý trả lời:

“Với tôi, khi trở thành một giao dịch viên thì khách hàng luôn đúng, ngay cả khi khách hàng đang là người sai thì tôi vẫn sẽ có thái độ và cư xử đúng mực để làm tròn nghĩa vụ của mình. Khi họ tức giận, nghĩa là họ mong muốn được trút hết cơn giận giữ trong người ra ngoài để tâm lý được giải tỏa, bằng cách lắng nghe

mà tôi có thể nhận ra rằng mình cần phải làm hành động gì tiếp theo. 

Cùng là nóng giận nhưng mỗi khách hàng sẽ có cách cư xử khác nhau, do đó “tuỳ cơ mà ứng biến” vẫn là câu nói được đưa ra để bạn áp dụng.

2.2. Bạn có cảm thấy căng thẳng hay áp lực khi xử lý một số tiền khổng lồ?

Với một số tiền lớn, bất kỳ ai cũng bị “hoảng loạn” ở những giây đầu tiên khi tiếp cận. Tuy nhiên cần làm gì để dẹp bỏ sự hoảng loạn ấy mới là vấn đề mà nhà tuyển dụng muốn khai thác từ bạn. Theo bạn thì câu trả lời như thế nào thì hợp lý?

Gợi ý trả lời:

“Đối diện với một số tiền khổng lồ thì chắc chắn không phải riêng tôi mà bất kỳ ai cũng cảm thấy hồi hộp, và căng thẳng. Tuy nhiên đó chỉ là thời gian mới tiếp cận, tôi sẽ dẹp tan nó trong vài giây và trở về với nhiệm vụ của mình. Không quá ngạc nhiên vì trường hợp này tôi đã từng tiếp xúc khá nhiều, bằng kinh nghiệm 3 năm làm giao dịch viên ngân hàng Đông Á thì tôi tin chắc rằng mình sẽ kiểm đến cẩn thận và cố gắng không để xảy ra sai sót đáng tiếc nào”

2.3. Nếu cho một cơ hội, bạn thuyết phục khách hàng như thế nào để họ chuyển sang sử dụng dịch vụ của mình?

Bạn có biết rằng, giao dịch viên cũng cần thuyết phục khách hàng. Nhiều ứng viên thường suy nghĩ rằng việc thuyết phục khách hàng chỉ tồn tại ở những người trực tiếp làm nghiệp vụ kinh doanh chẳng hạn như nhân viên kinh doanh, nhân viên thị trường, nhân viên bán hàng hay sale,... Thế nhưng dường như trong đầu họ chưa từng tồn tại khái niệm nhân viên giao dịch cũng phải thuyết phục khách hàng thì phải.

Nếu cho một cơ hội, bạn thuyết phục khách hàng như thế nào để họ chuyển sang sử dụng dịch vụ của mình?Nếu cho một cơ hội, bạn thuyết phục khách hàng như thế nào để họ chuyển sang sử dụng dịch vụ của mình?

Dưới thời buổi kinh tế khó khăn, thị trường ngày càng thắt chặt như hiện nay, các doanh nghiệp muốn bảo toàn sự tồn tại và phát triển của mình thì buộc họ phải làm hài lòng khách hàng. Một trong những cách đó chính là gia tăng khả năng thuyết phục khách hàng bởi đội ngũ tiếp cận với họ nhiều nhất. Những tổ chức như ngân hàng thì giao dịch viên sẽ là người đảm nhận nhiệm vụ đó.

Gợi ý trả lời:

Để thuyết phục khách hàng, giao dịch viên tương lai sẽ phải nói với nhà tuyển dụng rằng tuỳ vào từng trường hợp mà họ yêu cầu, bạn sẽ đưa ra những thông tin tư vấn chính xác, đồng thời khai thác nhiều hơn nhu cầu thiết yếu để giới thiệu tới họ những sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhất.

3. Lưu ý khi trả lời câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên 

Ngoài những câu hỏi phỏng vấn trên đây, khi tham gia phỏng vấn giao dịch viên thì bạn cần chú ý tới một số yếu tố quan trọng khác như là ngoại hình, phong thái và tâm lý. Với những tiêu chí này thì bạn sẽ phải thể hiện ra sao, cùng theo dõi ở nội dung bên dưới nhé.

3.1. Giao dịch viên khi phỏng vấn cần chú ý ngoại hình

Là người trực tiếp làm việc với khách hàng, có thể nói giao dịch viên chính là bộ mặt của công ty. Ngoại hình có ảnh hưởng không hề nhỏ đối với ứng viên ứng tuyển vị trí này, chính vì vậy bạn nhất định phải chú trọng hình thức bên ngoài khi tham gia phỏng vấn.

Lưu ý khi tham gia phỏng vấn giao dịch viênLưu ý khi tham gia phỏng vấn giao dịch viên

Thông thường, giao dịch viên sẽ phù hợp với bộ trang phục lịch sự phong cách công sở như áo sơ mi kết hợp với quần Tây sơ vin, áo sơ mi kết hợp với chân váy kèm theo giày, trang điểm nhẹ nhàng không quá lố, chỉnh lại đầu tóc gọn gàng sao cho phù hợp với khuôn mặt. Nói chung trước khi đi bạn có thể hỏi ý kiến của người thân xung quanh bởi đôi khi mình cũng không thể đánh giá chính xác về ngoại hình của mình.

3.2. Hãy thể hiện sự chuyên nghiệp bằng phong thái chững chạc

Phong thái chính là thứ tạo cho con người ta cảm giác yên tâm, khi ở bạn toát lên điều đó thì có nghĩa bạn là một ứng viên chiếm được lòng tin của nhà tuyển dụng.

Từ việc đi đứng, nói năng hay hành động cần hết sức nhẹ nhàng, thể hiện sự văn minh trong cách cư xử, tác phong trong từng hành động sẽ là điểm cộng cho những ứng viên là giao dịch viên.

3.3. Bình tĩnh chính là vũ khí giúp bạn vượt qua vòng phỏng vấn giao dịch viên dễ dàng

Mặc dù bạn rất run và hồi hộp nhưng hãy cố kìm nén nó bằng cách hít một hơi thật sâu. Đừng quá quan tâm tới cảm nhận của người khác, hãy tự tin và lấy lại bình tĩnh trước khi bước vào phòng phỏng vấn định mệnh.

Tham gia phỏng vấn giao dịch viên đừng mất bình tĩnhTham gia phỏng vấn giao dịch viên đừng mất bình tĩnh

Tất cả những gì bạn cần làm lúc này đó chính là bình tĩnh, chỉ có như vậy bạn mới đủ thời gian để hồi tưởng lại những kiến thức mình ôn tập trước đó. Đừng để buổi trả bài này thất bại nếu không bạn chính xác là một kẻ thua cuộc.

Hiện nay, bộ câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên của vieclam123.vn chính là tài liệu được nhiều ứng viên tham khảo. Hy vọng chúng sẽ làm cho bạn bớt run, bình tĩnh hơn khi tham gia phỏng vấn nhé.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.