Công việc bán hàng không yêu cầu quá nhiều bằng cấp, cũng như kỹ năng, kinh nghiệm. Vì vậy, câu hỏi phỏng vấn và cách trả lời ấn tượng cho vị trí nhân viên bán hàng cũng có điểm khác biệt so với những vị trí khác. Nếu bạn đang có ý định xin việc bán hàng và chuẩn bị bước vào vòng phỏng vấn thì những chia sẻ dưới đây của Vieclam123.vn có thể sẽ rất hữu ích với bạn đấy.
MỤC LỤC
Khi bước vào vòng phỏng vấn, ứng viên cần trả lời những câu hỏi cơ bản dưới đây từ nhà tuyển dụng.
Ứng viên chỉ cần trả lời những thông tin cơ bản về tên, tuổi, quê quán, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc.
Ví dụ cách trả lời như:
“Tên tôi là Nguyễn Quốc Tuấn, năm nay tôi 20 tuổi. Tôi muốn xin công việc bán hàng shop thời trang part time để kiếm thêm thu nhập. Tôi là người có kỹ năng giao tiếp tốt, khéo léo trong cư xử với khách hàng, hòa nhã với mọi người, trung thực, tỉ mỉ, có trách nhiệm trong công việc.”
Tham khảo thêm: Trình tạo CV xin việc bán hàng free được ưa dùng nhất.
Liệu bạn đã tìm hiểu chi tiết thông tin về vị trí ứng tuyển và công ty bạn đang muốn ứng tuyển việc làm? Nếu có thì hãy trả lời câu hỏi này bằng những thông tin cơ bản như tên công ty, sản phẩm chính, đối tượng khách hàng của doanh nghiệp,...
Ví dụ cách trả lời như sau:
“Tôi được biết công ty của anh/chị là công ty thời trang lớn tại Hà Nội, sản phẩm chính là thời trang công sở, phù hợp với phân khúc khách hàng tầm trung trở lên.”
Chắc hẳn bạn phải biết mình sẽ làm những công việc gì và xác định nó phù hợp thì mới dành thời gian ứng tuyển đúng không nào? Hãy trả lời thành thật để thể hiện sự nghiêm túc của bạn muốn làm công việc này nhé.
Ví dụ ứng viên có thể trả lời như sau:
“Công việc chính của nhân viên bán hàng giày dép là sắp xếp giày dép lên kệ theo chỉ dẫn của người quản lí, lấy giày cho khách thử, cất dọn giày vào kho bãi, vệ sinh cửa hàng, kiểm kê hàng hóa trong kho thường xuyên để đảm bảo không xảy ra mất mát.”
Cách trả lời phỏng vấn xin việc bán hàng những câu hỏi cơ bản
Dù là công việc không yêu cầu bằng cấp cao nhưng nếu ứng viên không có kỹ năng phù hợp thì rất khó được nhà tuyển dụng lựa chọn.
Cách trả lời từ ứng viên tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng như:
“ Tôi có kỹ năng tư vấn bán hàng cho khách, nắm bắt được tâm lí khách hàng để đưa ra lời tư vấn phù hợp nhất khiến khách hàng hài lòng. Ngoài ra, kỹ năng giải quyết vấn đề của tôi khá tốt nên có thể xử lí tình huống khách hàng phàn nàn về sản phẩm, khiến khách hàng vui vẻ khi đến mua sắm tại cửa hàng. Tính kiên nhẫn, trung thực, chăm chỉ của tôi cũng là tố chất bản thân tôi nghĩ rất cần thiết cho vị trí nhân viên bán hàng.”
Ứng viên nên hỏi những câu hỏi liên quan đến trách nhiệm công việc thay vì quan tâm quá đến đời sống riêng tư của nhà tuyển dụng. Một số câu hỏi ứng viên có thể đặt ra cho nhà tuyển dụng đảm bảo đem lại ấn tượng tốt như:
Anh/chị có thể nói về lịch trình làm việc hàng ngày của vị trí nhân viên bán hàng không?
Anh/chị đánh giá kỹ năng nào là quan trọng nhất ở vị trí này?
Nhân viên bán hàng gắn bó lâu nhất với cửa hàng là bao lâu?
Những mục tiêu của công ty trong tương lai là gì?
Những khó khăn lớn nhất ở vị trí này là gì?
Nếu làm tốt thì sau bao lâu tôi có thể được cất nhắc lên vị trí cao hơn….
Cách trả lời phỏng vấn xin việc bán hàng những câu hỏi tính huống
Bên cạnh những câu hỏi thông thường, những câu hỏi tình huống thường xuất hiện trong buổi phỏng vấn nhân viên bán hàng để đánh giá khả năng xử lí tình huống của ứng viên. Một số cách trả lời những câu hỏi thường gặp như:
Ứng viên cần thể hiện thái độ mềm mỏng, thông cảm, thấu hiểu cho cảm xúc của khách hàng. Đưa ra những lời giải đáp nếu như khách hàng hiểu không đúng về sản phẩm.
Ví dụ:
“Khi khách hàng phàn nàn với tôi về trải nghiệm với sản phẩm, tôi sẽ lắng nghe khách hàng, hỏi cụ thể về những trải nghiệm của họ, sau đó mới có hướng giải quyết phù hợp. Điều này khiến khách hàng có cảm giác được lắng nghe, thấu hiểu, họ phần nào cũng sẽ cảm thấy hài lòng hơn.
Trước đây, tôi từng gặp phải tình huống như vậy. Khi tôi làm việc ở shop bán giày, khách hàng có phàn nàn về việc đi giày mới mua bị đau chân, tôi đã giải thích với khách hàng về đặc tính của chất liệu làm nên đôi giày đó và nói với khách hàng rằng họ sẽ chỉ bị đau chân trong 1-2 lần đầu đi, sau đó, da giày sẽ mềm ra và không còn cảm giác đó nữa. Khách hàng cảm thấy rất hài lòng và không còn phàn nàn về sản phẩm nữa.”
Đây là một trong những trường hợp không hiếm gặp ở môi trường làm việc. Ứng viên có thể trả lời như sau:
“Tôi biết chắc chắn người quản lí khắt khe sẽ có nguyên nhân phía sau của nó, ví dụ như họ muốn nhân viên hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Nếu người quản lí quá đáng, bắt bẻ nhân viên với mục đích không chính đáng thì tôi sẽ xin sang làm việc ở một cơ sở khác hoặc quyết định nghỉ việc.”
Nếu gặp người quản lí quá khắt khe, bạn sẽ làm gì?
Đây cũng là một trong những tình huống khó xử dành cho nhân viên bán hàng. Nhân viên bán hàng có lịch trình sau thời gian làm việc nhưng khách hàng lại đến xem hàng sát giờ đóng cửa. Nhân viên không thể đuổi khách hàng nhưng nếu tiếp khách thì sẽ ảnh hưởng đến lịch trình cá nhân. Vậy hướng giải quyết nào là tốt nhất.
Ví dụ cách trả lời khéo léo:
“ Trong tình huống này, nếu như tôi có đồng nghiệp làm cùng, tôi sẽ trao đổi với họ xem liệu họ có thể ở lại lâu hơn để tư vấn bán hàng cho khách hay không. Trong trường hợp chỉ có một mình tôi trông coi cửa hàng, tôi sẽ khéo léo nhắc nhở khách hàng về thời gian đóng cửa của cửa hàng để khách hàng có thể thông cảm và mua sắm trong thời gian nhanh nhất.”
Nếu đã hết giờ làm việc mà khách hàng lại đến cửa hàng, bạn sẽ làm gì?
Được phân công công việc chung, nhiều nhân viên bán hàng sẽ cùng hỗ trợ nhau để hoàn thành công việc. Tuy nhiên, nếu bạn luôn có cảm giác phải làm việc nhiều hơn vì đồng nghiệp của bạn lười biếng. Tuy nhiên, người quản lí lại không biết điều này để nhắc nhở kịp thời. Vậy bạn sẽ làm thế nào?
Cách giải quyết tốt nhất như sau:
“ Khi bạn đã hiểu rõ về đồng nghiệp của mình, bạn cần yêu cầu người quản lí phân công trách nhiệm công việc cụ thể, rõ ràng hơn vào những ngày sau. Nếu tính chất công việc cần yêu cầu phải phối hợp nhịp nhàng, bạn cần nhắc nhở người làm cùng để cùng nhau hoàn thành công việc. Trong trường hợp xấu nhất, bạn cần báo lại với quản lí để có nhắc nhở với đồng nghiệp làm cùng.”
Những dịp lễ, tết, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tăng cao khiến các cửa hàng trở nên đông đúc. Khi đó, nhân viên bán hàng thường phải tăng ca để đảm bảo hoàn thành công việc.
Ứng viên có thể trả lời như sau:
“ Tôi rất sẵn lòng làm việc tăng ca vào những dịp đặc biệt. Điều này giúp cửa hàng tăng doanh số. Đồng thời tôi cũng có thểm cơ hội để kiếm thêm thu nhập cho bản thân.”
Trên đây chỉ là những tình huống thường gặp nhất đối với vị trí nhân viên bán hàng. Còn rất nhiều tình huống khác nhau mà nhà tuyển dụng có thể đặt ra cho ứng viên. Nhưng đừng quá lo lắng mà hãy thể hiện sự tự tin, thái độ chân thành khi trả lời nhé.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của Vieclam123.vn về cách trả lời phỏng vấn xin việc bán hàng đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích. Chúc các bạn thành công!
MỤC LỤC
Chia sẻ