close
cách
cách cách cách cách cách

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn về sai lầm của bạn

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Một chủ đề phỏng vấn xin việc điển hình thường gặp là những sai lầm liên quan đến công việc trong quá khứ của bạn. Cụ thể, một số câu hỏi mà người phỏng vấn có khả năng đưa ra cho ứng viên nhất là “Bạn đã học được gì từ những sai lầm của mình?” hoặc “Hãy kể về một lần bạn mắc phải sai lầm.” Mặc dù chủ đề này có thể khiến bạn khó chịu vì phải nhắc lại những trải nghiệm không mấy hay ho trong quá khứ, điều quan trọng nhất là bạn phải biết cách trả lời loại câu hỏi này sao cho đúng cũng như không làm mất điểm bản thân trong mắt nhà tuyển dụng. 

1. Điều mà nhà tuyển dụng muốn biết khi hỏi

Điều mà nhà tuyển dụng muốn biết khi hỏi

Mục đích chính của người phỏng vấn khi hỏi những câu như vậy là để kiểm tra cách bạn phản ứng, xử lý các thử thách, khó khăn trong cuộc sống. Ai rồi cũng sẽ mắc lỗi ít nhất một lần trong đời và người phỏng vấn muốn biết xem bạn xử lý tình huống đó như thế nào khi nó xảy đến với bạn.

Họ cũng có thể hỏi những loại câu hỏi này để xác định điểm yếu của bạn và quyết định xem bạn có đủ những tiêu chuẩn cần thiết để hoàn thành tốt công việc hay không.

Chú ý: Khi trả lời loại câu hỏi này, hãy luôn trung thực nhưng bạn cũng nên cố gắng hết sức để đưa ra một câu chuyện tích cực nhất về bản thân cũng như cách bạn đã nỗ lực trở nên tốt hơn như thế nào từ chính sai lầm đó. 

Hãy đọc phần dưới đây để biết thêm các mẹo về cách trả lời loại câu hỏi này cũng như tham khảo một số câu trả lời mẫu mà bạn có thể áp dụng, điều chỉnh sao cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện kinh nghiệm, nghề nghiệp của bản thân mình.

2. Cách trả lời câu hỏi "Hãy kể về một lần bạn mắc phải sai lầm."

Cách trả lời câu hỏi Hãy kể về một lần bạn mắc phải sai lầm

Cách tốt nhất để trả lời câu hỏi này là bạn hãy đưa ra một ví dụ, tình huống cụ thể về một lần bạn mắc lỗi:

  • Đầu tiên, giải thích một cách ngắn gọn xem sai lầm đó là gì. Tuy nhiên chú ý đừng quá tập trung vào nó, nói tóm tắt, ý chính thôi. 

  • Sau đó, nhanh chóng chuyển sang nói về những điều bạn đã học được từ lỗi lầm hoặc phương pháp bạn đã thực hiện để cải thiện bản thân sau khi mắc lỗi đó.

  • Cuối cùng, bạn cũng có thể giải thích thêm về các bước bạn đã thực hiện để đảm bảo rằng lỗi lầm đó sẽ không bao giờ xảy ra lần thứ hai. 

Chú ý: Khi nói về những điều bạn đã học được từ lỗi lầm, hãy cố gắng nhấn mạnh những kỹ năng và phẩm chất quan trọng, có ích cho vị trí công việc bạn đang phỏng vấn hiện tại mà bạn đã đạt hoặc rèn luyện được.

Bạn cũng có thể giải thích, nhấn mạnh về cách một vấn đề, điểm yếu bạn đã gặp phải trong quá khứ và phải dành nhiều thời gian, công sức để đương đầu giải quyết giờ đã trở thành thế mạnh của mình như thế nào. 

Hãy cố gắng giữ cho câu trả lời của bạn ở mức trung thực, đúng với sự thật nhất có thể. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn không nên đề cập đến bất kỳ một sai lầm nào mà tác hại hay kết quả của chúng có thể đóng một vai trò quan trọng hoặc gây ảnh hưởng xấu tương tự đến thành công của công việc ở vị trí mới. Ví dụ, bạn có thể nói về một lỗi lầm ở vị trí công việc trước và nó không có bất cứ liên quan cụ thể gì đến các yêu cầu hay nội dung của công việc ở vị trí mới.

Bạn cũng có thể đề cập đến một vấn đề nào đó tương đối nhỏ thôi. Tránh nhắc đến bất kỳ sai lầm nào cho thấy lỗ hổng trong nhân cách của bạn (ví dụ, một lần bạn gặp rắc rối trong công việc vì đánh nhau với đồng nghiệp).

Đôi khi, sai lầm mang tính đồng đội là một ví dụ tốt mà bạn có thể áp dụng. Tuy nhiên, bạn sẽ không muốn đổ hết mọi tội lỗi lên đồng đội của mình. Hãy nhận định đâu là lỗi của bản thân và nói về cách bạn đã đóng góp, học hỏi và giúp đỡ đồng đội của mình cùng nhau vượt qua khó khăn đó như thế nào. 

3. Các mẫu câu trả lời tham khảo cho bạn

Các mẫu câu trả lời tham khảo cho bạn

Dưới đây là một số câu trả lời mẫu bạn có thể áp dụng để chuẩn bị và xây dựng câu trả lời của riêng mình cho câu hỏi phỏng vấn xin việc hay gặp này. Lưu ý rằng hầu hết các ví dụ mẫu này đều sử dụng kỹ thuật trả lời phỏng vấn STAR (Situation, Task, Action và Result - Vấn đề, Nhiệm vụ, Hành động và Kết quả) để diễn đạt được hết các ý cần thiết theo một hệ thống logic nhất định. Bạn cũng hãy sử dụng kĩ thuật này khi nói về cách bạn đã phản ứng và học hỏi được điều gì từ những lỗi lầm trong quá khứ, để có được câu trả lời hay và hệ thống nhất. 

Ví dụ 1: Khi mới trở thành trợ lý giám sát tại một chi nhánh bán hàng, tôi đã cố gắng tự mình đảm đương mọi thứ, từ hoạt động hàng ngày của chi nhánh đến việc thực hiện tất cả các cuộc gọi kinh doanh lớn. Tôi nhanh chóng nhận ra rằng những người quản lý giỏi nhất đều sẽ biết cách ủy quyền sao cho hợp lý để đảm bảo rằng công việc được thực hiện một cách hiệu quả cũng như nhân viên được phát huy hết khả năng của bản thân mình. Kể từ đó, tôi đã cố gắng học hỏi để thay đổi và kết quả là tôi đã giành được rất nhiều giải thưởng cho kỹ năng quản lý của mình cũng như tôi đã thành công hơn trong việc quản lý thời gian và phát huy điểm mạnh của nhân viên. Tôi tin rằng phần lớn những điều này đều liên quan đến khả năng ủy quyền hiệu quả đã qua rèn luyện của tôi.

=> Câu trả lời này cho thấy ứng viên có khả năng đánh giá và học hỏi từ những trách nhiệm công việc mang đầy tính thử thách cũng như biết cách điều chỉnh trạng thái bản thân khi cần thiết. Đây là một ví dụ tuyệt vời về cách biến một “sai lầm” hoặc “ sự tiêu cực” (xu hướng quản lý độc tài) thành một kỹ năng quản lý tích cực (khả năng ủy quyền).

Ví dụ 2: Tôi là kiểu người luôn cố gắng học hỏi và trưởng thành từ mọi sai lầm. Nhiều năm trước, khi còn đang làm việc trong một nhóm, nhóm chúng tôi không thể thành công trong việc chốt đơn hàng. Lý do được thông báo sau đánh giá chung là tại phần hình ảnh minh họa của nhóm không hiệu quả, thiếu mất sự hấp dẫn, ấn tượng. Trong sáu tháng tiếp theo, tôi đã dành phần lớn thời gian rảnh của mình để học cách sử dụng nhiều chương trình phần mềm khác nhau; từ đó tạo ra được các bài thuyết trình với phần hình ảnh vô cùng hấp dẫn. Kể từ đây, tôi đã trau dồi được thêm kỹ năng sử dụng phần mềm đồ họa cũng như liên tục nhận được khen về mặt hình ảnh, trang trí nội dung của các dự án, bài thuyết trình trong nhiều buổi họp và quảng cáo chiêu hàng.

=> Câu trả lời này đã khéo léo làm giảm mức độ nghiêm trọng của sự yếu kém trong một kỹ năng cần thiết đối với thành công trong công việc của ứng viên, bằng cách thể hiện rằng đây là sai lầm của cả nhóm. Sau đó, ứng viên đã diễn giải cách anh ta chủ động nâng cao kỹ năng cá nhân để đảm bảo rằng nhóm của anh ta sẽ làm việc tốt hơn trong tương lai (gây được ấn tượng mạnh bằng một phương pháp cụ thể nhằm vượt qua chướng ngại, tạo được lợi ích chung cho cả nhóm). Nó còn nêu bật được cả sự ham học hỏi và những nỗ lực cống hiến của ứng viên đó dành cho nhóm cũng như để trở thành một nhân viên có ích, có năng lực hơn.

Ví dụ 3: Một điều tôi đã học được từ những sai lầm trong quá khứ đó là biết xác định khi nào là lúc nên yêu cầu sự giúp đỡ. Tôi biết được rằng phương thức để giải quyết công việc sao cho hiệu quả nhất là phải hỏi để làm rõ và xử lý vấn đề một cách triệt để, chứ không phải làm việc với suy nghĩ “chắc là không sao đâu”. Tôi cũng thấy rằng công ty của bạn rất chú trọng đến vấn đề tinh thần đồng đội cùng nhu cầu giao tiếp thường xuyên giữa các nhân viên và tôi tin rằng khả năng hỏi (và trả lời) các câu hỏi với đồng nghiệp sẽ giúp tôi hòa nhập rất tốt trong văn hóa công ty bạn.

=> Câu trả lời này đã tinh tế chuyển hướng trọng tâm cuộc trò chuyện từ điểm yếu về hiệu suất làm việc trong quá khứ của ứng viên sang nhu cầu cần thiết của công ty tuyển dụng hiện tại cùng khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của ứng viên. Điều này cho thấy rằng ứng viên đã tìm hiểu và xác định trước văn hóa làm việc tại công ty đăng tuyển dụng. Hơn nữa, ứng viên đã chứng minh được với sự tự nhận thức về bản thân, cô ấy có thể đáp ứng được những yêu cầu, mục tiêu của công ty về một môi trường làm việc giao tiếp cởi mở. 

4. Các mẹo để có câu trả lời phù hợp nhất

Các mẹo để có câu trả lời phù hợp nhất

Chuẩn bị kỹ càng trước khi đến phỏng vấn. Bạn đã biết trước rằng bản thân có thể sẽ nhận được một số loại câu hỏi phỏng vấn về một sai lầm hoặc thất bại trong quá khứ, vì vậy hãy chuẩn bị sẵn 1-2 câu trả lời mẫu về những lỗi lầm bạn đã gặp trước đây cùng cách bạn đã vượt qua chúng như thế nào trước khi đến phỏng vấn. Trong lúc chuẩn bị, bạn hãy xem thật kỹ bản mô tả công việc và thử nghĩ về những loại sai lầm bạn đã mắc phải trong quá khứ nhưng không có liên quan quá chặt chẽ đến yêu cầu của công việc.

Hãy là người biết xoay trở tình hình. Bạn phải suy nghĩ thật cẩn thận về những ảnh hưởng tích cực có thể rút ra được từ sai lầm. Bạn đã học được những gì từ sai sót của bản thân và điều đó sẽ giúp bạn trở thành ứng cử viên lý tưởng cho vị trí công việc này như thế nào?

Xem lại danh sách các câu hỏi phỏng vấn phổ biến cùng với các câu trả lời mẫu. Không phải tất cả các câu hỏi phỏng vấn xin việc đều xoay quanh vấn đề những sai lầm bạn đã mắc phải trong công việc trước đây. Sẽ có nhiều loại câu hỏi về con người, bản thân bạn hơn, ví dụ như “Bạn có phải là người dễ nói chuyện không?” hoặc “Hãy cho tôi biết về điều gì đó không có trong sơ yếu lý lịch của bạn.” Người phỏng vấn cũng sẽ mong chờ bạn đưa ra một số câu hỏi để họ trả lời về công việc hoặc văn hóa công ty họ.

Chú ý: Nếu bạn không giỏi trong việc đưa ra các câu hỏi một cách nhanh chóng, tức thời, hãy chuẩn bị trước các câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng trước khi đến phỏng vấn.

4.1. Những điều không nên đề cập đến

Đừng tự ti. Mắc sai lầm trong công việc là điều bình thường, hầu hết mọi người đều đã từng gặp phải vấn đề tương tự. Trừ khi bạn không tuân theo hướng dẫn, nội quy dẫn đến sai lầm lớn hoặc cố tình gây ra lỗi lầm đó, mọi chuyện đều rất bình thường và có thể hiểu được (nhất là khi bạn đã cố gắng khắc phục, học hỏi và đứng dậy từ chính sai lầm đó). Cho dù sự thật là bạn đã từng mắc phải sai lầm trong quá khứ, hãy giữ thái độ tích cực khi nhắc về chúng khi phỏng vấn hơn là hối lỗi. Chiến lược quan trọng nhất giúp bạn vượt qua câu hỏi này một thành công đó là hãy chứng minh bản thân đã đủ trưởng thành và có ích hơn từ những “kinh nghiệm học tập” trong quá khứ cũng như bạn sẽ tiếp tục phát triển năng lực và trí tuệ như thế nào sau các sai lầm đó. 

Đừng đổ tội cho bất kỳ ai. Mặc dù bên trên đã đề cập đến việc bạn có thể làm giảm mức độ tiêu cực của lỗi lầm bằng cách đưa nó vào hoàn cảnh làm việc theo nhóm, lỗi lầm là của chung, đừng đổ lỗi đích danh cho bất kỳ ai trong nhóm để giảm bớt trách nhiệm của bản thân. Thay vào đó, bạn có thể tập trung vào việc giải thích cách bạn phát triển những phương pháp mới để tránh lặp lại những lỗi tương tự. 

Đừng nói rằng bản thân bạn hoàn hảo. Trong mọi trường hợp, bạn không nên cố gắng hạ thấp hoặc gạt đi câu hỏi bằng cách khẳng định rằng bản thân không bao giờ mắc lỗi. Người phỏng vấn hiểu và biết nhiều hơn bạn nghĩ đấy!

4.2. Các câu hỏi có thể xảy ra tiếp theo 

  • Tại sao chúng tôi nên nhận bạn vào làm việc? 

  • Bạn định nghĩa sự thành công như thế nào? 

  • Bạn làm gì để giải tỏa căng thẳng?

5. Tổng kết

Hãy chọn cách trả lời thật khôn ngoan. Khi được hỏi về một sai lầm trong công việc trước đây, hãy nói về một sai lầm “vô thưởng vô phạt” để nó không ảnh hưởng xấu đến khả năng được tuyển dụng của bạn. Sẽ càng tốt hơn nếu bạn tìm được một sai lầm vừa không quá quan trọng nhưng những điều bạn học được từ nó lại có ích cho công việc hiện tại. 

Biết cách định hình câu hỏi. Hãy giảm bớt sự tiêu cực của câu hỏi bằng cách chuyển đổi từ “sai lầm” thành những “kinh nghiệm học hỏi” - mang lại cho bạn cơ hội nâng cao kỹ năng trong môi trường làm việc thực tiễn.

Sử dụng kỹ thuật STAR khi trả lời câu hỏi. Hãy bắt đầu với việc mô tả tình huống, hoàn cảnh lúc đó một cách cẩn thận, sau đó nêu ra nhiệm vụ, hành động và kết quả cuối cùng của những hành động nhằm sửa chữa các lỗi lầm đó trong quá khứ. Thông qua một bối cảnh cụ thể, hãy miêu tả rõ ràng những điều bạn đã học được và thậm chí là cả những lợi ích bạn đã được hưởng từ lỗi lầm đó.

>> Tham khảo ngay:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.