Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp xuất khẩu chủ chốt của nước ta, xưởng may mọc lên như nấm. Vì thế, nhu cầu tuyển dụng quản lý xưởng may có trình độ là rất cao. Tuy nhiên, nhân sự quản lý xưởng may là khan hiếm vì chưa biết cách quản lý xưởng may hiệu quả. Vậy sau đây, vieclam123.vn sẽ chỉ cho bạn một vài bước cơ bản để làm sao quản lý xưởng may tốt nhất nhé.
MỤC LỤC
Nguồn lực chính là tiêu chí đầu tiên cần được đánh giá đúng đắn để xem khả năng và điều kiện cung ứng của một doanh nghiệp sản xuất, cụ thể ở đây là xưởng may. Nguồn lực chúng ta thường xét về 3 yếu tố chính đó là: nhân công, cơ sở vật chí và đội ngũ quản lý.
Đối với nhân công, chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ về số lượng và chất lượng. Có nghĩa là những người thợ may cần có tay nghề trong ngành may mặc, thường là chị em phụ nữ và cần một số lượng lớn cho các khâu may mặc. Đơn đặt hàng thường là những đơn với số lượng lớn nên sẽ cần tuyển dụng thợ may khá nhiều để rút ngắn thời gian giao hàng cho khách để thực hiện các đơn hàng mới.
Tiếp đó, về cơ sở vật chất bao gồm môi trường làm việc, máy móc may vá, bàn cắt, công cụ lao động kết hợp với công nghệ sản xuất tiên tiến. Ngoài ra, đội ngũ quản lý rất quan trọng, có vai trò duy trì các hoạt động và tối ưu các hoạt động may mặc trong phân xưởng. Người quản lý cần đánh giá khả năng tổ chức sản xuất của mình kết hợp với điều kiện cơ sở có hoàn thành được đơn hàng đã giao hay không và có những phương án đề xuất mới.
Xem thêm: Tìm hiểu về việc làm ngành may và những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn
Cũng dựa trên đơn hàng, người quản lý cần dự toán số lượng nguyên vật liệu cần thiết để bắt đầu vào công đoạn may. Những nguyên vật liệu cần được dự trù cho những trường hợp hàng hỏng, hàng bị lỗi, hàng kém chất lượng trong quá trình may. Tiếp đó, người quản lý cần lên kế hoạch thời gian nhập hàng cũng như cách thức nhập nguyên liệu sao cho đúng với kế hoạch hoàn thành đơn hàng.
Bên cạnh đó, người quản lý cần luôn luôn sát sao, hối thúc nhân công làm việc và kiểm soát tiến độ đúng đắn. Đảm bảo tiến độ sản xuất sẽ đảm bảo uy tín doanh nghiệp giao hàng đúng hẹn, đúng chất lượng và số lượng. Điều này có thể giúp doanh nghiệp kiếm được nhiều đối tác tin cậy hơn trong tương lai.
Người quản lý có thể phân chia thời gian tiến độ theo từng công đoạn một cách rõ ràng. Đồng thời, kèm theo đó một vài nhiệm vụ bắt buộc hoàn thành và đã được thử nghiệm trước đó. Nếu sát đến thời hạn hoàn thành công việc thì quản lý cần đôn thúc nhân công làm việc với tốc độ nhanh hơn để kịp tiến độ như đã giao.
Công việc sản xuất trong xưởng may thường chia thành nhiều công đoạn và sản xuất theo một dây chuyền liền mạch. Và tất nhiên, người quản lý cần
Đầu tiên dựa vào yêu cầu về sản phẩm của khách hàng, phân xưởng sẽ phác thảo thiết kế những mẫu quần áo hoặc váy hay sản phẩm thời trang chính xác. Sau đó, gửi khách hàng xem qua các thiết kế của mình. Khi họ đồng ý với ý tưởng đó thì sẽ bắt đầu nhập nguyên liệu và bắt đầu tiến hành sản xuất.
Cắt vải là một công đoạn hết sức quan trọng. Vì nếu cắt sai sẽ khó có thể sửa được, làm ảnh hưởng đến tiến độ của những giai đoạn sản xuất phía sau. Cắt vải thường cắt đồng loạt nên cẩn một người tỉ mỉ, có sức khoẻ và thành thạo điều khiển máy cắt. Quản lý công đoạn này cần phân bổ nhân lực hợp lý và giám sát quy trình cắt.
Tiếp theo, các cô thợ may sẽ bắt đầu may theo vải đã cắt. Mỗi người một công đoạn, có thể là may chính hoặc phụ may. May chính sẽ đòi hỏi thợ có tay nghề hơn. Phụ may chỉ cần được chỉ vài bước là có thể làm. Công đoạn này sẽ gồm rất nhiều công đoạn nhỏ và có nhiều giai đoạn khó nên người quản lý càng phải theo dõi sát sao quy trình làm việc, nếu thấy sai sót cần sửa ngay lúc đó để tránh làm sai đơn hàng của khách.
Cuối cùng, sau khi sản phẩm được hoàn thành sẽ được chuyển đến khâu hoàn thiện bao gồm là ủi, kiểm tra chất lượng và đóng gói. Đối với giai đoạn này là giai đoạn cuối trước khi sản phẩm tới tay khách hàng nên cũng cần kiểm tra kỹ lưỡng, chặt chẽ.
Quản lý chất lượng là khâu quan trọng trong quản lý xưởng may. Chúng ta sẽ có một đội ngũ riêng có chuyên môn về kiểm duyệt chất lượng sản phẩm gọi là QC. Việc làm QC ngành may mặc không thuộc nhóm đa dạng nhưng cần thiết trong một doanh nghiệp sản xuất và tuyển dụng tương đối nhiều.
QC trong xưởng may sẽ đảm nhiệm vai trò quản lý chất lượng sản phẩm về mẫu mã, màu sắc, đường may, v.v… Nếu những đặc điểm của sản phẩm không đúng mô tả hoặc hàng lỗi cần loại bỏ để đảm bảo chất lượng đơn hàng, không để khách hàng phàn nàn về chất lượng sản phẩm cũng như uy tín của doanh nghiệp.
Dù ở bất cứ doanh nghiệp nào, doanh nghiệp cần quan tâm nhất chính là quản trị con người. Ở đây, quản trị con người chính là quản lý những người công nhân trong xưởng may. Nếu quản lý có những biện pháp thúc đẩy tinh thần làm việc tốt thì thợ may sẽ làm việc tối đa năng suất và hoàn thành tiến độ công việc nhanh hơn.
Tất nhiên, trong quá trình làm việc, quản lý cần kết hợp giữa nghiêm khắc và khuyến khích lao động. Nghiêm khắc là dùng những quy định trong công việc và yêu cầu thợ may hoàn thành công việc trong một khoảng thời gian nhất định. Khuyến khích lao động là dùng những phần thưởng nếu đạt KPI trong công việc. Nếu bạn sử dụng hài hoà hai phương pháp trên thì có thể đạt được năng suất lao động như ý muốn.
Bên cạnh những công việc quản lý thường ngày tại xưởng thì bạn cần thường xuyên kiểm kê kho hàng để biết tiến độ công việc đến đâu và đánh giá năng suất làm việc của xưởng may. Nếu xưởng may đang làm tốt thì tiếp tục phát huy, còn nếu đang bị chậm so với kế hoạch cần xem xét để tăng tốc hơn. Ngoài ra, việc kiểm kê thường xuyên giúp tránh thất thoát hàng hoá hoặc có thể nhanh chóng loại bỏ những sản phẩm bị hư hại do bảo quản không tốt.
Như vậy, vieclam123.vn đã bật mí cho bạn những cách quản lý xưởng may đơn giản mà hiệu quả. Hy vọng bạn nắm vững để có thể quản lý tốt xưởng may của mình hoặc tìm được một công việc quản lý xưởng may với mức lương cao nhờ những kinh nghiệm làm việc ở trên.
Mỗi phân xưởng đều cần một người phụ trách các công việc quản lý, tổ chức, sắp xếp các nhiệm vụ trong phân xưởng sản xuất. Người này được gọi là quản đốc phân xưởng. Bạn có muốn biết công việc cụ thể của quản đốc phân xưởng là gì không? Nhấn ngay bài viết dưới để tìm hiểu rõ hơn nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ