close
cách
cách cách cách cách cách

Bật mí cách quản lý nhà hàng ăn uống chất lượng và hiệu quả nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Để có thể quản lý nhà hàng ăn uống, quán ăn, có nhiều yếu tố quyết định đến sự thành công của bạn. Đôi khi, những điều nhỏ nhặt nhất mà bạn không để tâm đến lại là điều ảnh hưởng trực tiếp tới trải nghiệm của khách hàng. Khách hàng là thượng đế, bởi vậy bạn cần biết cách quản lý nhà hàng ăn uống hiệu quả để luôn làm hài lòng các thượng đế của mình.

1. Cách quản lý nhà hàng ăn uống hiệu quả – Nâng cao chất lượng sản phẩm

Điều mà một nhà hàng ăn uống cần lưu tâm đó chính là chất lượng đồ ăn, thức uống lại nhà hàng. Chất lượng phải đảm bảo đồng nhất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hợp khẩu vị của khách hàng hay phần đồ ăn trang trí bắt mắt… thì khách hàng mới cảm thực sự quay trở lại, có thể giới thiệu, quảng bá nhà hàng với bạn bè, người thân của họ và trở thành khách hàng trung thành.

Cách quản lý nhà hàng ăn uống hiệu quả
Cách quản lý nhà hàng ăn uống hiệu quả

Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng sản phẩm của nhà hàng?

1.1. Đảm bảo có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm ở nhà hàng

Hiện nay, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là điều kiện bắt buộc của bất kỳ nhà hàng ăn uống, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cần phải có. Để có được giấy chứng nhận này, nhà hàng cần phải đầy đủ các cơ sở vật chất như dụng cụ, cấu tạo bếp, máy móc, hệ thống thông gió, thiết bị nấu ăn, hệ thống điện nước, hệ thống chất thải, kho chứa nguyên vật liệu, khu để rác…

Bên cạnh đó, người quản lý hay chủ cửa hàng cần đảm bảo nguyên liệu của các món ăn chất lượng, nhân viên có tay nghề và sức khỏe.

1.2. Quản lý nguyên liệu đầu vào

Nguyên liệu đầu vào trong bếp cần phải “sạch”, thì nhà hàng bạn mới đảm bảo chất lượng món ăn. Bạn có thể áp dụng mô hình kinh doanh “trang trại đến bàn ăn” bằng cách tự chăn nuôi, trồng trọt hoặc lựa chọn nhà cung cấp thực phẩm uy tín, đảm bảo thực phẩm sạch, tươi, ngon.

Để đảm bảo các hàng hóa nhập về có sự đồng nhất chất lượng, bạn nên tìm kiếm thêm vị trí kiểm định thực phẩm, đảm bảo thực phẩm luôn chất lượng. Nếu phát hiện thực phẩm không đảm bảo, hãy tìm kiếm nhà cung cấp khác đáp ứng nhu cầu.

Quản lý nguyên liệu đầu vào
Quản lý nguyên liệu đầu vào

Nhập hàng hóa chất lượng là chưa đủ, bạn cũng cần bảo quản hàng hóa đúng cách, thực phẩm nào để khô, làm mát hay cấp đông thì nên bảo quản ngay để duy trì chất lượng, cũng như đảm bảo các loại thực phẩm có tối đa thời gian sử dụng.

1.3. Nhân viên bếp đảm bảo sức khỏe và kỹ năng chuyên môn

Tất nhiên, nhân viên bếp cũng cần phải đảm bảo có tay nghề, chuyên môn, có như vậy món ăn mới có sự đồng nhất, chất lượng. Bạn nên tuyển những người có thể chịu được áp lực cao và không nản chí, biết tiếp thu khi tiếp cận các luồng ý kiến của khách hàng để cải thiện chất lượng món ăn.

Nói vậy nhưng không đồng nghĩa là bạn bắt nhân viên bếp của mình phải làm việc liên tục không ngừng nghỉ. Để đảm bảo nhân viên bếp có đủ sức khỏe và hoàn thành công việc ở nhà hàng một cách tốt nhất, bạn hãy đảm bảo nhân viên của mình có thời gian thư giãn, giải trí sau thời gian làm việc cùng với một mức lương, chế độ đãi ngộ phù hợp.

1.4. Bày trí món ăn bắt mắt

Không chỉ có hương vị và chất lượng của sản phẩm, bạn cũng nên quan tâm tới hình thức trang trí của các món ăn, đồ uống. Các món ăn được trang trí đẹp mắt, chỉn chu sẽ hấp dẫn thực khách hơn cả. Bởi vậy, thức ăn ngon miệng là chưa đủ, trang trí cũng là một khâu đặc biệt quan trọng.

Bày trí món ăn bắt mắt
Bày trí món ăn bắt mắt

Ngoài đồ ăn thì đồ uống, đồ tráng miệng trong cửa hàng cũng cần đẹp mắt, đảm bảo nguyên liệu sạch sẽ, tươi ngon và hợp khẩu vị khách hàng.

2. Thực hiện khảo sát trải nghiệm của khách hàng

Một trong các cách quản lý nhà hàng ăn uống hiệu quả không thể thiếu việc nâng cao trải nghiệm của khách hàng và làm họ hài lòng. Bạn có thể tiến hành một cuộc khảo sát nhỏ sau khi họ dùng bữa xong, hay đơn giản là chỉ hỏi những ý kiến của họ về đồ ăn, thức uống của nhà hàng, họ muốn gia giảm liều lượng ra sao nếu có thể thay đổi công thức…

Điều này không chỉ giúp các món ăn của nhà hàng thêm chất lượng mà còn giúp khách hàng thiện cảm với nhà hàng hơn, họ sẽ cảm thấy bạn thực sự quan tâm tới cảm nhận, ý kiến của họ.

3. Lên thực đơn độc đáo

Món ăn đóng vai trò như “linh hồn” của nhà hàng, do đó bên cạnh việc có một món ăn chất lượng, để “dẫn dụ” khách hàng gọi các món ăn thì thực đơn cũng cần phải sáng tạo, độc đáo và kèm hình ảnh chân thật. Thay vì lướt qua thực đơn, họ sẽ chăm chú xem thực đơn và chọn được món ăn phù hợp. Tránh để menu nhà hàng chi chít chữ, xếp dày đặc với nhau và không thật sự liên quan tới nhau.

Ví dụ như bạn nên từng trang dành cho từng món ăn như khai vị, đồ uống, tráng miệng, salad, đồ ăn chính, đồ ăn kèm… Lưu ý là món khai vị nên ở đầu menu, còn trang thứ 2 – 5 chính là các món chính, món “best seller” của cửa hàng.

Lên thực đơn độc đáo và ấn tượng
Lên thực đơn độc đáo và ấn tượng

4. Quản lý tài chính nhà hàng

Quản lý tài chính, tiền tệ trong cửa hàng cũng là một trong các cách quản lý nhà hàng ăn uống không thể thiếu. Bạn cần lên danh sách rõ ràng các số tiền thu, chi, doanh thu của cửa hàng theo ngày, tuần, tháng, năm để biết được mình đang lãi hay lỗ, món ăn nào được bán nhiều nhất,... Số tiền mỗi ca cần được kiểm đếm rõ ràng, đảm bảo khớp trên hóa đơn, doanh thu.

Cách tốt nhất là bạn nên sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng để nắm rõ chi phí tăng, giảm, số bán món được, chi phí lương, số lượng khách hàng, doanh số nhận được… Chỉ như vậy, bạn mới có thể biết được tình hình hiện tại của cửa hàng, lợi nhuận, doanh thu, chi phí định kỳ của nhà hàng…

5. Quản lý nhân sự nhà hàng

Thực tế hoàn toàn khác lý thuyết, có thể bạn đã nằm lòng lý thuyết quản lý nhân viên nhà hàng ăn uống, thế nhưng đi vào thực hành mới thấy không hề dễ dàng. Để quản lý nhân sự hiệu quả, bạn cần phải linh hoạt, có mềm, có cứng dựa theo quy tắc riêng của nhà hàng.

Quản lý nhân sự nhà hàng linh hoạt
Quản lý nhân sự nhà hàng linh hoạt

Nhân viên cần phải được phân công đúng chuyên môn, vị trí, có trưởng nhóm, quản lý giám sát và cần được đào tạo kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ phù hợp. Bạn cũng cần đưa ra mức lương, chế độ đãi ngộ hợp lý với năng lực của từng người, sắp xếp lịch làm việc hiệu quả cho nhân viên, ngày lễ, cuối tuần và giờ cao điểm cần đông nhân viên hơn.

6. Khách hàng là thượng đế

Khách hàng là nhân tố quyết định đến sự thành công của cửa hàng. Đôi khi, chất lượng đồ ăn có thể tuyệt vời, nhưng nếu chất lượng phục vụ kém hoặc quá tệ, khách hàng sẽ không quay lại lần thứ hai. Vì vậy, bạn cần đảm bảo chất lượng đi đôi với phục vụ, nhân viên phục vụ cần nắm bắt được mong muốn, tâm lý của khách hàng, phục vụ một cách chu đáo, tận tình nhất.

7. Quảng bá nhà hàng

Bạn có thể thực hiện quảng bá đồ ăn, thức uống cho nhà hàng qua các kênh truyền thông để nhiều người biết đến. Bên cạnh đó, bạn nên tận dụng những thứ sẵn có và nâng cao chất lượng đồ ăn, phục vụ, trang trí nhà hàng đẹp mắt, lên các khuyến mại theo nhóm, theo combo, giảm giá cho khách hàng…

Quảng bá nhà hàng bằng hình thức truyền miệng
Quảng bá nhà hàng bằng hình thức truyền miệng

Với cách này, bạn sẽ có thể quảng bá, truyền thông cho nhà hàng hiệu quả bằng hình thức truyền miệng. Khi khách hàng ăn uống tại nhà hàng và hài lòng, họ sẽ giới thiệu tới bạn bè, người thân hay đơn giản là check-in tại nhà hàng cũng giúp bạn quảng bá nhà hàng hiệu quả, tiết kiệm tối đa chi phí…

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được cách quản lý nhà hàng ăn uống hiệu quả. Bạn nên quản lý chặt chẽ từ nguyên liệu đầu vào, chất lượng món ăn, tay nghề bộ phận bếp và thái độ phục vụ của nhân viên để khách hàng hài lòng nhất. Các thu chi, doanh thu hàng ngày cũng cần được quản lý chặt chẽ. Có như vậy, bạn mới có thể làm “vừa lòng khách đến, hài lòng khách đi”.

Cách quản lý đơn hàng online

Nếu bạn bán hàng online, để tránh tình trạng đơn hàng thất lạc, chậm trễ giao hàng hay sót đơn hàng, bạn nên quản lý đơn hàng online hiệu quả. Cùng tìm hiểu cách quản lý đơn hàng online bằng cách truy cập đường link bên dưới nhé!

Cách quản lý đơn hàng online

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.