close
cách
cách cách cách

Cùng tìm hiểu cách cầm bút của tất cả các loại bút thông dụng

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Chắc hẳn khi nói đến cách cầm bút nhiều người sẽ nghĩ rằng cầm sao cho viết được là được, vậy thì những lớp luyện chữ đẹp ra đời để làm gì? Ông cha ta thường nói “nét chữ nết người” vậy nên chữ đẹp hay không cũng là để người khác nhìn vào và đánh giá. Muốn nét đẹp thì phải biết cách cầm bút và không phải loại bút nào cũng cầm giống nhau. Vậy nên nói đến cách cầm bút không bao giờ là dễ dàng và để học được cách cầm bút thì đòi hỏi bạn phải là người kiên trì.

1. Tại sao phải luyện cách cầm bút để viết chữ đẹp?

Ngày nay việc tìm kiếm mộ trung tâm luyện viết chữ đẹp không khó, chỉ cần phụ huynh có nhu cầu thì trung tâm sẵn sàng có người tìm đến tận nơi để tư vấn. Suy cho cùng con muốn viết đẹp vẫn là phải học cách cầm bút, cầm bút đúng sẽ viết dễ nhìn dễ đọc còn muốn đẹp thì phải khổ luyện. Tuy nhiên bên cạnh việc phong trào luyện viết chữ đẹp đang phát triển mạnh thì vẫn có những ý kiến trái chiều cho rằng việc luyện viết chữ đẹp là vô bổ, mất thời gian. Việc viết chữ chỉ cần người khác đọc được là được đâu cần phải bỏ thời gian ra luyện viết cho đẹp đâu cso thu về lợi ích hay giá trị gì đâu.

Thực tế là có những đứa trẻ viết sạch viết đẹp nhưng lại không khó những tài năng khác như vẽ đẹp hay , học giỏi hay thể thao tốt. Mỗi đứa trẻ sở hữu một thế mạnh riêng và những thứ đó sẽ giúp chúng phát triển trong tương lai nhưng viết chữ đẹp thì không giúp ích được gì cả. Vậy nên các cô cứ bắt học sinh phải luyện viết chữ đẹp rồi thi mua rất nhiều các loại vở, các loại bút tốt nhất để luyện chữ đã khiến nhiều phụ huynh cảm thấy bức xúc. Chưa kể việc viết chữ đẹp còn đánh giá như điểm các môn học khác khiến rất nhiều phụ huynh không hài lòng vì thực tế họ không cần con mình viết chữ đẹp mà chỉ cần viết đúng viết rõ đủ để truyền tải thông tin là đủ.

Dạy trẻ cách cầm bút rất quan trọng

Nhưng đó chỉ là những suy nghĩ chủ quan của cả người luyện chữ và người không muốn luyện chữ còn trên thực tế câu “nét chữ nết người” của các cụ không sai mà là người đọc hiểu sai. Giữa thời điểm nhạy cảm về việc bất đồng quan điểm trong việc luyện chữ hiện nay thì ý nghĩa của câu nói này nên được hiểu như sau: “Rèn luyện nét chữ là để rèn luyện nết người”. Vốn dĩ việc luyện chữ rất vất vả nên phụ huynh mới phản đối nhưng trên thực tế vì việc cầm bút khó khăn nên con viết chữ không được đẹp và việc luyện cách cầm bút đang trở thành không chỉ bài học mà còn là cách để rèn luyện tích cách, xây dựng nếp sống của một người, chứ không còn là nét chữ thể hiện cái nết người nữa.

Việc rèn chữ ngày nay thường phổ biến ở trẻ nhỏ trước và trong độ tuổi bước chân vào cấp một. Cha mẹ và thầy cô cho rằng đây là cơ hội tốt nhất, duy nhất và thích hợp nhất để luyện chữ cho trẻ. ở độ tuổi này trẻ còn đang tò mò với mọi thứ xung quanh và học rất nhanh những gì được dạy. Uốn nắn trẻ ở độ tuổi này là dễ dàng và hiệu quả nhất nhưng không có nghĩa trẻ sẽ dễ dàng luyện thành công nét chữ trong thời gian nhắn. Đối với những trẻ lần đầu được cầm bút dễ dàng hơn rất nhiều so với trẻ đã quen với thói quen cầm bút hiện tại.

Chuyện luyện chữ bắt đầu từ cách cầm bút, cái gì cũng đi từ căn bản, nhưng ông bố bà mẹ hiểu được những điều này đã đưa trẻ đến các lớp luyện chữ không chỉ để chữ đẹp, điểm tốt đến lớp mà còn tập cho con tính kiên trì, bền bỉ ngay từ khi còn nhỏ. Một việc bắt buộc phải làm nhưng lại thu về nhiều lợi ích vậy thì tại sao không để những đứa trẻ được khổ luyện ngay từ những bước đầu tiên để chúng tôi luyện thành tài. Người lớn đến học tại các lớp luyện chữ chắc gì thành tích đã tốt hơn con trẻ. Từ đó sẽ thấy được luyện chữ không hề đơn giản và người luyện chữ là mài dũa năng lực của bản thân.

Ngày nay phụ huynh chọn đệm tay để dạy trẻ cách cầm bút rất nhiều

2. Quy tắc chung trong cầm bút viết

2.1. Muốn có cách cầm bút đúng phải rèn cả tư thế ngồi

Chữ muốn đẹp phải đi cừ căn bản là cầm bút nhưng nếu không được dạy thì ai cũng sẽ cầm bút theo thói quen sao cho thuận nhất để biết. Nhưng hệ lụy của việc cầm bút sai thì ít ai nghĩ đến đó là sai tư thế ngồi và dẫn đến hỏng mắt. Trẻ cầm bút theo thói quen dễ thay đổi tư thế ngồi lựa theo cách kê tay mà cảm thấy thoải mái nhất, tư thế ngồi sai dễ làm vẹo xương sống và khoảng cách từ mắt đến vở cũng vì thế mà thay đổi. Theo như một khảo sát ở trẻ trong độ tuổi tiểu học thì số trẻ ngồi sai tư thế, vẹo xương sống thường có xu hướng tỳ người xuống bàn khiến cho khoảng cách từ mắt đến vở học quá thấp dẫn đến các bệnh lý về mắt và điển hình nhất là cận thị. Đó là lí do việc viết bài cũng lấy cách cầm bút là căn bản quyết định tư thế ngồi học chuẩn tốt cho xương sống của trẻ.

Để thay đổi thói quen này bạn phải làm ngược lại đó là thay đổi tư thế ngồi trước khi luyện tay cách cầm bút. Ngày nay trẻ đến trường thường được thầy cô rèn rất kỹ từ tư thế ngồi chuẩn cho đến quy định về khoảng cách từ mắt đến vở học. Trẻ ngồi học tư thế chuẩn là hai chân song song, lòng bàn chân chạm mặt đất, lưng và cổ thẳng, cằm hơi gập nhẹ để mắt hướng xuống bàn, cẳng tay đặt song song với mặt bàn. Đây là tư thế ngồi chuẩn trước khi học cầm bút, tư thế này có thể khiến trẻ không quen và nhanh mỏi nên trẻ hay trùng người xuống nếu không được để ý nhắc thì trẻ sẽ dễ vẹo người bò xuống bàn để tìm cảm giác thoải mái. Để lâu trẻ sẽ có xu hướng ngồi vẹo theo thói quen khiến trẻ cảm thấy thoải mái và dẫn đến hiện tượng vẹo cột sống hoặc gù lưng.

Cách cầm bút liên hệ trực tiếp đến tư thế ngồi học

Ngày nay để tránh hiện tượng này nhiều mẹ đã chọn mua cho con cặp chống gù, loại cặp giúp trẻ luôn thẳng lưng để uốn nắn tư thế, mặt tiếp xúc với lưng trẻ sẽ có đệm giúp con không cảm thấy khó chịu đi đeo cặp. Và thước kê cằm để đảm bảo con luôn nhìn sách vở với khoảng cách an toàn, một đầu kẹp chặt bàn, một đầu đỡ cằm trẻ. Khoảng cách tiêu chuẩn an toàn cho mắt trẻ khi ngồi học đó là mắt cách bàn từ 25 – 30cm.  Đây là những phương pháp phổ biến nhất hiện nay để mẹ giúp con có được thư thế chuẩn khi ngồi học và giữ dáng không bị vẹo, bị gù, làm mất đi cái nhìn thẩm mỹ người khác dành cho con.

2.2. Có tư thế ngồi chuẩn mới có thể học cách cầm bút chuẩn

Tư thế ngồi chuẩn rồi mẹ có thể bắt đầu dạy con cách cầm bút, bắt đầu từ những thao tác cơ bản như kẹp bút bằng ngón tay ra sao. Cách cầm bút chuẩn là dùng ngón tay cái và ngón trỏ kẹp chặt bút và dùng ngón tay giữa để đỡ bút. Ngón giữa dùng để đẩy nét lên và hai ngón còn lại dùng để lôi nét về. Nhấc tay khi viết hết chữ và chuyển chữ để tạo khoảng cách giữa các chữ với nhau. Lưu ý bạn nên xem bé có nhấc tay hay lôi tay sang ngang vì thói quen này vừa khiến tay bé bị chai sạn vào nếp làm xấu bàn tay, vừa miết giấy vở dễ khiến những chữ viết sau bị phải mực hoặc nhòe nếu tay bé ra mồ hôi.

Khoảng cách từ ngón tay đến đầu bút ít nhất phải từ 2,5cm để bút không bị đứng, trẻ sẽ phải dồn sức nhiều hơn để giữ bút khiến nét viết bị thô, lõm. Góc nghiêng  đúng của bút so với vở viết là 60 độ, khi cách cầm bút đúng sẽ tự tạo thành góc này, nét sẽ thanh, không cần dùng nhiều sức để giữ bút, các ngón tay sẽ linh hoạt đưa đẩy như ý. Khi viết thì lòng bàn tay và mặt trong cánh tay úp xuống bàn thành đường thẳng đây sẽ là điểm khác biệt so với cách cầm bút vẽ mà bạn cần lưu ý làm đúng để việc luyện chữ không gặp khó khăn.

Không phải tự nhiên mà bút chì được sử dụng khi học cách cầm bút và luyện chữ ban đầu

Lưu ý khi viết không được phép để dọc bút hay ghì mạnh ngòi bút xuống, hãy tập thói quen cân bằng lực, việc này trẻ mới học sẽ gặp khó khăn hơn do chưa từng cầm bút nên khó cân đối nặng nhẹ của lực cánh tay, vở viết có thể sẽ bị hằn nét hoặc đâm thủng giấy. Không như những người mới bắt đầu học lại cách cầm bút đúng thì việc làm chủ lực cánh tay sẽ không gặp khó khăn vì dù cầm bút ở tư thế nào cũng sẽ tự biết cách cân đối lực sao cho nét bút không bị quá đậm hay làm hỏng giấy.

Khi viết theo cách cầm bút chuẩn bạn sẽ thấy sự khác biệt so với các thói quen cầm bút trước đó của mình, đặc biệt là những bạn sai từ cách cầm bút cho đến tư thế ngồi. Cảm giác bạn đầu sẽ thấy khá thích thú và thuận tiện nhưng nhanh mỏi do đã quen tư thế cũ nhưng khi đã sửa đổi được sẽ thấy được lợi ích của cách cầm bút chuẩn và tư thế ngồi học chính xác. Vừa nhẹ nhàng, thoải mái, nét bút cũng cải thiện và không còn cảm thấy tay phải tỳ đè gắng sức khi viết như thế sẽ nhanh mỏi tay nếu phải viết nhiều.

Những dụng cụ cần chuẩn bị khi học cách cầm bút đúng đó là bàn học đầy đủ ánh sáng, giấy viết, bút chì và tẩy nếu và trẻ nhỏ luyện tập còn nếu là người lớn thì tùy chọn loại bút hay dùng. Muốn tập cách cầm bút đúng thì phải đi với việc thực hành luyện chữ như vậy cách cầm bút mới có thể trở thành thói quen. Với trẻ nhỏ thì dùng bút chì 2B cho nhẹ và nét đậm vừa phải trẻ sẽ không phải ghì mạnh và sau này khi cầm bút mực hay bút bi thì lực tác động xuống ngòi bút cũng vừa phải không quá mạnh. Và dễ tẩy xóa luyện tập tại mà không làm phí giấy, người lớn cũng có thể làm tương tự nhưng nếu muốn tập với cây bút thường xuyên dùng thì cũng tùy lựa chọn của người tập cách cầm bút.

Khi biết cách cầm bút đúng trẻ sẽ bắt đầu luyện viết chữ

Thêm một mẹo để luyện cách cầm bút đúng và cân bằng lực viết đó là sử dụng vật có hình cầu nhỏ vừa lòng bàn tay. Có thể là một trái bóng nhỏ hoặc vo tròm một nắm giấy để dưới lòng bàn tay khi cầm bút viết. Như vậy tay vừa khum tròn cần bút đúng cách vừa không thể tỳ quá mạnh do quả bóng hoặc nắm giấy cản trở. Rát nhiều người đã dùng phương pháp này để luyện cách cầm bút tại nhà và các bà mẹ cũng hay dùng cho trẻ để tạo cảm giác thích thú trong giờ học.

Chú ý việc luyện cách cầm bút sẽ đi cùng với luyện chữ để tạo thói quen nên việc luyện chữ theo độ khó tăng dần để cơ thể ghi nhớ động tác. Bắt đầu bằng những nét ngang nét dọc để ngón cầm bút quen với việc đưa nét đi và lôi nét về . sau đó là đến các đường cong và nét tròn để ngón tay và cổ tay trở nên linh hoạt sau đó mới tập vào chữ cái. Khi đến với chữ cái cũng bắt đầu bằng những chữ có nét đơn giản rồi tập viết từ. Cuối cùng là luyện viết chữ nét thường rồi mới tập viết các chữ in hoa và uống nét cho đẹp.

Việc tập cách cầm bút hay viết chữ sau này chắc chắn có thể sẽ chai tay đặc biệt là những điểm tỳ như ngón giữa. Những ngày đầu khi luyện cách cầm bút có thể nét chữ sẽ rất xấu và có phần ngượng nghịu. Đối với trẻ nhỏ sẽ có phần khó khăn hơn khi vừa phải tập ngồi đúng tư thế vừa phải cầm bút đúng cách sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu và nhanh chóng bỏ cuộc nên trong quá trình luyện tập phụ huynh sẽ phải kết hợp với thời gian nghỉ ngơi hợp lý cho trẻ. Còn người lớn thì bắt buộc phải kiên trì mới có thể thay đổi được thói quen trong cách cầm bút cũ.

Đặt ngón tay ở đâu mới đúng cách càm bút?

3. Lưu ý khi sử dụng với từng loại bút

3.1. Lưu ý với cách cầm bút mực

Đối với bút mực khi trẻ bắt đầu được cầm bút nhìn cung cách cầm cũng không khác gì các bước luyện cầm bút chung tuy nhiên phải xét đến cấu tạo bút mà lựa cách cầm bút cho đúng. Căn cứ vào phần lưỡi gà và ngòi bút để biết cách cầm bút cho đúng vì đối với bút mực việc cầm bút sai không những viết không đẹp mà còn làm hỏng bút. Vậy nên khi học cách cầm bút mực cần hướng phần lưỡi gà xuống dưới ngòi bút ở phía trên như vậy mực mới ra đều mà không làm hỏng bút.

Khí luyện cách cầm bút đối với cả người lớn và trẻ nhỏ đều không nên dùng bút mực vì dễ phá nét và nhanh hỏng bút. Đối với trẻ nhỏ càng không nên vì trẻ dễ làm dây mực bẩn ra cả quần áo và đồ đạc xung quanh. Trẻ kiểm soát lực chưa tốt sẽ dễ làm ngòi bút bị cong và hỏng bút. Bút mực chỉ nên được dùng khi đã biết cách cầm bút đúng và bắt đầu bước vào quá trình luyện chữ đẹp. Ngày nay trẻ có thêm lựa chọn khác ngoài bút mực khi được học cách cầm bút tại trường học đó là các dạng bút mực nước có cấu tạo gần giống bút bi. Tuy nhiên khác về loại mực và trẻ không lo làm vấy bẩn mực ra ngoài. Cũng không cần phải hút mực từ lọ mực ra khi hết mà có thể thay luôn ruột bút hoặc một số bút sẽ có ống mực nhỏ thay thế riêng.

Cách cầm bút mực đúng sẽ không làm hỏng bút

3.2. Lưu ý với cách cầm bút bi

Khi học cách cầm bút thì không được cho trẻ học với bút bi và người lớn nếu muốn luyện cả chữ đẹp cũng không nên bắt đầu bằng bút bi. Vì cấu tạo loại bút này có ngòi trơn và mực dầu nên phàn bi lăn ở đầu bút sẽ đưa nét rất nhanh. Trẻ nhỏ sẽ dễ bị lệch nét chữ rất khó để đưa nét chuẩn còn người lớn do đã quen tay nên càng khó để đưa nét từ từ và luyện nét thanh mảnh. Còn cách cầm bút bi thì hoàn toàn áp dụng quy cách chung phía trên và đặc biệt không được dựng bút thẳng đứng tỳ ngòi bút xuống giấy sẽ làm lệch bi lăn ở đầu khiến bút bị gai không thể tiếp tục viết được nữa.

Trẻ mới tập cách cầm bút bi nên chọn loại bút có đệm cao su quanh điểm kẹp bút như vậy ngón giữa đỡ bút vừa không bị đau lại tăng ma sát không làm tuột bút khỏi tay. Khi kết hợp cách cầm bút và luyện chữ nên chọn bút khi ngòi to với viên bi lăn đầu bút lớn hơn để trẻ viết đầm tay không tạo lực quá mạnh làm rách giấy hoặc làm hỏng các loại bút ngòi nhỏ. Nếu bắt đầu với bút ngòi nhỏ trẻ dễ bị trượt tay và rách giấy, chữ viết cũng theo đó mà xấu hơn.

Không nên dùng bút bi để học cách cầm bút và luyện chữ

3.3. Lưu ý với cách cầm bút chì

Bút chỉ là một trong những loại bút đầu tiên trẻ sẽ dùng để luyện cách cầm bút và luyện chữ vì đặc điểm nhẹ và dễ tẩy xóa. Người lớn khi luyện lại căn bản cách cầm bút và viết chữ đẹp cũng có thể dùng loại bút này. Với bút chì thì phía trên cũng đã lưu ý là dùng loại bút 2B là thích hợp nhất nhưng bút chì không đơn thuần chỉ là để viết mà còn dùng để vẽ nên lưu ý ở đây dành cho bút chì khi viết đó là không ghì quá mạnh dễ làm gãy ngòi bút và khó tẩy sạch, có thể làm rách giấy viết nếu tẩy nhiều để làm sạch chì do ghì bút mạnh.

Ngoài ra cách cầm bút đối với bút chì sẽ bao gồm cách cầm bút để vẽ và cầm bút để đo tỷ lệ. Đối với cách cầm bút chì khi vẽ thì có rất nhiều tư thế chủ yếu là để lựa nét và vẽ nhiều góc khác nhau. Khi vẽ người ta thường không sử dụng thước để đo mà dùng chính cách cầm bút chì để chia tỷ lệ khi vẽ. Trước tiên hãy cùng tìm hiểu các cách cầm bút thông dụng khi vẽ.

Cách càm bút truyền thống để vẽ các nét nhỏ và đòi hỏi chi tiết

-         Đầu tiên là cách cầm bút truyền thống như khi cầm bút viết thông thường nhưng khi dùng để vẽ thì cách cầm bút này có sự khác biệt rất lớn đối với người sử dụng. nếu là trẻ nhỏ thì khi tập vẽ trẻ thường có cách cầm bút giống như khi viết vì khi đó trẻ chưa được tiếp xúc với các cách cầm bút và tạo nét khác nên sẽ vẽ như khi cầm bút viết. Còn với người lớn khi vẽ tranh thì cách cầm bút này dùng để vẽ những chi tiết nhỏ cần đến độ chính xác cao và rất tỉ mỉ trong từng đường nét.

Cách cầm bút dùi trống để đi nét cong và thẳng, dài và rộng

-         Cách cầm bút vẽ tiếp theo là cách cầm dùi trống sở dĩ gọi vậy vì bạn cầm dùi trống ra sao thì sẽ cầm bút chì như vậy. Bạn sử dụng toàn bộ các ngón tay để cầm bút, ngón cái tỳ từ trên xuống và bốn ngón còn lại đỡ bên dưới. Khi đưa nét vẽ thì lòng bàn tay hướng sang trái, hạn chế tỳ tay xuống mặt giấy. Cách cầm bút này dùng khi bắt đầu vẽ phác họa những nét lớn đầu tiên hoặc chia tỷ lệ trước khi bước vào vé chi tiết. Chủ yếu là vẽ những đường cong và đường thẳng lớn cần khua tay rộng nên phải đỡ bút để không ghì nét đậm quá.

Cách cầm bút như cọ vẽ để đi nét mảnh và nhạt

-         Tiếp theo là cách cầm bút như cầm cọ vẽ và những cách cầm bút này thông thường khi trẻ lớn hơn và theo đuổi đam mê mỹ thuật sẽ được thầy cô dạy bài bản còn những mô tả tải đây chỉ mang tính khái quát để người đọc nắm được cơ bản và hình dung được cách cầm bút. Đối với cách này thì ngón cái sẽ là điểm tỳ bên cạnh còn ngón trỏ và ngón giữa sẽ là ngón kẹp bút. Vị trí cầm bút là một phần ba thân bút tính từ đuôi bút, tức là cầm rất ra ngòi chì. Cách cầm bút này thường được dùng khi đánh vùng sáng hoặc đi nét mảnh dài do lực tác động sẽ rất nhẹ và vùng khua bút rộng.

Cách càm bút sát ngòi để đi những nét đậm

- Cuối cùng là tư thế trái lại với cách cầm bút để đi vùng sáng thì cách cầm bút sát ngòi sẽ dùng để đánh mảng tối và đi nét đậm. Lúc này ngón giữa sẽ dùng để đỡ bút, ngón cái tỳ vào thân bút còn ngón trỏ thì tỳ trực tiếp sát đầu bút để ấn đầu bút mạnh cho nét thật to và đậm. Chính vì nét sẽ to và đậm nên khi vẽ tranh ký họa thì cách cầm bút này rất hay được sử dụng.

Điểm qua phương pháp cầm bút cơ bản,những lưu ý khi sử dụng các loại bút và một số tư thế cầm bút vẽ hi vọng vieclam123 đã giúp các bạn có thêm nhiều hơn nữa những kiến thức xoay quanh cách cầm bút. Quan đây có thể thấy được rằng cách cầm bút quan trọng như thế nào và không phải tự nhiên mà ngày nay rất nhiều phụ huynh quyết định thuê gia sư cho con luyện chữ tại nhà hoặc đưa con đến các trung tâm luyện chữ. Để rèn được cách cầm bút đúng đã khó, từ cách cầm bút chuẩn mà luyện được nét chữ đẹp lại càng khó hơn. Quá trình rèn luyện vất vả mới thấy được các cụ nói “nét chữ nết người” vẫn hoàn toàn đúng.

>> Xem thêm ngay:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.