close
cách
cách cách cách cách cách

Brief là gì? Vai trò, ý nghĩa của bản Brief trong công việc là gì?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Brief trong tiếng Anh được hiểu là bản tóm tắt ngắn gọn. Trong công việc, Brief đóng vai trò hết sức quan trọng. Cùng tìm hiểu ý nghĩa của Brief (bản tóm tắt công việc) qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

1. Tìm hiểu Brief là gì trong tiếng Anh?

Trong tiếng Anh Brief là tính từ có nghĩa là ngắn gọn, kéo dài chỉ trong thời gian ngắn.

Ví dụ:

  • She has a brief look at the topic of the presentation. (Cô ấy có một cái nhìn thoáng qua về chủ đề của bài thuyết trình)

  • I had a brief visit to Hanoi because I didn’t have much time. (Tôi có một chuyến đi ngắn tới Hà Nội bởi vì tôi không có quá nhiều thời gian)

Một số từ đồng nghĩa với Brief trong tiếng Anh như:

1. Short: ngắn

2. Quick: nhanh chóng

3. Short and sweet: ngắn gọn

4. Momentary: trong khoảnh khắc

Một số cụm từ thường đi cùng với Brief:

1. In Brief: được nói một cách ngắn gọn, chỉ bằng vài từ

2. Brief against/ in favour of sb/sth: bản tóm tắt ngắn gọn về ai, cái gì đó với ý chỉ trích.

Brief là gì

2. Brief là gì trong kinh doanh?

2.1. Brief là gì?

Brief là những thông tin cần thiết, tổng quan mà khách hàng (Client) cung cấp cho công ty dịch vụ Marketing (Agency) nhằm giúp Agency hiểu được trọn vẹn những yêu cầu của mình.

Brief cần phải cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết nhưng vẫn đảm bảo sự cô đọng. Brief có thể được trình bày dưới nhiều dạng khác nhau như dạng văn bản, lời nói hay powerpoint,...

2.2. Phân loại Brief

Brief trong công việc có thể được phân thành hai loại, bao gồm Communication Brief và Creative Brief.

Communication Brief: là bản tóm tắt công việc được sử dụng giữa khách hàng,thường là công ty, nhà đầu tư và bộ phận Account (bộ phận chuyên nhận yêu cầu và tư vấn cho khách hàng) trong doanh nghiệp, nhất là trong các Agency (Công ty quảng cáo). Các thông tin thường có trong bản Communication Brief như:

  • Mục đích của chiến dịch (project)

  • Tên công ty, đơn vị chủ đầu tư (client), thông tin thương hiệu

  • Những yêu cầu cụ thể của dự án (Project Description)

  • Khách hàng mục tiêu

  • Thông điệp muốn truyền đạt

  • Địa bàn thực hiện chiến dịch

  • Ngân sách dành cho chiến dịch

  • Thời gian hai bên gặp nhau để có cuộc trao đổi trực tiếp

Creative Brief: Sau khi đã có được bản Communication Brief, bộ phận Account sẽ chắt lọc thông tin và hình thành bản Creative Brief gửi cho bộ phận sáng tạo. Những thông tin được chắt lọc là những thông tin quan trọng, cần thiết cho quá trình sáng tạo, định hướng truyền thông và có tác dụng khơi nguồn cảm hứng thông qua những keyword “đỉnh”.

Brief là gì

Nội dung của bản Creative Brief bao gồm:

  • Hạng mục công việc cụ thể của bộ phận sáng tạo

  • Thông tin về khách hàng mục tiêu

  • Điểm khác biệt trong sản phẩm của doanh nghiệp (khách hàng) so với đối thủ cạnh tranh.

  • Mục tiêu hành động của khách hàng sau khi thực hiện chiến dịch

  • Mong muốn cảm nhận của khách hàng về sản phẩm

  • Ngân sách dành cho chiến dịch

2.3. Những yếu tố cần thiết trong bản Brief

Một bản Brief cần phải có một số yếu tố sau:

  • Ngắn gọn, súc tích: bản Brief cần phải tóm tắt những thông tin quan trọng nhất, đảm bảo sự ngắn gọn. Việc này vốn không hề dễ bởi để diễn tả những nội dung dài chỉ bằng vài từ ngắn gọn, thâu tóm được ý chính đòi hỏi bạn phải thật sự hiểu về vấn đề, biết cách diễn đạt và chắt lọc thông tin chính.

  • Liệt kê các bên liên quan và người chịu trách nhiệm chính: người đọc bản Brief cần biết được họ có thể liên hệ với ai, bộ phận nào nếu xảy ra sự cố hoặc phát sinh vấn đề mới.

  • Xác định đối thủ cạnh tranh: Biết được đối thủ cạnh tranh sẽ tạo được hướng đi tích cực cho người thực hiện Brief một kế hoạch hoàn chỉnh ngay từ đầu

  • Thời gian hoàn thành: Mốc thời gian hoàn thành giúp cả team sắp xếp công việc, tiến độ phù hợp để hoàn thành đúng thời hạn. 

  • Ngân sách hợp lý: Một mức ngân sách hợp lý sẽ giúp bộ phận sáng tạo dễ dàng tạo ra những thiết kế hấp dẫn hơn. Nếu ngân sách quá hạn hẹp sẽ làm hạn chế việc thực thi một vài ý tưởng. Đồng thời cũng cần thiết kế dư ngân sách để dự phòng những trường hợp phát sinh.

Như vậy, trên đây là giải thích của Vieclam123.vn về “Brief là gì”. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Hãy theo dõi thêm nhiều bài viết từ Vieclam123.vn để cập nhật những kiến thức mới nhất nhé.

>> Tìm hiểu thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.