close
cách
cách cách cách cách cách

Biên tập sách là gì? Làm thế nào để trở thành biên tập sách giỏi?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bạn là một người có khả năng cảm thụ các tác phẩm tốt và đam mê đọc sách thì một công việc giúp bạn theo đuổi ước mơ của mình đó chính là nhà biên tập sách. Có thể nói, đây chính là một nghề vô cùng thú vị, nhà viên tập sách sẽ được cầm trên tay bản thảo viết tay của tác giả và khám phá ra những câu chuyện hấp dẫn, qua đó tạo ra những tác phẩm lôi cuốn người đọc. Vậy biên tập sách là gì? Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới để hiểu thêm thông tin về nghề biên tập sách nhé!

1. Biên tập sách là gì? Những công việc của một biên tập sách

1.1. Biên tập sách là gì?

Biên tập sách là những người nhận bản thảo thô của tác giả, sau đó đọc, suy ngẫm, sửa đổi để tác phẩm thêm hoàn thiện và đến với công chúng dễ dàng hơn. Tại các cơ quan in ấn, nhà xuất bản hay truyền thông, biên tập sách là một vị trí quan trọng, là một trong những yếu tố giúp cho cơ quan tiếp thêm “sức mạnh” để phát triển tốt hơn và được công chúng biết tới rộng rãi.

Tìm hiểu biên tập sách là gì
Tìm hiểu biên tập sách là gì

Đây là công việc rất quan trọng, đòi hỏi biên tập viên cần tìm ra chỗ thiếu sót, chỗ yếu, chỗ sai của tác phẩm, sau đó bổ sung và chỉnh sửa để hoàn thiện trước khi đem đi in, xuất bản.

Hiện nay, với sự ra đời của nhiều nhà sách và công ty sách, các bạn trẻ hoàn toàn có thể có được một công việc đáng mơ ước tại một số công ty, nhà sách nổi tiếng như Nhã Nam, First News, Đông A, Alpha Book, Phương Nam…

1.2. Biên tập sách làm những công việc gì?

Biên tập viên sách đòi hỏi cần phải có một cái nhìn bao quát về cuốn sách sắp sửa được xuất bản và hiểu được những nội dung, ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải tới người đọc. Bạn cần phải biết khai phá đề tài nào của cuốn sách để có thể gần gũi hơn với khán giả, cũng như đặt bản thân vào vị trí của công chúng để biên soạn ra một cuốn sách đáp ứng được yêu cầu của họ. Cụ thể, biên tập sách gồm có những công việc như sau:

1.2.1. Tìm kiếm bản thảo

Biên tập viên sách có thể tìm kiếm bản thảo theo một trong hai cách chính. Một là biên tập sách sẽ tìm tới những tác giả phù hợp, tốt, biên tập viên có thể đề xuất ý tưởng cho tác giả để tác giả tự mình thực hiện ý tưởng đó hoặc tác giả tự viết trọn vẹn một bản thảo theo hướng của mình.

Biên tập viên sách tìm kiếm bản thảo phù hợp
Biên tập viên sách tìm kiếm bản thảo phù hợp

Hai là bạn có thể dựa vào những tiêu chí trong đơn vị xuất bản, duyệt các bản thảo gửi đến. Bạn cần phải đặt bản thảo vào bức tranh tổng thể, sau đó định vị bản thảo, bản thảo này có thu hút công chúng và có khả năng xuất bản hay không…

1.2.2. Ký kết bản quyền và biên tập bản thảo

Sau khi bản thảo được duyệt, biên tập sách sẽ làm việc trực tiếp với tác giả của cuốn sách. Đồng thời, hai bên sẽ tổ chức ký kết hợp đồng bản quyền tác giả.

Một bản thảo có nhiều cấp độ chỉnh sửa khác nhau và nhiều biên tập viên sách sẽ cần phải hoàn thiện, chỉnh sửa tác phẩm từ những bước đầu tiên. Có một số bản thảo chỉ cần sửa chính tả, thế nhưng có một số bản thảo cần phải diễn sửa chữa lại lời văn, diễn đạt, câu cú sao cho mạch lạc, thu hút. Dù biên tập sách chỉnh sửa ở mức độ đơn giản hay phức tạp thì cũng cần phải có một quy trình để cuốn sách có thể hoàn thiện.

1.2.3. Kiểm soát bìa, thiết kế sách và truyền thông sách

Biên tập viên sau khi đã hoàn thiện cuốn sách thì cần phải làm việc với họa sĩ thiết kế để đảm bảo hình ảnh minh họa, trang bìa của cuốn sách phản ánh được một phần nội dung cuốn sách.

Biên tập viên sách cần làm việc với họa sĩ thiết kế
Biên tập viên sách cần làm việc với họa sĩ thiết kế

Sau khi cuốn sách phát hành, biên tập viên cũng cần truyền thông cuốn sách bằng cách cung cấp nội dung sách và thông tin của tác giả cho phòng truyền thông, tham gia tọa đàm, sự kiện ra mắt sách, hỗ trợ truyền thông cá nhân của tác giả hay trả lời phỏng vấn của bên báo chí.

1.2.4. Theo dõi hành trình của cuốn sách

Để đảm bảo cuốn sách đi đúng hướng, tiếp cận đúng đối tượng khách hàng, biên tập viên cần theo dõi các phản hồi, feedback của độc giả, số lượng mua của cuốn sách… từ đó đưa ra kinh nghiệm để khai thác đề tài và tác giả cho những cuốn sách kế tiếp.

Với những loại sách đòi hỏi chuyên môn cao như chuyên đề nghiên cứu, sách biên khảo,... biên tập sách cần phải đứng trên vai trò là nhà nghiên cứu của tác giả, truyền tải được hết nội dung, thông điệp của tác giả.

Ngoài ra, biên tập sách đòi hỏi phải thể hiện được trách nhiệm của mình với chú thích, sự kiện, nhân vật, hay những chú thích về từ ngữ, văn hóa, lịch sử, năng lực thể hiện các chỉ dẫn về tra cứu như tra cứu tên riêng, chủ đề ở cuối cuốn sách.

2. Biên tập viên sách cần phải có những tố chất gì?

Tuy biên tập sách không phải là ngành nghề quá “hot”, thế nhưng vẫn thu hút được nhiều bạn trẻ quan tâm và theo đuổi ngành nghề này. Để có thể trở thành biên tập viên sách, sau khi biết được biên tập sách là gì, bạn cần có những tố chất nhất định.

2.1. Cẩn thận và tỉ mỉ

Người biên tập sách để hoàn thiện cuốn sách thì cần phải chỉnh sửa những câu văn lủng củng, thô ráp, lỗi trùng lặp, lỗi dùng từ hay chính tả. Trước hết, người biên tập sẽ đọc qua toàn bộ nội dung của cuốn sách để định hình được tư tưởng, nội dung, chủ đề của cuốn sách. Sau đóm người biên tập sẽ đọc kỹ từng đoạn, từng câu của bản thảo để tìm ra những lỗi dù là nhỏ nhất. Bởi vậy, bạn cần phải là người chịu khó, cẩn thận và kiên định thì mới có thể theo đuổi công việc này.

Cẩn thận và tỉ mỉ là yếu tố không thể thiếu với người biên tập sách
Cẩn thận và tỉ mỉ là yếu tố không thể thiếu với người biên tập sách

2.2. Khéo léo và cư xử đúng mực

Biên tập viên cần phải là người nắm được tâm lý của tác giả và độc giả vì đóng vai trò là người trung gian. Tất nhiên, chẳng tác giả nào lại muốn cuốn sách của mình bị chỉnh sửa quá nhiều nội dung, do đó bạn cần phải đặt mình vào vị trí của người viết để biết được họ muốn diễn đạt những ý tưởng gì. Bên cạnh việc sửa chữa tác phẩm một cách khéo léo, bạn cần phải giữ được thông điệp, nội dung mà tác giả muốn hướng tới công chúng.

Ngoài tâm lý tác giả, bạn cũng cần đặt bản thân vào vị trí của độc giả để biết được họ mong muốn một tác phẩm như thế nào. Từ đó, có thể tạo nên một tác phẩm phục vụ nhu cầu của công chứng, định hướng được công chúng hiểu hết ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải cũng như diễn đạt được các thông điệp một cách trọn vẹn.

3. Biên tập viên sách lương bao nhiêu và cơ hội việc làm ra sao?

Ngày nay, hàng loạt công ty và nhà sách ra đời, phát triển mạnh mẽ, khiến cho công việc biên tập sách trở thành một công việc thu hút sự chú ý của nhiều bạn trẻ, những cử nhân văn chương muốn thử sức của bản thân mình. Để trở thành biên tập sách, bạn có thể học các ngành như Báo chí, Văn học, Truyền thông, Xuất bản…

Cơ hội việc làm biên tập sách vô cùng hấp dẫn
Cơ hội việc làm biên tập sách vô cùng hấp dẫn

Trên thực tế, tùy theo địa điểm làm việc, năng lực chuyên môn mà những người làm biên tập viên sách sẽ có mức lương khác nhau. Những biên tập viên mới làm việc tại các công ty sách sẽ có mức lương trung bình khoảng 2 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tùy độ ảnh hưởng của cuốn sách, kinh nghiệm, năng lực của biên tập viên sách mà bạn sẽ nhận được khoản trợ cấp khác.

Theo thống kê, lương của biên tập sách đã có kinh nghiệm khoảng 7 đến 15 triệu/tháng và là một công việc phù hợp với những bạn yêu và đam mê đọc sách.

4. Biên tập viên sách học trường nào?

Ngoài các kỹ năng cần thiết, để trở thành biên tập sách, bạn cần có các kiến thức về ngành nghề này, gồm cả kiến thức chuyên môn và cơ bản. Cụ thể, bạn có thể theo học các ngành như ngữ văn, xã hội, nhân văn hay các chuyên ngành ngoại ngữ.

Trường đào tạo biên tập viên sách
Trường đào tạo biên tập viên sách

Một số trường bạn có thể tham khảo như sau: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội; Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Đại học Văn Hiến; Viện Ngôn ngữ học; Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.Hồ Chí Minh; Đại học Sư phạm Hà Nội; Đại học Mở TP Hồ Chí Minh; Đại học Văn Hóa TP Hồ Chí Minh…

Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp thông tin về khái niệm biên tập sách là gì và một số thông tin khác về vị trí này. Biên tập sách là một nghề vô cùng thú vị, phù hợp với những bản có tâm hồn lãng mạn và văn chương. Để trở thành biên tập sách, bạn cần phải trau dồi kiến thức chuyên môn và những kỹ năng cần thiết. Ngoài ra, sau khi ra trường, để tìm việc làm biên tập sách chất lượng nhất, đừng quên truy cập trang web vieclam123.vn ngay nhé!

Thực tập có lương không?

Bạn đang có ý định trở thành thực tập sinh tại một công ty nào đó, thế nhưng bạn đang thắc mắc rằng thực tập có lương không? Để giải đáp vấn đề này, hãy truy cập bài viết bên dưới để biết được lương của thực tập sinh ra sao nhé!

Thực tập có lương không?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.