Lối đi chung là một trong những vấn đề nhạy cảm trong cuộc sống khi rất có thể xảy ra các tranh chấp không mong muốn. Vì thế, để có thể đảm bảo về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan thì biên bản thỏa thuận lối đi chung sẽ được lập ra. Vậy, biên bản thỏa thuận lối đi chung là gì và cách soạn thảo biên bản này như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết về mẫu biên bản này thông qua bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Biên bản thỏa thuận lối đi chung là văn bản pháp lý ghi chép lại về thỏa thuận giữa các bên liên quan về lối đi chung được đề cập trong biên bản. Thông qua đó, các bên sẽ cần thực hiện đúng quyền lợi và trách nhiệm của mình về lối đi chung.
Mẫu biên bản thỏa thuận lối đi chung được lập bởi các bên tham gia và được xác nhận bởi cơ quan chính quyền địa phương. Do vậy mà đây sẽ là văn bản mang tính pháp lý và là cơ sở, bằng chứng được sử dụng trong trường hợp xảy ra tranh chấp liên quan tới lối đi chung.
Hiện nay, việc sử dụng lối đi chung hay ngõ đi chung là rất phổ biến giữa các hộ gia đình với nhau. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng sẽ rất có thể xảy ra các tranh chấp ngoài ý muốn. Việc lập biên bản thỏa thuận sẽ là yếu tố giảm thiểu được những vấn đề này và làm rõ được trách nhiệm, quyền lợi của các gia đình với lối đi chung đó.
Xem thêm: Cách soạn thảo mẫu thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng chuẩn nhất
Biên bản thỏa thuận lối đi chung sẽ được công nhận khi thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Các thỏa thuận được lập thành một văn bản hoàn chỉnh
- Biên bản nêu rõ về lối đi chung cần thỏa thuận
- Các điều khoản quy định được thể hiện rõ ràng, chi tiết và các bên đã thông qua những nội dung này
- Biên bản có đầy đủ chữ ký xác nhận của các bên liên quan
- Biên bản phải được công chứng hoặc được xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền
Đây chính là 5 yêu cầu được đặt ra với một biên bản thỏa thuận lối đi chung, thiếu một trong những nội dung trên thì mẫu biên bản sẽ không được công nhận và không có giá trị ứng dụng.
Biên bản thỏa thuận lối đi chung là một văn bản có tính pháp lý. Do vậy mà những nội dung bên trong sẽ được luật pháp bảo hộ. Do đó mà các bên cần nghiêm túc thực hiện đúng trách nhiệm, quyền lợi của mình đúng như những gì đã thỏa thuận và ghi trong biên bản.
Thông qua biên bản thỏa thuận lối đi chung, người đọc sẽ nắm bắt được thông tin về sự cam đoan của mỗi bên và các cam đoan chung của các bên về lối đi chung. Từ đó có thể nhận định được trách nhiệm của từng bên trong việc sử dụng lối đi chung đó.
Lối đi chung được xem là diện tích đất liền kề giữa các hộ gia đình với nhau và cần phải có một lối đi chung để đảm bảo cho quá trình sinh hoạt. Việc lập thỏa thuận về lối đi chung đồng nghĩa với việc các gia đình cần nêu rõ về ranh giới đất của gia đình mình và có sự liền kề với các gia đình còn lại ra sao. Từ đó nắm được thông tin về ranh giới của mỗi bên một cách chi tiết và cụ thể hơn.
Xem thêm: Khi nào bạn cần viết đơn giải trình cá nhân? Viết sao cho hiệu quả?
Việc có một thỏa thuận về lối đi chung bằng văn bản là rất cần thiết để đảm bảo cho các thỏa thuận được thực hiện một cách nghiêm túc và đúng theo những gì đã bàn bạc, thống nhất giữa các bên. Vì thế mà việc soạn thảo biên bản thỏa thuận lối đi chung sẽ là điều tất yếu để có được văn bản hoàn chỉnh này. Vậy, cách soạn thảo biên bản sẽ như thế nào cùng vieclam123.vn tìm hiểu nhé.
Mẫu biên bản thỏa thuận lối đi chung cần soạn thảo sẽ có bố cục các phần như sau:
- Phần mở đầu: Quốc hiệu, Tiêu ngữ, Tên biên bản, Thời gian, địa điểm lập biên bản.
- Phần nội dung: Thông tin của các bên tham gia thỏa thuận trong biên bản, Nội dung các điều khoản được thỏa thuận và thống nhất, Cam kết của các bên về nội dung được ghi trong biên bản thỏa thuận.
- Phần kết: Chữ ký xác nhận của những bên tham gia thỏa thuận, xác nhận của cơ quan có thẩm quyền với biên bản được lập.
Xem thêm: Hướng dẫn viết mẫu biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông chuẩn
Thông tin của các bên tham gia thỏa thuận là phần thông tin không thể thiếu trong nội dung của biên bản thỏa thuận lối đi chung. Bởi đây sẽ là những đối tượng chính chịu trách nhiệm thi hành và thực hiện các thỏa thuận được nêu trong biên bản.
Việc ghi thông tin của những bên tham gia sẽ được chia ra thành bên A, bên B, bên C,... tùy thuộc vào số lượng các gia đình tham gia vào thỏa thuận lối đi chung. Và sử dụng các tên là bên A, bên B,... trong các thỏa thuận được lập sau đó.
Những thông tin cần cung cấp sẽ gồm họ và tên, năm sinh, số chứng minh nhân dân (căn cước công dân), ngày cấp, nơi cấp avf địa chỉ thường trú của từng người trong hộ gia đình đó.
Ví dụ: Bên A là hộ gia đình ông Nguyễn Văn A gồm các thành viên sau:
Ông ..... Sinh năm:.....
Số CMND:....... Ngày cấp:...... Nơi cấp:......
Địa chỉ thường trú:.......
Bởi đây là thỏa thuận về lối đi chung, do đó mà các bên tham gia thỏa thuận sẽ cần ghi rõ ràng về từng thành viên trong gia đình mình để cam kết với các trách nhiệm, quyền lợi về lối đi chung sẽ được xác lập trong biên bản.
Đây chính là phần nội dung trọng tâm trong biên bản thỏa thuận về lối đi chung. Cần ghi một cách rõ ràng, chi tiết về các thỏa thuận mà các bên đưa ra và thống nhất với nhau. Đặc biệt là phần diện tích đất của lối đi chung là bao nhiêu, các bên tham gia có quyền lợi như thế nào, trách nhiệm cụ thể liên quan tới lối đi chung ra sao.
Mỗi một thỏa thuận có thể tách thành từng điều riêng biệt để đảm bảo sự rõ ràng và đầy đủ về các thỏa thuận cần cam kết. Với thông tin về diện tích cần được ghi bằng cả số và chữ để đảm bảo tính chính xác trong biên bản.
Sau khi các điều khoản thỏa thuận đã được lập ra và được ghi trong biên bản thì tiếp đến sẽ là phần nội dung cam kết. Cả hai bên cần cam kết về sự tự nguyện trong việc lập biên bản thỏa thuận lối đi chung, cam kết với việc lập biên bản trong tình trạng sức khỏe ổn định và minh mẫn, cam kết về các giấy tờ được cung cấp và nêu trong biên bản đều là thật. Cuối cùng sẽ là số biên bản được lập thành và giá trị của biên bản.
Đây là phần cuối cùng trong biên bản thỏa thuận lối đi chung. Phần này chỉ đơn giản là đại diện các bên (các hộ gia đình) sẽ ký và ghi rõ họ tên ở phía bên dưới. Sau đó sẽ mang biên bản được lập đi công chứng để đảm bảo tính pháp lý cho biên bản.
Thực tế thì nội dung cuối không có gì khó nhưng lại rất quan trọng và không bao giờ được thiếu. Vì vậy mà các bên cần đảm bảo thực hiện đầy đủ để biên bản được công nhận trên phương diện pháp luật.
Để hỗ trợ các bạn trong quá trình lập biên bản thỏa thuận lối đi chung thì các bạn có thể tham khảo mẫu biên bản dưới đây bằng cách bấm vào link và tải về.
Link tải mẫu: bien-ban-thoa-thuan-loi-di-chung.doc
Trên đây là chia sẻ về biên bản thỏa thuận lối đi chung. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình lập biên bản.
Mẫu giấy cam kết đi làm chưa đủ tuổi là gì? Nội dung chi tiết của mẫu giấy gồm những thông tin gì? Cùng tìm hiểu về giấy cam kết đi làm chưa đủ tuổi ngay sau đây nhé!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023