Khi nhận về một lô máy móc thiết bị, doanh nghiệp cần kiểm tra trước khi thi công để đảm bảo chúng có hoạt động ổn định hay hỏng hóc gì không. Khi đó người phụ trách sẽ phải tiến hành lập biên bản ghi chép lại quá trình diễn ra trong cuộc kiểm tra. Vậy mẫu biên bản kiểm tra máy móc thiết bị trước khi thi công được tiến hành ra sao và có nội dung như thế nào?
MỤC LỤC
Muốn tìm hiểu thông tin về mẫu biên bản này, đừng ngại cùng vieclam123.vn khám phá những chia sẻ ở bài viết bên dưới bạn nhé.
Biên bản kiểm tra máy móc thiết bị trước khi thi công chính là mẫu văn bản kê khai lại toàn bộ quá trình doanh nghiệp hay người phụ trách tiến hành kiểm tra tình trạng của máy móc thiết bị.
Mẫu biên bản này thường chỉ xuất hiện trong các trường hợp doanh nghiệp mua mới hoặc mua lại các loại máy móc thiết bị dùng cho sản xuất. Mặc dù đã kiểm tra rất kỹ khi mua hàng tuy nhiên để đảm bảo hoạt động trên dây chuyền sản xuất diễn ra ổn định, trước khi thi công họ vẫn cần kiểm tra lại tình trạng của chúng.
Đặc biệt đối với những loại máy móc thiết bị dùng trong những ngành nghề nguy hiểm như xây dựng, đóng tàu, vận chuyển,... thì hoạt động kiểm tra máy móc thiết bị trước khi thi công càng phải diễn ra một cách chặt chẽ.
Xem thêm: Viết nội dung mẫu báo cáo hoàn thành công trình chi tiết
Mẫu biên bản kiểm tra máy móc thiết bị trước thi công được lập ra với mục đích gì? Câu hỏi này cũng được nhiều người quan tâm và muốn tìm hiểu đáp án thực sự.
Như đã trình bày ở trên, mẫu biên bản kiểm tra máy móc thiết bị trước khi thi công chính là một trong những thông tin quan trọng giúp người thực hiện nhiệm vụ này giải trình với cấp trên.
Theo đó với toàn bộ thông tin được ghi chép lại trong biên bản thì ban quản lý có thể nắm rõ tình hình của cuộc kiểm tra, biết rõ những máy móc nào hoạt động hiệu quả mặc dù không trực tiếp tham gia.
Như vậy, không phải tự nhiên mà người ta lại tiến hành kiểm tra và lập biên bản kiểm tra máy móc thiết bị trước khi thi công, rõ ràng mẫu văn bản này có giá trị nhất định ít nhất là trong phạm vi của doanh nghiệp.
Tạo biên bản kiểm tra máy móc thiết bị chính là một trong những thông tin nhiều người quan tâm, nhất là những người nhận nhiệm vụ trực tiếp kiểm tra và lập mẫu văn bản này.
Biên bản kiểm tra máy móc thiết bị sẽ được tiến hành như thế nào? Cách trình bày ra sao? Mời bạn theo dõi phần nội dung bên dưới để hiểu rõ hơn bạn nhé.
Trong biên bản kiểm tra máy móc thiết bị trước khi thi công, bạn đừng vội trình bày về các thiết bị hay máy móc cần kiểm tra. Thay vào đó, hãy trình bày lần lượt từng phần, trong đó bắt đầu bằng thông tin về công trình cần sử dụng máy móc thiết bị nhé.
Về khoản này, hãy nêu rõ tên công trình, hạng mục thi công cùng với địa điểm xây dựng có sử dụng các loại máy móc, thiết bị cần kiểm tra.
Việc kê khai này cho nhà quản lý thấy rõ phạm vi kiểm tra máy móc đồng thời nắm rõ thông tin về công trình đó.
Ngoài đối tượng kiểm tra, biên bản kiểm tra máy móc thiết bị trước khi thi công cũng cần làm rõ thông tin về các thành phần trực tiếp tham gia cuộc nghiệm thu này.
Thông thường sẽ có Đại diện bên tư vấn giám sát công trình, Đại diện bên nhà thầu thi công và còn có Đại diện bên chủ đầu tư. Mỗi đơn vị này được gọi tắt lần lượt là A, B, C.
Trong đó, mỗi bên sẽ cần trình bày rõ Họ tên người đại diện kèm theo chức vụ hiện tại ở công ty.
Trong biên bản kiểm tra máy móc thiết bị trước khi thi công, bạn buộc phải thể hiện được những thành phần tham gia như trên, bởi đó chính là những người có chức năng, quyền hạn và đủ năng lực để tiến hành nghiệm thu các loại máy móc thiết bị trong thi công.
Nếu thiếu 1 trong các bên thì có thể mẫu biên bản này sẽ không đạt được mục đích vốn có.
Xem thêm: Cách viết mẫu biên bản nghiệm thu công trình chuẩn nhất
Dù là biên bản kiểm tra máy móc thiết bị trước thi công hay bất cứ loại biên bản nào khác thì cũng cần có yếu tố về thời gian.
Cụ thể, bạn cần ghi rõ thời điểm cần nghiệm thu và thời điểm kết thúc quá trình nghiệm thu. Thời gian cần ghi rõ từ giờ cho tới Ngày tháng năm để biên bản đạt độ thuyết phục cao nhất.
Dù là máy mới hay cũ thì khi nhập về doanh nghiệp vẫn phải yêu cầu người bán chuẩn bị những giấy tờ cần thiết để làm căn cứ sử dụng sau này. Như vậy khi tiến hành kiểm tra máy móc thiết bị trước khi thi công, người phụ trách cần xem xét các giấy tờ có liên quan bao gồm như sau:
- Phiếu yêu cầu nghiệm thu hay kiểm tra của nhà thầu gửi xuống
- Kiểm tra hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công cùng với những thay đổi thiết kế đã được chủ đầu tư đồng ý
- Kiểm tra về tài liệu hướng dẫn kỹ thuật
- Những văn bản khác có liên quan tới máy móc thiết bị cần kiểm tra
Đây chính là phần để bạn trình bày kết quả của cuộc kiểm tra, cụ thể sẽ nêu rõ Tên máy móc thiết bị cần kiểm tra; Ghi rõ Nguồn cung cấp (Nhà sản xuất); Chất lượng như thế nào và Tiêu chuẩn kỹ thuật ra sao?
Từng yếu tố này cần phải được làm rõ bởi vì đó là những nội dung chính mà Ban quản lý hay các bên quan tâm nhiều nhất.
Sau khi đã có kết quả nghiệm thu, các bên sẽ tiến hành đưa ra kết luận về việc có chấp nhận nghiệm thu với các máy móc thiết bị này hay không. Theo đó sẽ có 2 trường hợp xảy ra như sau:
- Trường hợp 1: Chấp nhận nghiệm thu các thiết bị vừa kiểm tra theo danh sách
- Trường hợp 2: Từ chối nghiệm thu với các thiết bị nhất định (ghi rõ tên) kèm theo lý do cụ thể như không đạt chất lượng, không đảm bảo tiêu chuẩn hay quy chuẩn cho phép,...
Xem thêm: Cùng tìm hiểu về mẫu báo cáo giám sát thi công chuẩn nhất hiện nay
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu thông tin chi tiết về nội dung mẫu biên bản kiểm tra máy móc thiết bị trước khi thi công, tuy nhiên một mẫu biên bản hoàn chỉnh không chỉ vậy. Hãy nhớ trình bày đầy đủ các yếu tố quan trọng như phần mở đầu hay phần kết một cách hiệu quả nhất.
Với phần mở đầu, đừng quên trình bày Quốc hiệu - Tiêu ngữ, Tiêu đề biên bản và Ngày tháng năm lập biên bản. Tiêu chuẩn hay quy cách trình bày cũng không có gì khác biệt khi chúng xuất hiện ở những văn bản hành chính khác, có lẽ điều này ai cũng nắm rõ.
Bên cạnh đó, ở phần kết hãy đảm bảo biên bản phải có đủ chữ ký của những thành phần có tham gia vào cuộc nghiệm thu máy móc thiết bị. Trong đó bao gồm Chữ ký của Đại điện tư vấn giám sát, chữ ký của Đại diện nhà thầu thi công và Chữ ký của Đại diện chủ đầu tư.
Bất kỳ một văn bản hành chính nào cũng không được phép xuất hiện lỗi chính tả, đương nhiên biên bản kiểm tra máy móc thiết bị trước khi thi công cũng không ngoại lệ.
Lỗi chính tả chính là nguyên nhân khiến cho người soạn thảo phải chỉnh sửa biên bản nhiều lần mà vẫn không được chấp nhận. Đồng thời sự xuất hiện của nó sẽ khiến cấp trên đánh giá không tốt về năng lực lẫn chuyên môn của bạn.
Biên bản kiểm tra máy móc thiết bị trước khi thi công đã được làm rõ, hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích để bạn sớm hoàn thành nhiệm vụ được giao và nhận về lời nhận xét tích cực từ sếp.
Máy móc thiết bị trong doanh nghiệp một khi đã đi vào hoạt động thì chắc chắn sẽ có lúc gặp trục trặc hoặc hỏng hóc. Trong trường hợp đó bạn cần gọi thợ đến sửa đồng thời lập mẫu biên bản sửa chữa thiết bị để làm căn cứ trình lên cấp trên. Mẫu biên bản này gồm có mấy phần và nội dung từng phần được trình bày ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn cập nhật những thông tin cơ bản nhất trong bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023