Không chỉ ứng viên mà nhà tuyển dụng cũng cần có sự chuẩn bị rất kỹ để buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ. Nhất là với những nhà tuyển dụng “tập sự” thì việc nắm được bí quyết phỏng vấn hiệu quả để tìm được ứng viên tiềm năng là vô cùng cần thiết. Đừng để mình mất thế chủ động trước ứng viên chỉ vì không có sự chuẩn bị kỹ càng nhé. Ghi nhớ 7 bí quyết phỏng vấn ứng viên trong bài viết dưới đây của Vieclam123.vn.
Khi nhận được yêu cầu cần tuyển thêm nhân sự cho vị trí nhất định từ cấp trên, bộ phận tuyển dụng cần nắm được số lượng tuyển dụng, công việc cụ thể, yêu cầu đối với ứng viên cũng như chế độ đãi ngộ.
Có như vậy, bạn mới có thể lập được bản JD đầy đủ, chi tiết và sẵn sàng trả lời thắc mắc của những ứng viên quan tâm. Lập được bản JD chi tiết giúp bạn dễ dàng so sánh CV ứng viên với yêu cầu được đặt ra, từ đó nhanh chóng chọn lọc được những ứng viên tiềm năng nhất.
Bạn có thể tìm hiểu JD là gì qua bài sau: JD là gì? Ý nghĩa của JD và Cách viết một bản JD chuẩn
Mỗi vị trí tuyển dụng lại yêu cầu ở ứng viên những kĩ năng, kinh nghiệm khác nhau. Bởi vậy, việc đặt đúng câu hỏi, phù hợp với từng vị trí giúp nhà tuyển dụng khai thác được ứng viên để chọn lựa ứng viên phù hợp nhất.
Ví dụ với những vị trí dành cho sinh viên mới ra trường, thực tập, sinh, nhà tuyển dụng nên chú trọng đến những câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp, định hướng tương lai, kỹ năng phù hợp thay vì những câu hỏi về kinh nghiệm và xử lí tình huống.
Với những vị trí dành cho nhân sự cấp cao, đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành thì nhà tuyển dụng cần “sâu sắc” hơn, xoáy sâu vào những thành tích đạt được, những khó khăn trong ngành và kinh nghiệm quản lí, giải quyết vấn đề hiệu quả.
Bí quyết phỏng vấn dành cho nhà tuyển dụng
Nếu đặt câu hỏi không phù hợp với ứng viên ứng tuyển ở những vị trí tuyển dụng khác nhau, sẽ rất khó để nhà tuyển dụng chọn được ứng viên như ý. Đặc biệt, nếu ứng viên giỏi giang mà nhà tuyển dụng đặt câu hỏi “quá xoàng” thì ngược lại ứng viên cũng sẽ phần nào không coi trọng vị trí tuyển dụng ở công ty.
Một số dạng câu hỏi nhà tuyển dụng có thể đưa ra như:
Những câu hỏi chung chung:
Giới thiệu khái quát bản thân bạn
Nêu điểm mạnh, điểm yếu của bạn
Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?
Tại sao bạn lựa chọn công ty của chúng tôi?
Theo bạn, kỹ năng nào cần thiết nhất cho vị trí công việc này?
Những câu hỏi phỏng vấn khó khai thác ứng viên:
Lý do bạn nghỉ việc ở công ty cũ là gì?
Bạn nghĩ mình xứng đáng với mức lương bao nhiêu?
Kinh nghiệm trong công việc của bạn là gì?
Kể về những thành tích bạn đã đạt được
Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?
Nếu chúng tôi không tuyển dụng bạn, bạn nghĩ là vì lí do gì?
Những câu hỏi tình huống: Câu hỏi tình huống là tổng hợp những tình huống thường gặp ở vị trí tuyển dụng. Đặt câu hỏi tình huống để nhà tuyển dụng đánh giá khả năng xử lí tình huống của ứng viên.
Hãy kể về một khó khăn trong công việc bạn từng đối mặt?
Bạn sẽ xử lí như thế nào nếu như….?
Nếu bạn và quản lí không hợp nhau, bạn sẽ làm gì?
Dành thời gian xem CV ứng viên cũng là cách bạn đánh giá và xếp hạng ứng viên dựa trên năng lực được thể hiện trong CV. Dựa trên những thông tin đã có, bạn sẽ biết cách để đặt ra câu hỏi để làm rõ, khai thác thêm thông tin ứng viên.
Bí quyết phỏng vấn dành cho nhà tuyển dụng
Không chỉ chuẩn bị trước bộ câu hỏi, nhà tuyển dụng cũng nên sẵn sàng tâm lí để trả lời những câu hỏi từ ứng viên về công việc của vị trí tuyển dụng, chế độ đãi ngộ, văn hóa, môi trường làm việc công ty,...
Tự tin giải đáp hết những thắc mắc của ứng viên sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp của nhà tuyển dụng. Đặc biệt, phần đàm phán lương là phần quan trọng trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng cũng nên có sẵn trong đầu những con số có thể chấp nhận được để có một buổi phỏng vấn thành công với cả hai bên.
Đừng quên cung cấp thông tin chi tiết về quy trình tuyển dụng, thời gian thông báo kết quả phỏng vấn để ứng viên chủ động trong việc chờ đợi kết quả.
Cũng giống như ứng viên tham gia phỏng vấn, nhà tuyển dụng cũng cần xây dựng hình ảnh bản thân thật chuyên nghiệp. Sự chuyên nghiệp của nhà tuyển dụng có thể được thể hiện qua những điều sau đây:
Trang phục chỉn chu, lịch sự: Trang phục của nhà tuyển dụng có thể là đồng phục công ty, cũng có thể là quần áo theo phong cách cá nhân nhưng cần phù hợp với văn hóa công ty và nghiêm chỉnh, lịch sự.
Không nói quá nhiều: Nhiệm vụ của người phỏng vấn là đặt câu hỏi, lắng nghe ứng viên và chọn lọc ứng viên tiềm năng. Vì vậy, hãy để 70% thời gian để ứng viên thể hiện bản thân họ. Nhà tuyển dụng chỉ nên cung cấp những thông tin cần thiết và đặt câu hỏi để khai thác ứng viên.
Chú ý ngôn ngữ cơ thể: Nhà tuyển dụng cần thể hiện tác phong chuyên nghiệp qua tư thế ngồi phỏng vấn, ánh mắt giao tiếp với ứng viên, thái độ lắng nghe để cho ứng viên thấy rằng họ đang được tôn trọng.
Không nói về những vấn đề cá nhân: Nhà tuyển dụng không nên đặt câu hỏi mang tính chất khai thác sâu vào đời sống cá nhân của ứng viên mà không liên quan đến công việc. Nếu ứng viên đặt câu hỏi về đời sống riêng tư, nhà tuyển dụng cũng có quyền từ chối không trả lời. Bàn bạc quá sâu về đời sống cá nhân trong buổi phỏng vấn sẽ phá hỏng cuộc phỏng vấn chuyên nghiệp mà bạn dày công xây dựng.
Bí quyết phỏng vấn dành cho nhà tuyển dụng
Để đảm bảo quy trình tuyển dụng được chuyên nghiệp, công bằng với tất cả ứng viên, nhà tuyển dụng nên xây dựng cấu trúc chung của một buổi phỏng vấn, bao gồm:
Giới thiệu: ứng viên và nhà tuyển dụng làm quen với nhau, tạo tâm lí thoải mái cho ứng viên
Đặt câu hỏi phỏng vấn: Đặt câu hỏi phỏng vấn phù hợp để đánh giá ứng viên
Giải đáp thắc mắc: Nhà tuyển dụng tạo cơ hội cho ứng viên đặt câu hỏi và giải đáp hết những thắc mắc của ứng viên liên quan đến công việc.
Thêm bài test nếu cần thiết: Nếu muốn đánh giá kỹ hơn về ứng viên, nhà tuyển dụng có thể sắp xếp để ứng viên làm thêm bài test để kiểm tra trình độ chuyên môn, kỹ năng, thái độ.
Để lựa chọn được ứng viên tiềm năng nhất, đáp ứng đủ các yêu cầu của vị trí tuyển dụng, nhà tuyển dụng cần xây dựng hệ thống đánh giá thật chỉn chu với các tiêu chí nhất định.
Nếu chỉ dựa trên cảm tính, sự yêu thích hoặc so sánh giữa các ứng viên đến tham gia phỏng vấn thì rất có thể bạn chỉ chọn được người ấn tượng nhất giữa các ứng viên chứ không phải người phù hợp nhất với công việc.
Hệ thống đánh giá sẽ giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn khách quan hơn và đẩy nhanh tiến độ tuyển dụng cũng như tăng tỉ lệ tìm được ứng viên tiềm năng phù hợp.
Nhà tuyển dụng chính là đại diện của công ty để thể hiện văn hóa doanh nghiệp đối với ứng viên. Vì vậy, hãy chuẩn bị thật tốt để mỗi ứng viên đến tham gia phỏng vấn đều có ấn tượng tốt với công ty bạn đang làm việc.
Hy vọng 7 bí quyết phỏng vấn tìm ứng viên tiềm năng trên đây đã giúp những nhà tuyển dụng mới vào nghề tự tin hơn khi sắp xếp các buổi phỏng vấn tuyển dụng nhân sự. Vieclam123.vn chúc các nhà tuyển dụng thành công trên chặng đường tương lai!
Chia sẻ