close
cách
cách cách cách cách cách

Bạn thích hay không thích điều gì ở công việc trước đây của mình?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong một buổi phỏng vấn xin việc, rất dễ dàng để bạn có thể khen ngợi, nói những điều tốt đẹp về vị trí công việc trước của mình. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận khi trả lời câu hỏi về những điều bạn cảm thấy còn hạn chế ở công ty trước đây. Một buổi phỏng vấn xin việc không phải là nơi thích hợp để bạn than vãn, giải tỏa cảm xúc. Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý khi trả lời loại câu hỏi phỏng vấn xin việc này.

Một số biến thể của câu hỏi mà người phỏng vấn có thể sẽ sử dụng:

  • Bạn thích và không thích điều gì ở công việc cũ của mình?

  • Bạn thích điều gì nhất ở vị trí công việc trước của mình?

  • Bạn không thích điều gì nhất ở vị trí công việc trước của mình?

  • Những khía cạnh tốt nhất và tồi tệ nhất ở công ty trước của bạn là gì?

Những điều người phỏng vấn thực sự muốn biết

Khi sử dụng những dạng câu hỏi như trên hay chính là hỏi về cảm xúc của bạn đối với công việc trước đây, nhà tuyển dụng sẽ không thực sự quan tâm đến nội dung những điều mà bạn liệt kê ra là điểm tốt hay xấu của công ty trước. Cái họ thật sự muốn quan sát ở đây là thái độ, giọng điệu, tính cách, EQ của bạn khi đưa ra câu trả lời. Những chi tiết về điều bạn thích hay không thích ở một công ty cũng sẽ thể hiện liệu bạn có thật sự phù hợp với văn hóa, môi trường làm việc của công ty mà bạn đang ứng tuyển hay không.

Cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn xin việc về công việc trước đây của bạn

Cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn xin việc về công việc trước đây của bạn

Chiến lược tốt nhất để sử dụng ở trường hợp này là hãy tập trung vào những mặt tích cực trong việc trước đây của bạn. Hơn nữa, bạn có thể đề cập đến việc những kinh nghiệm đó ở công ty cũ đã giúp bạn như thế nào trong việc chuẩn bị và đảm nhận một vai trò mới - tiến bộ hơn cũng như đầy thử thách hơn tại một công ty khác.

Bạn cũng sẽ không muốn người phỏng vấn nghĩ rằng bạn là một nhân viên tiêu cực, hay có những suy nghĩ tiêu cực về công việc và công ty. Họ có thể thắc mắc rằng liệu bạn có làm điều tương tự với công ty họ khi quyết định chuyển đi sau một khoảng thời gian làm việc tại đó hay không. Thêm vào đó, bạn không nên cho người phỏng vấn ấn tượng rằng bạn là một nhân viên nhỏ nhen, hay phàn nàn, dễ thù oán, hoặc là người khó làm việc cùng. 

Chú ý: Đừng tỏ ra quá tiêu cực khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn xin việc về những điều bạn không thích ở công việc và công ty cũ.

Nếu nhà tuyển dụng bắt buộc bạn nói một điều gì đó tiêu cực - hoặc trong buổi phỏng vấn, bạn nhận ra rằng, người phỏng vấn sẽ không bao giờ hài lòng với câu trả lời của bạn trừ khi bạn nhắc về một điều gì đó tiêu cực - hãy tập trung câu trả lời của bạn vào những nhiệm vụ, tình huống hoặc cấu trúc của công ty mang tính tiêu cực, chứ không phải con người.

Sẽ càng tốt hơn nếu điểm tiêu cực đó có thể được cải thiện một cách dễ dàng ở công ty mà bạn đang phỏng vấn hiện tại (là điểm mạnh của công ty hiện tại). Ví dụ: 

" Tôi thường cảm thấy thất vọng vì những mặt còn hạn chế trong hệ thống quản lý nội dung ở công ty trước - hệ thống này rất chậm và dễ gặp sự cố. Đó là lý do vì sao tôi cảm thấy nhẹ nhõm hẳn khi nghe bạn nói rằng hệ thống quản lý của công ty bạn đã được cập nhật gần đây."

Ví dụ về các câu trả lời mẫu cho bạn tham khảo.

Hãy tham khảo các ví dụ sau và hình thành câu trả lời của riêng bạn về những điều bạn thích hay không thích ở công việc trước.

Ví dụ về các câu trả lời mẫu cho bạn tham khảo.

Ví dụ 1: Tôi rất thích những người đã làm việc chung với tôi trong quá khứ. Đó là một bầu không khí vô cùng thân thiện và vui vẻ, tôi thực sự tận hưởng việc đi làm vào mỗi sáng. Tôi cảm thấy đội ngũ lãnh đạo ở đó cũng rất tuyệt vời. Họ biết tên tất cả các nhân viên và luôn cố gắng tạo ra những mối liên hệ cá nhân để không ai cảm thấy bị bỏ rơi. Tôi cũng rất thích việc công ty đã vươn tay hỗ trợ, làm việc với các cộng đồng và tổ chức địa phương. 

=> Câu trả lời này rất chi tiết! Thông qua câu trả lời, chúng ta có thể thấy được sự kết nối cá nhân chính là ưu tiên hàng đầu khi lựa chọn công việc của ứng viên. Câu trả lời thành thật này thể hiện những điều mà ứng viên đề cao, coi trọng với tư cách là một nhân viên của công ty. Hơn nữa, giọng điệu của câu trả lời nhìn chung rất tích cực. 

Ví dụ 2: Một trong những lý do khiến tôi rời khỏi công ty cũ là vì tôi cảm thấy công việc không đủ tính thử thách, không giúp tôi phát triển được khả năng của mình. Khi tôi mới ra trường, công ty cũ đã mang đến cho tôi một cơ hội tuyệt vời - một vị trí khởi đầu rất tốt. Đây là điều mà tôi sẽ luôn cảm thấy biết ơn đối với công ty cũ của mình. Tuy nhiên, sau nhiều năm công tác tại công ty, tôi cảm thấy mình không thể phát huy hết khả năng của bản thân vì sự thiếu hụt các cơ hội cũng như những thử thách thật sự. Hơn nữa, tôi sẽ không thể thăng tiến một cách ổn định trong công ty, không phải vì tôi không thể mà là vì công ty không áp dụng các chính sách, chế độ thăng tiến như thông thường. Mặc dù tôi rất thích mọi người và không khí làm việc ở đó cũng như đánh giá rất cao các kỹ năng mà tôi học được từ công ty, tôi nhận ra rằng với khả năng của mình, tôi hoàn toàn có thể cống hiến tốt hơn ở một công ty khác, nơi có nhiều cơ hội hơn; nơi mà khả năng của tôi được công nhận nhiều hơn cũng như có cơ hội phát triển hơn.

=> Sự không ngừng thử thách bản thân khiến ứng viên có vẻ là một người chăm chỉ. Ứng viên cũng có vẻ khá trung thành (Sau nhiều năm công tác). Đây là một điều tốt, vì các nhà tuyển dụng sẽ muốn thuê một nhân viên trung thành, tận tâm, biết gắn bó. 

Ví dụ 3: Với kinh nghiệm làm việc tại Công ty ABC, tôi đã học được rất nhiều về các tác phong quản lý cũng như các chiến lược khác nhau để duy trì sự hợp tác trong một dự án nhóm lớn. Tôi cảm thấy một điều quan trọng tương tự những kinh nghiệm có giá trị này là tôi rất háo hức được thực hiện các dự án chuyên sâu hơn, nơi tôi sẽ có cơ hội làm người lãnh đạo hơn là một vị trí gần như vậy trong công việc trước của mình. 

=> Câu trả lời này tập trung vào những khía cạnh tích cực trong công việc trước đây của ứng viên. Hơn nữa, ứng viên đã thể hiện được sự liên quan giữa hai công việc trong quá khứ và hiện tại. Từ đó, các kinh nghiệm trong công việc trước sẽ hỗ trợ được ứng viên ở vị trí hiện tại.

Ví dụ 4: Mặc dù tất cả mọi người ở công ty cũ đều rất tuyệt vời để làm việc cùng, tôi cảm thấy các cơ hội dành cho bản thân bị giới hạn bởi cấu trúc và quy mô của công ty. Tôi tin rằng một công ty tầm cỡ và có sự ảnh hưởng quốc tế sẽ sở hữu nhiều thách thức và cơ hội hơn một công ty nhỏ. Vị trí công việc mà công ty bạn đang tuyển dụng rất phù hợp với bộ kỹ năng của tôi. Và tôi cảm thấy rằng nếu được nhận, tôi sẽ có thể đóng góp rất nhiều cho bộ phận tiếp thị (hoặc nhân sự hoặc IT) của bạn.

=> Câu trả lời trên tập trung vào khía cạnh tiêu cực của cơ cấu, cấu trúc công ty. Từ đó làm nổi bật lý do tại sao công ty mới lại phù hợp hơn với ứng viên. 

Các mẹo để có được câu trả lời hay nhất

Các mẹo để có được câu trả lời hay nhất

Thể hiện nguồn năng lượng tích cực. Kỹ năng làm việc là một trong những yếu tố quan trọng, nhưng nhà tuyển dụng cũng đang tìm kiếm các ứng viên có lòng nhiệt huyết, sự tận tâm và nguồn năng lượng tích cực. Hãy tránh sự phàn nàn trong câu trả lời của bạn. Thay vào đó, hãy tập trung câu trả lời vào những trải nghiệm có phần tích cực với công ty hiện tại (hoặc trước đây) của bạn.  

Đề cập đến những mặt tích cực chứng minh được sự phù hợp giữa bạn với văn hóa công ty hoặc các kỹ năng của bạn. Khi thể hiện những điều tích cực về cả vị trí công việc lẫn công ty trước đây của bạn, bạn đang đồng thời chứng minh rằng bản thân là một ứng viên có sự linh hoạt, có thể thích ứng nhanh trong mọi hoàn cảnh và biết cách xử lý vấn đề. Vì vậy, nó thể hiện rằng, có lẽ, bạn cũng sẽ làm được điều tương tự với công việc mà bạn đang ứng tuyển hiện tại. Từ đó, góp phần cải thiện khả năng được chọn cho vị trí công việc đó của bạn. 

Kết thúc câu trả lời bằng một điều tích cực. Bạn hãy bắt đầu câu trả lời của mình bằng một điều tích cực. Sau đó, nói về một điều tiêu cực và cố gắng kết thúc bằng một điều tích cực. Bạn có thể làm điều đó bằng cách nói về các phương pháp đã sử dụng để xử lý những vấn đề bạn không thích cũng như kết quả đã đạt được ở công ty cũ hoặc liên hệ điều bạn nói với công việc mà bạn đang ứng tuyển (điểm yếu của công ty cũ là điểm mạnh của công ty mới).

Tập trung vào công việc hơn là con người. Đây không phải là lúc để bạn phàn nàn về những đồng nghiệp hay người quản lý ở công ty cũ. Thay vào đó, hãy nhắc đến các vấn đề trong cơ cấu hoặc đặc điểm chung của công ty, ví dụ như sự thiếu hụt trầm trọng các cơ hội hay thử thách công việc hoặc các nhiệm vụ khiến bạn nản lòng,...

Những điều không nên nói

Đừng nói xấu nhà tuyển dụng hoặc các đồng nghiệp cũ của bạn. Điều này sẽ thể hiện tính cách con người bạn. Liệu bạn có sự tôn trọng tối thiểu đối với cấp trên và những người đã từng làm việc với mình hay không? Hơn nữa, nó cũng gián tiếp thể hiện thái độ và cách ứng xử của bạn trong công việc cùng các tình huống thường ngày khác nữa.

Đừng lựa chọn một khía cạnh tiêu cực không phổ biến trong ngành. Đừng tự làm khó bản thân mình vì biết đâu điều hy hữu đó lại tồn tại trong công ty mà bạn đang phỏng vấn. Điều này có thể sẽ khiến bạn bị loại lúc nào không hay. 

Hãy trung thực. Như bạn có thể thấy, mục tiêu ở đây là đưa ra một câu trả lời có chiến lược. Tuy nhiên, mọi câu trả lời đều cần sự trung thực. Nếu bạn thật sự yêu thích một điều gì đó, hãy để nó tỏa sáng và giải thích chi tiết lý do tại sao bạn cảm thấy nó tuyệt đến vậy. Còn nếu bạn thấy khó chịu với một khía cạnh nào đó, hãy đề cập đến nó một cách khách quan và không để cảm xúc lấn át câu trả lời của bạn.

Các câu hỏi có thể xảy ra tiếp theo

Các câu hỏi có thể xảy ra tiếp theo

Trong một buổi phỏng vấn xin việc, có thể bạn sẽ được hỏi rất nhiều loại câu hỏi khác nhau. Vì vậy, hãy chuẩn bị trước câu trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn xin việc phổ biến. Dưới đây là một số câu hỏi có thể xảy ra sau câu hỏi phỏng vấn xin việc về vị trí công việc và công ty cũ của bạn:

  • Điều gì là đáng giá nhất/ít đáng giá nhất trong công việc trước đây của bạn? 

  • Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty trước? 

  • Công ty của chúng tôi tốt hơn công ty hiện tại (trước đây) của bạn như thế nào?

Tổng kết

Duy trì sự tích cực khi trả lời câu hỏi

Đừng trút giận hay phàn nàn trong lúc đưa ra câu trả lời. Hãy thể hiện rằng bạn là một người tích cực, linh hoạt, thoải mái, dễ làm việc chung thay vì là người khó tính, dễ ghi thù. 

Tập trung vào sự việc hơn là con người

Tránh việc nói xấu cấp trên hoặc các đồng nghiệp khi đề cập đến một vấn đề tiêu cực mà bạn không thích ở công ty cũ. 

Gây ấn tượng rằng bạn là người phù hợp cho công việc/với công ty

Khi nói về những mặt tích cực và tiêu cực mà bạn thích hay không thích ở công ty cũ, hãy tận dụng cơ hội để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng rằng bạn là ứng viên phù hợp nhất, nên thuê nhất cho vị trí công việc hiện tại. Hãy sử dụng cơ hội này một cách khôn ngoan nhất có thể!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.