Trong lĩnh vực Kế toán, một trong những loại báo cáo tài chính vô cùng quan trọng đó chính là bảng cân đối Kế toán. Và điều này có một vai trò quan trọng đối với Kế toán viên. Một trong số đó, câu hỏi balance trong Kế toán là gì chắc hẳn là một câu hỏi được đặt ra với nhiều người. Để tìm được lời giải đáp chuẩn xác nhất thì hãy cùng khám phá ngay nội dung sau của vieclam123.vn nhé!
MỤC LỤC
Khi làm việc trong lĩnh vực Kế toán chắc hẳn mỗi Kế toán viên đều không còn xa lạ gì với các loại báo cáo tài chính. Trong đó sẽ không thể nào thiếu đi được bảng cân đối Kế toán. Đây là một dạng báo cáo tài chính tổng hợp. Vậy, balance trong Kế toán là gì?
Balance trong tiếng Anh được dịch nghĩa là “sự cân bằng”, đối với những lĩnh vực khác thì balance vẫn được hiểu nguyên đúng ý nghĩa có nó. Nhưng đối với Kế toán thì balance lại mang một ý nghĩa lớn hơn và đó chính là sự cân đối trong bảng cân đối Kế toán.
Bảng cân đối Kế toán trong tiếng Anh là balance sheet, đây chính là bảng báo cáo tài chính tổng hợp và phản ánh toán bộ số tài sản và nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp trong một thời điểm nhất định nào đó.
Bảng cân đối Kế toán chính là một loại báo có quan trong trong tất cả các loại báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nhờ có bảng cân đối Kế toán thì doanh nghiệp có thể vận hành và sử dụng nguồn tài chính một cách hiệu quả. Đây cùng là bảng thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời điểm nhất định nào đó.
Như vậy, qua đây chúng ta có thể hiểu được định nghĩa của balance trong Kế toán. Đây chính là sự cân đối trong bảng cân đối Kế toán. Từ đây chúng ta có thể thấy được rằng để tạo ra sự cân bằng trong bảng cân đối Kế toán là rất quan trọng và có sự ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Theo như nguyên tắc cân đối thì bảng cân đối Kế toán sẽ được chia thành hai phần đó chính là tài sản và nguồn vốn. Đây cũng chính là hai thành phần chính có trong bảng cân đối Kế toán. Vậy nguyên tắc balance trong Kế toán là gì?
Với nguyên tắc cân đối trong Kế toán thì tổng tài sản sẽ phải bằng tổng nguồn vốn. Đây chính là nguyên tắc chung nhất để có thể lập được bảng cân đối Kế toán.
Trong đó thì phần tài sản sẽ được liệt kê theo tính thanh khoản giảm dần từ phần trên xuống phần dưới. Để bạn dễ hiểu hơn thì tính thanh khoản ở đây chính là tính dễ chuyển đổi thành tiền mặt. Tài sản trong bảng cân đối Kế toán sẽ được phân chia thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn:
- Những loại tài sản ngắn hạn gồm: tiền và những tài khoản tương đương với tiền, hàng tồn kho, khoản phải thu, chứng khoán ngắn hạn, chi phí trả trước,...
- Những loại tài sản dài hạn trong bảng cân đối Kế toán bao gồm: các tài sản cố định, khoản đầu tư dài hạn và tài sản vô hình.
Đây chính là phần sắp xếp theo tính cấp bách yêu cầu hoàn trả. Vì thế cho nên phần nguồn vốn sẽ được sắp xếp theo trật tự từ vốn nợ cho đến vốn chủ sở hữu.
Trong đó thì nguồn vốn nợ sẽ gồm là các nguồn vốn chiện dụng, các khoản nợ phải trả và được sắp xếp theo thứ tự là nợ ngắn hạn, nợ trung hạn và nợ dài hạn. Còn đối với vốn chủ sở hữu là tài sản thuộc về doanh nghiệp hoặc các cổ đông, đây còn được gọi với cái tên là tài sản ròng.
Sự cân bằng trong bảng cân đối Kế toán luôn là điều bắt buộc và phải đảm bảo giữa nguồn vốn và tài sản phải có sự bằng nhau. Nếu không có sự bằng nhau về hai yếu tố này thì việc lập bảng cân đối Kế toán đã bị sai hoặc có sự sai sót trong quá trình hạch toán. Với mỗi yếu tố trong thành phần bảng cân đối Kế toán đều sẽ có những ý nghĩa về cả mặt pháp lý cũng như là kinh tế.
Về phần tài sản thì nó sẽ phản ánh giá trị của các tài sản trong doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Những số liệu trong phần đầu tài sản sẽ phản ánh được tất cả các quy mô của tài sản trong doanh nghiệp bằng tiền hoặc các khoản phải thu, tài sản cố định,...Qua đây quy mô về vốn hay việc sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ được đánh giá một cách tổng quát nhất.
Với nguồn vốn thì sẽ cho biết doanh nghiệp có trách nhiệm pháp lý đối với các khoản nợ cần phải trả là bao nhiêu đồng thời thì chủ sở hữu sẽ biết được giới hạn trách nhiệm với các chủ nợ trong các khoản nợ của doanh nghiệp. Những số liệu tổng nguồn vốn sẽ thể hiện được những quy mô và cơ cấu của các nguồn vốn. Từ đây có thể đánh giá được một cách chi tiết về tài chính cũng như rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
Như vậy, sau khi đã nắm được khái niệm của balance trong Kế toán là gì và những thông tin liên quan thì các Kế toán viên, những người theo đuổi ngành Kế toán cần phải nắm bắt được về cách trình bày bảng cân đối Kế toán. Đây chính là điều quan trọng để có thể tạo ra được sự cân bằng trong bảng cân đối Kế toán.
Tùy theo chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp thì bảng cân đối Kế toán ở mỗi nơi sẽ có những điểm khác biệt nhau. Nhưng nhìn chung là khoản tài sản và nợ phải trả sẽ phải được trình bày một cách riêng biệt. Cơ sở để lập lên bảng cân đối Kế toán sẽ căn cứ theo sổ Kế toán tổng hợp, bảng tổng hợp chi tiết, bảng cân đối Kế toán từ năm trước, thẻ Kế toán.
Việc lập bảng cân đối Kế toán sẽ phản ánh theo giá trị sổ sách của các tài sản và được lập theo nguyên tắc giá gốc cho nên sự ăn khớp với giá trị tài sản theo sổ sách và tài sản trên thị trường là rất khó. Đây cũng chính là điểm hạn chế lớn của bảng cân đối Kế toán.
Không những thế thì bảng cân đối Kế toán còn chỉ phản ảnh về số liệu tại đúng thời điểm lập cho nên số liệu trên bảng sẽ rất khó để mà đánh giá theo thời kỳ hoặc là theo giai đoạn.
Như vậy, balance trong Kế toán chính là bảng cân đối Kế toán dùng để thể hiện những tình hình tổng quát về tài sản của doanh nghiệp. Đây là bản cáo cáo tài chính quan trọng để doanh nghiệp sử dụng một cách hiệu quả nhất. Với bảng cân đối Kế toán thì bên cạnh đó bạn cần nắm thêm những thông tin lưu ý sau đây:
- Đây là báo cáo tài sản, báo cáo nợ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, báo cáo tài chính. Đây chính là 1 trong số các bản báo cáo tài chính quan trọng của doanh nghiệp.
- Khi phân tích để tính toán tài chính thì cần sử dụng balance sheet cùng với các loại báo cáo tài chính khác để được con số tính toán chính xác.
Hy vọng rằng với những nội dung trên đã giúp cho bạn nắm bắt được balance trong Kế toán là gì và các thông tin liên quan đến bảng cân đối Kế toán. Hãy luôn đồng hãy và theo dõi những bài viết của chúng tôi để có thêm nhiều thông tin thật thú vị nhé!
Chứng chỉ hành nghề kiểm toán là một trong những tài liệu bắt buộc phải có đối với những cá nhân muốn hành nghề kiểm toán. Vậy, bạn có biết những chứng chỉ hành nghề kiểm toán phải có là gì chưa? Xem ngay bài viết sau để có thêm những thông tin chính xác nhất về chứng chỉ hành nghề kiểm toán phổ biến nhất hiện nay.
MỤC LỤC
Chia sẻ