close
cách
cách cách cách cách cách

Bác sĩ cấp cứu là gì? Khám phá công việc của anh hùng trong phòng bệnh

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong những tình huống khẩn cấp, bác sĩ cấp cứu luôn là người túc trực, chữa trị cho các bệnh nhân nhanh chóng và kịp thời nhất. Có thể nói, công việc này ẩn chứa những áp lực vô hình đè nặng lên đôi vai của họ, đòi hỏi họ cần có một “tinh thần thép” nếu chẳng may có bệnh nhân không qua khỏi. Vậy bác sĩ cấp cứu là gì? Cùng khám phá những thông tin về vị anh hùng thầm lặng trong phòng cấp cứu nhé!

1. Bác sĩ cấp cứu là gì? Họ làm công việc gì?

1.1. Bác sĩ cấp cứu là gì?

Bác sĩ cấp cứu (Emergency doctor) là người chăm sóc bệnh nhân, những ca bệnh cần chăm sóc và điều trị y tế lập tức vì một số lý do nào đó như chấn thương, tai nạn,... Công việc của những người bác sĩ cấp cứu thường không phân biệt lứa tuổi và diễn ra một cách đột xuất. Họ là người có trách nhiệm chính trong việc hồi sức và đảm bảo ổn định sức khỏe cho bệnh nhân, điều trị, chẩn đoán bệnh trong giai đoạn cấp thiết.

Tìm hiểu bác sĩ cấp cứu là gì
Tìm hiểu bác sĩ cấp cứu là gì

Bác sĩ cấp cứu có thể làm việc tại cơ sở chăm sóc bệnh nhân chính như phòng khám chăm sóc khẩn cấp, hay làm việc tại khoa cấp cứu bệnh viện qua những đơn vị, dịch vụ y tế chăm sóc khẩn cấp, đặc biệt.

1.2. Công việc và nhiệm vụ của bác sĩ cấp cứu

Sau khi đã biết được bác sĩ cấp cứu là gì, để hiểu rõ hơn về vị trí này, chúng ta cùng tìm hiểu nhiệm vụ và công việc của họ nhé!

Khi tiếp xúc với bệnh nhân, bác sĩ cấp cứu sẽ tiến hành chẩn đoán, xác định vấn đề, biết được tình hình của bệnh nhân và can thiệp bằng những biện pháp khẩn cấp, kịp thời. Nếu cơ sở y tế hiện tại không đủ thiết bị y tế để chữa trị thì cần chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế có đủ trang thiết bị, chăm sóc bệnh nhân tại xe cấp cứu và khi đi tới bệnh viện cần báo cáo tình trạng bệnh nhân cho nhân viên y tế trực.

Công việc và nhiệm vụ của bác sĩ cấp cứu
Công việc và nhiệm vụ của bác sĩ cấp cứu

Bác sĩ cấp cứu cũng là người thông báo bệnh nhân có tình trạng sức khỏe thế nào cho trung tâm để đảm bảo công tác chữa trị được thực hiện kịp thời. Bên cạnh đó, bác sĩ cấp cứu sẽ điều trị vết thương, cung cấp hô hấp nhân tạo khi cần thiết, ngăn ngừa bệnh nhân chảy máu cả bên trong và bên ngoài.

Khi bệnh nhân bị nhiễm độc, cần sử dụng các biện pháp nhanh chóng, kịp thời để chất độc không nhiễm vào da, nội tạng, giữ vững tinh thần ổn định của bệnh nhân. Nếu cần thiết, họ cũng là người đo thân nhiệt, huyết áp và tiêm cho bệnh nhân.

Bác sĩ cấp cứu cũng là người quản lý hồ sơ bệnh nhân, lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân, quản lý thuốc, kiểm tra và theo dõi tình trạng của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân khỏe lại, tiến hành cho bệnh nhân xuất viện và hướng dẫn bệnh nhân tự chăm sóc tại nhà.

Hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc sức khỏe tại nhà
Hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc sức khỏe tại nhà

2. Cách để trở thành một bác sĩ cấp cứu chuyên nghiệp

2.1. Kiến thức chuyên môn

Công việc của một bác sĩ cấp cứu đòi hỏi kiến thức chuyên môn vô cùng cao, do vậy mà các bác sĩ cấp cứu cần phải được đào tạo và tốt nghiệp tại các trường Đại học Y, chuyên ngành bác sĩ đa khoa, đã có chuyên khoa hoặc chuyên khoa sơ bộ.

Bên cạnh đó, để có thể làm việc trong ngành y thì bác sĩ cấp cứu cần phải có chứng chỉ hành nghề chuyên môn, có khả năng phán đoán bệnh nhanh chóng, nắm chắc các kiến thức chuyên môn và có kỹ năng cấp cứu, thăm khám cho bệnh nhân.

2.2. Kỹ năng cần có

2.2.1. Kỹ năng chẩn đoán

Khi bệnh nhân vào phòng cấp cứu, bác sĩ cấp cứu cần phải có kỹ năng chẩn đoán để biết được tình trạng hiện tại của bệnh nhân, từ đó đưa ra phương pháp chữa trị kịp thời cho bệnh nhân. Kiểm tra bệnh nhân có còn tỉnh táo hay không, nếu có thì hỏi bệnh nhân một số câu hỏi để hiểu rõ hơn bệnh tình của họ. Đồng thời, bác sĩ cấp cứu sẽ phán đoán bệnh nhân bị tai nạn, gãy xương, ngộ độc hay chấn thương nội tạng,... qua đó có thể đánh giá, phán đoán chính xác tình trạng của họ.

Kỹ năng chẩn đoán tình trạng bệnh nhân
Kỹ năng chẩn đoán tình trạng bệnh nhân

2.2.2. Đưa ra quyết định nhanh chóng và chú ý tới tiểu tiết

Bác sĩ cấp cứu cần phải đưa ra quyết định nhanh chóng nhất cho bệnh nhân, quyết định xem họ cần gì kế tiếp như quyết định bệnh nhân nên phẫu thuật, điều tới khoa phẫu thuật chấn thương hoặc nếu sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, thì bác sĩ tại khoa cấp cứu quyết định bệnh nhân có nhập viện hay không hay có cần phải theo dõi thêm hay không…

Nếu bệnh nhân gặp phải chấn thương, việc bác sĩ cấp cứu chú ý tới các tiểu tiết nhỏ là vô cùng cần thiết. Bởi bệnh nhân có thể bị chấn thương này nhưng có thể sẽ có chấn thương còn nặng hơn, cần điều trị những trường hợp khẩn cấp trước. Từ đó, bác sĩ có thể kết luận rõ ràng và bệnh nhân có thể được điều trị đúng hướng.

2.2.3. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng không thể thiếu đối với bác sĩ cấp cứu, họ cần phải giao tiếp với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, các bác sĩ, phụ tá hay cấp trên… Kỹ năng giao tiếp tốt, giọng nói dễ dàng, dễ hiểu sẽ giúp quá trình cấp cứu, chữa trị cho bệnh nhân được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

2.2.4. Chịu được căng thẳng, áp lực

Không phải trường hợp cấp cứu nào cũng thành công hay không phải trường hợp nào cũng diễn ra nhanh chóng, do đó bác sĩ cấp cứu cần phải là người chịu được áp lực, căng thẳng, điều chỉnh cảm xúc của bản thân mình luôn ổn định. Nhiều lúc, các bác sĩ sẽ phải cấp cứu cho bệnh nhân liên tục trong nhiều giờ hoặc cho nhiều bệnh nhân liên tục và các bác sĩ sẽ không có thời gian nghỉ ngơi, do đó đòi hỏi bạn cần phải chịu được áp lực công việc cao và công việc dồn liên tục.

Chịu được căng thẳng và áp lực cao
Chịu được căng thẳng và áp lực cao

Ngoài các kỹ năng kể trên, bác sĩ cấp cứu còn cần có kỹ năng làm việc nhóm, khả năng tập trung cao độ, ghi nhớ lâu và có kỹ năng uyển chuyển trong công việc…

3. Lương bác sĩ cấp cứu bao nhiêu?

Bác sĩ cấp cứu là những người làm việc “luôn tay luôn chân”, đặc biệt là khi bệnh viện, phòng khám quả tải. Nghề này có thể coi là “làm dâu trăm họ”, vất vả, trách nhiệm đặc biệt lớn và khối lượng công việc nhiều. Để bù đắp những công sức mà họ bỏ ra, mức lương và quyền lợi mà vị trí này nhận được là hoàn toàn xứng đáng với thu nhập vô cùng hấp dẫn.

Tùy theo năng lực, kinh nghiệm mà mức lương của bác sĩ khoa cấp cứu sẽ khác nhau, trung bình từ 15 tới 25 triệu/ tháng hoặc có thể cao hơn nữa tùy quy mô bệnh viện và năng lực làm việc. 

Ngoài mức lương, vị trí này còn nhận được những khoản trợ cấp, phụ cấp công tác, trực đêm, hưởng lương tháng 13… Không những vậy, bạn còn có thể nhận được các chính sách, chế độ về bảo hiểm sức khỏe, được phép nghỉ lễ, Tết theo quy định và rèn luyện được nhiều kỹ năng quan trọng trong quá trình làm việc. Nếu biết phấn đấu, có năng lực và kinh nghiệm, bác sĩ cấp cứu có thể trở thành phó khoa hoặc trưởng khoa của bệnh viện.

Lương bác sĩ cấp cứu vô cùng hấp dẫn
Lương bác sĩ cấp cứu vô cùng hấp dẫn

Để có thể tìm việc làm bác sĩ cấp cứu nhanh chóng và đúng khu vực mà mình mong muốn, hãy truy cập vieclam123.vn ngay hôm nay, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn tìm việc làm hiệu quả nhất!

Trên đây là thông tin quan trọng về vị trí bác sĩ cấp cứu và cách để trở thành bác sĩ cấp cứu. Sau khi hiểu được bác sĩ cấp cứu là gì, liệu bạn có yêu thích nghề nghiệp này hay không? Nếu có, đừng quên học tập thật chăm chỉ, phấn đấu và cố gắng rèn luyện, trau dồi kiến thức, kỹ năng để trở thành một bác sĩ cấp cứu thật giỏi nhé! Chúc bạn thành công!

Điều dưỡng nha khoa là gì?

Điều dưỡng nha khoa là một vị trí quan trọng trong các phòng khám nha khoa, hỗ trợ bệnh nhân và bác sĩ theo dõi, chăm sóc sức khỏe răng miệng. Để hiểu hơn về vị trí điều dưỡng nha khoa, hãy truy cập bài viết dưới đây nhé!

Điều dưỡng nha khoa là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.