close
cách
cách cách cách cách cách

Cách truyền cảm hứng thúc đẩy các nhân viên phát triển tốt nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Truyền cảm hứng thúc đẩy các nhân viên phát triển sẽ giúp nhân viên có thêm động lực trong công việc. Việc truyền cảm hứng phát triển cho nhân viên sẽ giúp bạn giữ chân nhân viên tốt hơn.

1. Tạo ra một môi trường cải tiến liên tục

Tạo ra một môi trường cải tiến liên tục

“Nếu bạn vẫn giữ nguyên một vị trí sau hai năm làm việc, điều đó có nghĩa là tôi đã thất bại.” Tuyên bố này được đưa ra từ Phó Chủ tịch một công ty đến một nhân viên đã nhận lời làm việc cho công ty ngay từ khi mới tốt nghiệp đại học. Câu nói này đã để lại một ấn tượng rất sâu sắc với người nhân viên. Anh ta chưa bao giờ nghĩ rằng việc giúp đỡ nhân viên phát triển và trưởng thành là một phần vai trò của người lãnh đạo.

Hiện tại, người nhân viên mới năm xưa đang tiến hành trao đổi công việc cụ thể với một nhân viên trẻ, mới - một sinh viên mới tốt nghiệp và lần đầu tiên có được một công việc chính thức. Lúc này, anh ta đã nhận ra rằng thật không thực tế và khôn ngoan khi nghĩ mỗi người đều đã sẵn sàng và đủ năng lực để bước tiếp sau quãng thời gian hai năm.

2. Những việc làm khó hơn sẽ mất nhiều thời gian để học hỏi hơn

Những việc làm khó hơn sẽ mất nhiều thời gian để học hỏi hơn 

Công việc ở vị trí càng cao hoặc với độ khó càng cao, các bạn sẽ cần dành càng nhiều thời gian để học tập, lĩnh hội chúng trước khi có thể bước tiếp trên bậc thang thăng tiến. Nếu không, bạn sẽ không đủ năng lực và chưa sẵn sàng cho các yêu cầu của cấp độ công việc tiếp theo. Tuy nhiên, cho dù nhân viên đang ở cấp độ nào, các nhà lãnh đạo cũng nên liên tục tìm kiếm cơ hội cho họ phát triển không ngừng trên con đường sự nghiệp của mình.

Chú ý: Sự phát triển liên tục ở đây không chỉ liên quan đến vấn đề thăng chức và gia tăng trách nhiệm trong công việc. Nó bao gồm tất cả các khía cạnh xoay quanh sự nghiệp và cuộc sống cá nhân của bạn.

Tuy mọi nhân viên đều có trách nhiệm tự cải thiện cuộc sống và sự nghiệp của chính mình, nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo tốt, đạt chuẩn nhất, bạn cần tập trung vào việc phát triển nhiều thứ hơn thế nữa, không chỉ là sự nghiệp của riêng bản thân bạn.  

3. Truyền cảm hứng cho sự phát triển liên tục của nhân viên

Truyền cảm hứng cho sự phát triển liên tục của nhân viên

Sự phát triển liên tục không chỉ là việc giúp đỡ cho nhân viên của bạn được thăng chức (mặc dù chắc chắn đây là một phần của nhiệm vụ), mà còn liên quan đến việc cải thiện hiệu suất của họ trong công việc hiện tại. Hơn nữa, nó còn bao gồm việc thay đổi công việc và trách nhiệm của nhân viên một cách linh hoạt khi họ đã tiến bộ hơn, để họ có thể tiếp tục phát triển.

Vế sau của công việc có thể sẽ phức tạp hơn. Bạn cần làm được điều đó ngay cả khi nhân viên đã làm việc với bạn lâu đến thế nào. Bạn nên nhìn thấy và phải thấy được được những tiềm năng mới, không ngừng của nhân viên cũng như sắp xếp cho họ các công việc phù hợp hơn theo thời gian. Bạn và nhân viên cũng có thể cùng bàn bạc với nhau để tìm ra cách tốt hơn giúp hoàn thành công việc. 

Chú ý: Hãy giúp nhân viên của bạn hiểu rằng một phương pháp làm việc tốt hơn sẽ giúp cho bộ phận của bạn trông đáng tin cậy hơn, ấn tượng hơn trong mắt cấp trên và họ sẽ dễ dàng thuận lợi đạt được thành tựu hơn. Điều này sẽ khiến nhân viên của bạn cảm thấy vui vẻ, tự tin hơn về bản thân cũng như giúp họ chuẩn trước cho quá trình thăng tiến vào một vị trí công việc khác, thậm chí là cho một công việc sau này .

Một số nhà quản lý không thích việc những nhân viên giỏi nhất của họ chuyển sang làm các công việc khác nhau. Xét cho cùng, những nhân viên giỏi thường có vị trí cố định trong phòng, rất khó để có thể thay thế. Đây là một cảm giác hoàn toàn dễ hiểu, nhưng nếu nhân viên của bạn đang cảm thấy rằng họ không có nhiều cơ hội để phát triển liên tục, bạn sẽ mất đi những nhân viên giỏi nhất của mình. Chỉ đơn giản là bạn không có bất kỳ quyền kiểm soát hay tiếng nói nào trong vấn đề này mà thôi.

Nếu bạn tạo ra một nền văn hóa làm việc mà ở đó, nhân viên sẽ được đền đáp bằng sự tăng lương hoặc thăng chức (có thể là một vị trí cao hơn hoặc một công việc mới) khi họ thể hiện được sự cải thiện năng lực đáng kể, đạt tiêu chuẩn trong công việc, bạn sẽ thu hút được rất nhiều nhân viên chất lượng như bạn mong muốn cũng như thúc đẩy được những nhân viên chăm chỉ, có năng lực phát triển không ngừng để vươn tới thành công.

4. Cải tiến liên tục bộ phận của bạn

Cải tiến liên tục bộ phận của bạn

Sự cải tiến liên tục không chỉ bao gồm việc phát triển mỗi nhân viên, nó còn là việc phát triển bộ phận cũng như trách nhiệm của bạn. (Đồng thời, những hoạt động này cũng sẽ góp phần phát triển nhân viên của bạn hơn). Để làm được điều đó, trong lúc giải quyết công việc, bạn cần liên tục đặt cho bản thân những câu hỏi sau:

  • Liệu đây có phải là cách tốt nhất để thực hiện nhiệm vụ này hay không?

  • Liệu có điều gì đó cần phải làm nhưng chúng ta lại đang không làm không?

  • Liệu có điều gì đó chúng ta đang làm nhưng cần được dừng lại không?

Cả ba câu hỏi này, khi được sử dụng thường xuyên, sẽ có thể giúp cải thiện tiến độ công việc, quá trình xử lý vấn đề của các bộ phận cũng như phòng bạn. Sau đây là cách bạn có thể áp dụng để đặt và giải quyết những câu hỏi này.

Câu hỏi: Liệu đây có phải là cách tốt nhất để thực hiện nhiệm vụ này hay không?

Đôi khi, các nhiệm vụ sẽ được xử lý theo một phương pháp nhất định chỉ vì đó là phương pháp quen thuộc, luôn luôn được sử dụng. Một người quản lý có thể tự nói với bản thân mình rằng, "Tôi đã tự hỏi bản thân câu hỏi đó ba lần rồi và làm sao để tôi có thể tìm ra cách tốt hơn giúp giải quyết vấn đề này đây?". Câu trả lời có thể là bất cứ điều gì vì bạn cần đánh giá mọi phương pháp trước khi đưa ra được quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, cũng có thể là bạn đã hỏi nhầm đối tượng, hãy thử hỏi nhân viên chịu trách nhiệm chính cho nhiệm vụ đó vì họ sẽ có hiểu biết sâu xa về vấn đề hơn bạn, dù cho bạn có là người quản lý.

Hãy đảm bảo làm gương cho nhân viên trong việc phấn đấu không ngừng. Hãy cố gắng để nhân viên của bạn biết về bất kỳ ví dụ nào của sự thăng chức hay thăng lương trong công ty nhờ có sự cống hiến liên tục. Nhờ đó, họ sẽ có động lực để tiếp tục làm việc tốt hơn. Bạn có thể đã dành thời gian cả đời để tìm hiểu và đúc kết về một phương pháp giúp truyền cảm hứng, thúc đẩy sự phát triển liên tục của nhân viên, nhưng khi có một người đứng lên đưa ra suy nghĩ về một phương pháp làm việc tốt hơn (theo suy nghĩ của họ), hãy lắng nghe và tiếp thu một cách tích cực vì có thể họ sẽ đúng. 

Câu hỏi: Liệu có điều gì đó cần phải làm nhưng chúng ta lại đang không làm không?

Ngay cả khi bạn cảm thấy bản thân đang làm việc một cách quá sức, mọi chuyện cũng sẽ không thể cải thiện nếu bạn không tự hỏi câu hỏi này. Những hoạt động nào sẽ giúp phát triển cả lợi ích cho cả khách hàng và nhân viên của bạn? Bạn cần trở nên hiệu quả hơn và chuẩn bị tốt hơn để có thể xử lý được các vấn đề trong tương lai.

Nếu bạn không tìm hiểu các cách để trở nên năng suất, hiệu quả hơn, bạn sẽ bị lỗi thời, trở thành người thua cuộc trong thế giới ngày càng phát triển một cách nhanh chóng như hiện nay. Ví dụ như Kodak đã từng là vua của máy ảnh. Khi máy ảnh kỹ thuật số ra đời, các nhà quản lý của Kodak đã không nói: “Này, chúng ta cũng nên sản xuất máy ảnh kỹ thuật số”. Thay vào đó, họ vẫn tập trung vào máy ảnh chụp bằng film. Kết quả là lần cuối cùng bạn sử dụng máy ảnh chụp bằng film để chụp ảnh là khi nào? Hiện nay, lượng người sử dụng máy ảnh chụp bằng film rất ít so với những người sử dụng máy ảnh kỹ thuật số và Kodak đã lỡ mất thời kì hoàng kim để chuyển mình của bản thân. 

Câu hỏi: Liệu có điều gì đó chúng ta đang làm nhưng cần được dừng lại không?

Câu hỏi này thường bị bỏ qua bởi hầu hết tất cả mọi người trong cuộc sống hằng ngày, không chỉ trong công việc. Trong khi xử lý bất kỳ loại công việc nào, có thể có những hoạt động mà bạn làm vì một số lý do nào đó, nhưng hiện tại những lý do đó lại không còn tồn tại nữa rồi. Ví dụ như một báo cáo mà không ai sử dụng hay một quy trình đã được thay thế bằng một ứng dụng mới,... Hãy đặt câu hỏi này thường xuyên để có thể mang lại những cải tiến có ích cho nhân viên, phòng ban và công ty của bạn.

Khi bạn bắt tay vào thực hiện việc cải tiến liên tục một cách nghiêm túc, bạn sẽ bắt đầu thực sự tập trung vào việc làm thế nào để giúp cho công việc của bạn và những người xung quanh trở nên tốt đẹp hơn. Điều này có nghĩa là bạn có thể tạo ra những việc làm, thành tựu tốt đẹp hơn mà không cần thay đổi vị trí công việc. Nhân viên của bạn cũng sẽ cảm ơn bạn vì đã cho họ những cơ hội cải tiến liên tục.

5. Đặc điểm phong cách của một nhà lãnh đạo thành công

Đặc điểm phong cách của một nhà lãnh đạo thành công

Sau đây là những đặc điểm, tính cách và hành động quan trọng, thiết yếu với một nhà lãnh đạo thành công:

  • Tự lựa chọn trở thành nhà lãnh đạo và chủ động hòa mình, năng nổ trong công việc.

  • Là người xứng đáng để người khác noi theo.

  • Cung cấp một tầm nhìn chung thực tiễn cho tương lai.

  • Đem lại nguồn cảm hứng.

  • Làm cho người khác cảm thấy bản thân họ quan trọng và được đánh giá cao.

  • Sống theo đúng giá trị của họ và cư xử có đạo đức.

  • Thiết lập mục tiêu một cách rõ ràng và đưa ra những ví dụ cụ thể cho nhân viên.

  • Xây dựng một môi trường thuận lợi, tạo điều kiện cho việc phát triển liên tục.

  • Cung cấp các cơ hội cho nhân viên phát triển, cả khía cạnh cá nhân lẫn sự nghiệp.

  • Quan tâm đến nhân viên, xử lý công việc với lòng vị tha và đem lại nguồn năng lượng tích cực.

Hãy tìm cách truyền cảm hứng phát triển cho nhân viên để tạo cho doanh nghiệp của bạn có một môi trường làm việc năng động nhất.

>> Xem thêm tin:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.