close
cách
cách cách cách cách cách

Tiêu hóa là gì? Chức năng của hệ tiêu hóa đối với cơ thể người

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Tiêu hóa là một hoạt động không thể thiếu trong cơ thể con người, nó giúp thức ăn được biến đổi thành chất dinh dưỡng đi nuôi sống các cơ quan trong cơ thể. Vậy bạn hiểu tiêu hóa là gì? Đâu là những bộ phận hình thành nên hệ tiêu hóa? Chức năng và quá trình hoạt động của cơ quan này cụ thể như thế nào?

Mặc dù đã được học ở chương trình Sinh học lớp 8 thế nhưng kiến thức về tiêu hóa vẫn luôn đem đến sự tò mò đối với nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn cung cấp một số thông tin hữu ích về hệ cơ quan này.

1. Tiêu hóa và các bộ phận cấu thành hệ tiêu hóa

1.1. Tiêu hóa là gì?

Nếu đã từng là học sinh lớp 8 chắc chắn bạn đã được tiếp cận với kiến thức về tiêu hóa và đương nhiên khi đó bạn cũng đã hiểu rõ tiêu hóa là gì. Tuy nhiên thời gian trôi đi, cộng thêm hàng trăm kiến thức mới được nạp vào khiến cho bộ não của bạn không đủ đều lưu trữ tất cả.

Tiêu hóa là một quá trình hay hoạt động thức ăn thành các chất dinh dưỡng, quá trình này được diễn ra theo chu trình cụ thể như Tu nạp thức ăn - Nghiền nát thức ăn - Chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng - Cuối cùng là đào thải.

Tiêu hóa là gì
Tiêu hóa là gì?

Nhìn vào chu trình trên, bạn hiểu như thế nào về hoạt động tiêu hóa ở người?

Thức ăn được con người nạp vào cơ thể thông qua đường miệng, sau đó nước bọt sẽ được sản sinh để đưa thức ăn đi qua ống thực quản xuống dưới dạ dày một cách dễ dàng.

Khi xuống tới dạ dày, dạ dày sẽ làm nhiệm vụ co bóp và nghiền nát thức ăn, sau đó chuyển hóa chúng thành các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi sống cơ thể. Đồng thời các chất cặn bã sẽ được đào thải ra bên ngoài thông qua ruột non và ruột già. 

Trường hợp tiêu hóa không tốt sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa và các biến chứng liên quan tới đường ruột.

Khi đã hiểu rõ tiêu hóa là gì, bạn sẽ dễ hình dung ra vai trò của hệ tiêu hóa. Cụ thể, hệ tiêu hóa gồm nhiều bộ phận khác nhau, trong đó mỗi cơ quan sẽ đảm nhận một trọng trách nhất định giúp cho tiến trình tiêu hóa ở người diễn ra thuận lợi.

Nếu như bạn chưa rõ các bộ phận cấu thành nên hệ tiêu hóa thì đừng ngại tham khảo những thông tin sau đây nhé.

1.2. Các bộ phận cấu thành hệ tiêu hóa ở người

1.2.1. Miệng - Đưa thức ăn vào cơ thể

Trong chu trình tiêu hóa, có thể nói miệng chính là cơ quan tiếp cận cũng như trực tiếp đưa nhận thức ăn từ bên ngoài vào cơ thể người.

Khi thức ăn được đưa vào miệng, lúc này răng và xương hàm sẽ thực hiện nhiệm vụ là nhai để nghiền nát thức ăn thành những miếng nhỏ.

Cũng trong lúc này, tuyến nước bọt sẽ sản sinh ra một lượng nước bọt vừa đủ, trộn lẫn vào thức ăn để thực hiện chức năng phân hủy tinh bột thành đường đơn. Mục đích cũng chính là đưa thức ăn xuống tới dạ dày một cách thuận lợi và dễ dàng.

Các bộ phận cấu thành hệ tiêu hóa ở người
Các bộ phận cấu thành hệ tiêu hóa ở người

1.2.2. Họng - Nơi đưa thức ăn xuống dạ dày

Sau khi thức ăn được xử lý xong ở khâu đầu tiên, lúc này chúng sẽ được đẩy tới cổ họng - một địa điểm thuộc con đường truyền thức ăn từ miệng xuống dạ dày.

Chỉ những thức ăn được nghiền nhỏ và đã xử lý phần thô qua miệng mới có thể trôi xuống cơ quan này, do đó quá trình tiêu hóa không thể diễn ra nếu thiếu đi bất kỳ bộ phận nào liên quan.

1.2.3. Thực quản - Đường truyền thức ăn từ miệng tới dạ dày

Thực chất, thực quản chính là một ống cơ kéo dài từ hầu họng cho tới dạ dày. Theo đó thức ăn được đưa xuống dạ dày bằng chính các cơn co thắt của thực quản (hay còn gọi là nhu động).

Ở giữa thực quản và dạ dày có cơ vòng thực quản, nhiệm vụ của bộ phận này chính là để giữ cho thức ăn sau khi xuống tới dạ dày không bị trào ngược lên trên.

1.2.4. Dạ dày - Nơi chứa thức ăn đã xử lý

Dạ dày là nơi thức ăn hạ cánh sau chu trình di chuyển nhất định, khi xuống tới đây chúng sẽ được trộn lẫn với nhau để tạo thành các axit và enzyme, cả 2 chất này đều thủy phân các chất protein phức tạp.

Cho tới khi đi tới ruột non thì hỗn hợp thức ăn này đã trở thành chất lỏng hoặc bột nhão.

1.2.5. Ruột non - Nơi hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn

Thức ăn được đẩy xuống ruột non sẽ tiếp tục được phân tách thành phần phân tử nhỏ, các thành phần này có thể hấp thụ vào máu, mật và enzyme sẽ được trộn vào dịch sữa trong tá tràng. Nhung mao chính là công cụ giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng đi nuôi sống cơ thể.

1.2.6. Đại tràng

Các chất dinh dưỡng hầu hết được hấp thụ ở ruột non, tuy nhiên một số chất dinh dưỡng và nước chưa được hấp thụ hết sẽ do đại tràng xử lý.

Thường thì thời gian để phân đi qua đại tràng là khoảng 36 giờ, những vi khuẩn trong phân sẽ thực hiện một số nhiệm vụ hữu ích như tổng hợp các loại vitamin khác nhau, bảo vệ cơ thể chống lại những vi khuẩn gây hại, xử lý chất thải và cặn của thức ăn sau khi đã được xử lý.

Hệ tiêu hóa gồm những cơ quan nào?
Hệ tiêu hóa gồm những cơ quan nào?

1.2.7. Trực tràng trong hệ tiêu hóa

Đại tràng và hậu môn sẽ được kết nối với nhau thông qua trực tràng, nhiệm vụ của cơ quan này chính là nhận phân và kích thích các dây thần kinh truyền đến vỏ đại não. Đây chính là nhiệm vụ quan trọng giúp chúng ta nhận biết cảm giác muốn đi vệ sinh.

Trong trường hợp bạn muốn đi vệ sinh, lúc này cơ vòng sẽ được giãn nở để phân được đào thải ra bên ngoài. Trường hợp chưa muốn hoặc chưa thể đi vệ sinh ngay tại thời điểm đó thì cơ thắt và trực tràng sẽ điều chỉnh lại để cảm giác muốn đi vệ sinh bị biến mất tạm thời.

1.2.8. Hậu môn - cơ quan cuối cùng trong hệ tiêu hóa

Hậu môn chính là nơi chứa và đào thải phân ra bên ngoài, đồng thời nó cũng thiết dịch nhầy để con đường đào thải phân được diễn ra dễ dàng hơn.

Trong hoạt động tiêu hóa, có 3 cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất bao gồm tuyến tụy, gan và túi mật. Trong đó tuyến tụy sẽ tiết enzyme tiêu hóa, gan thì tiết dịch mật và lọc máu còn túi mật thì làm nhiệm vụ đẩy dịch mật xuống ruột non.

2. Chức năng của hệ tiêu hóa bạn đã nắm rõ?

Chức năng của hệ tiêu hóa bạn đã nắm rõ
Chức năng của hệ tiêu hóa bạn đã nắm rõ?

Tiêu hóa là hoạt động quan trọng trong cơ thể người, hệ tiêu hóa giúp thức ăn bên ngoài được biến đổi thành những chất dinh dưỡng cần thiết, từ đó nuôi sống các tế bào trong cơ thể. Đồng thời các chất cặn bã cũng sẽ được đẩy ra ngoài theo một chu trình cụ thể.

Nếu như hệ tiêu hóa của bạn đang hoạt động kém, bạn cần bổ sung ngay một số loại men tiêu hóa để giúp tăng cường lợi khuẩn và tiêu hóa dễ dàng hơn.

3. Quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa trong cơ thể người

Tiêu hóa là hoạt động được kết hợp từ nhiều cơ quan bộ phận khác nhau, trong đó nó cũng được diễn ra theo nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ phụ trách một nhiệm vụ nhất định.

Vậy đâu là những giai đoạn thuộc quá trình hoạt động của tiêu hóa?

3.1. Tiết enzyme tiêu hóa

Có thể nói, hoạt động tiêu hóa không thể diễn ra nếu thiếu enzyme - một trong những chất - một trong những chất xúc tác sinh học giúp chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

Quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa trong cơ thể người
Quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa trong cơ thể người

Nhờ có sự xuất hiện của enzyme mà quá trình trao đổi chất mới được diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng.

Hệ thống tiêu hóa chính là nơi tiết ra enzyme tiêu hóa, loại enzym này sẽ tiêu hóa tinh bột, bên cạnh đó dạ dày cũng tiến hành tiết ra dịch vị và men tiêu hóa để thúc đẩy quá trình phân giải thức ăn thành chất dinh dưỡng một cách tốt nhất.

3.2. Hoạt động tiêu hóa ở miệng

Sau khi thức ăn được đưa vào miệng, thông qua quá trình nhai thì thức ăn được biến thành những mảnh nhỏ. Lúc này lưỡi sẽ có tác dụng trộn và đảo thức ăn để răng nghiền nát thức ăn một cách nhanh chóng.

Khi đó, tuyến nước bọt sẽ tiết nước bột với một lượng vừa đủ để trộn vào thức ăn và bắt đầu một chu trình tiêu hóa.

3.3. Nuốt thức ăn

Nuốt thức ăn được thực hiện bởi 2 cơ chế khác nhau bao gồm nuốt có ý thức và nuốt vô thức.

Sau khi thức ăn đã được đưa vào cổ họng, quá trình nuốt sẽ được diễn ra một cách tự động. Đương nhiên lúc này bạn không thể nào yêu cầu chúng dừng lại.

Hệ tiêu hóa hoạt động như thế nào
Hệ tiêu hóa hoạt động như thế nào

3.4. Quá trình tiêu hóa khi thức ăn ở dạ dày

Có 2 cơ quan cấu tạo nên dạ dày chính là lớp cơ dày và lớp niêm mạc. Trong đó, lớp cơ dày gồm 3 lớp (cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo) còn lớp niêm mạc thì gồm nhiều tuyến tiết dịch vị.

Dạ dày chủ yếu làm nhiệm vụ co bóp, trộn đều thức ăn sau đó nghiền nát để chuyển hóa protein.

4. Để hệ tiêu hóa khỏe mạnh bạn cần làm gì?

Khi các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, bạn sẽ gặp phải một số vấn đề như bị trĩ, táo bón, suy dinh dưỡng, trào ngược dạ dày hay thiếu chất,... Đối với một số rối loạn không phải bệnh lý bạn có thể khắc phục bằng một số biện pháp như sau:

4.1. Uống nhiều nước

Nguyên nhân chính của tình trạng bị táo bón chính là thiếu nước, hơn nữa cơ thể người cần được hấp thụ mỗi ngày từ 2 - 3 lít nước. Khi tham gia các hoạt động mạnh như làm việc nặng hay tập thể dục thì cần bổ sung nhiều hơn.

Uống nhiều nước để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Uống nhiều nước để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Bên cạnh nước lọc, bạn cũng có thể bổ sung nước cho cơ thể bằng cách ăn nhiều trái cây, các loại rau quả chứa nhiều nước như bí đao, dưa chuột,...

Uống nhiều nước là cách hữu hiệu để hoạt động tiêu hóa ở người diễn ra ổn định, do đó bạn đừng quên bổ sung nước mỗi ngày để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh nhé.

4.2. Bổ sung các chất dinh dưỡng có lợi cho hệ tiêu hóa

Ngoài việc bổ sung nước mỗi ngày, muốn có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, làm việc hiệu quả thì bạn cần bổ sung thêm một số loại chất béo có lợi và chất xơ. Cụ thể:

- Chất béo có lợi: Bổ sung lượng chất béo vừa đủ mỗi ngày, trong đó ưu tiên những chất béo có lợi cho sức khỏe. Một số thực phẩm giàu chất béo có thể liệt vào danh sách cần bổ sung như quả óc chó, hạt chia, hạt lanh hay các loại thịt cá béo (cá mòi, cá hồi, cá thu,...)

- Bổ sung các chất xơ: Chất xơ cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa, và chất này sẽ được chia thành 2 loại bao gồm chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.

Các chất xơ hòa tan thường có nhiều trong yến mạch, lúa mạch, trái cây hay các loại đậu,... Chất xơ có tác dụng hấp thụ nước thành dạng gel và di chuyển khá dễ dàng trong hệ tiêu hóa, ngăn chặn hấp thu đường vào máu,...

Các chất xơ không hòa tan sẽ xuất hiện trong bột mì, quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt, súp lơ,... Loại dưỡng chất này không hòa tan trong nước cho nên cơ thể không thể phân hủy nhưng có thể thúc đẩy đào thải cặn bã, các chất dư thừa của hệ tiêu hóa.

Một số loại chất hỗ trợ hiệu quả cho hệ tiêu hóa như kẽm, Glutamine hay Probiotic,...

Bổ sung các chất dinh dưỡng có lợi cho hệ tiêu hóa
Bổ sung các chất dinh dưỡng có lợi cho hệ tiêu hóa

Tiêu hóa là gì không còn là khái niệm khó hiểu nếu như bạn theo dõi được những thông tin vừa rồi. Sau khi biết rõ vai trò, tầm quan trọng của hệ tiêu hóa bạn hãy lên kế hoạch ăn uống khoa học để bảo vệ hệ cơ quan này, giúp nó luôn trong trạng thái hoạt động bình thường và ổn định nhé.

Ăn thô là gì?

Bạn có biết ăn thô là gì? Ăn thô có lợi hay hại cho sức khỏe? Làm rõ các vấn đề liên quan tới việc ăn thô thông qua bài viết của vieclam123.vn dưới đây nhé.

Ăn thô là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.