close
cách
cách cách cách cách cách

Quản lý là gì? Chức năng và vai trò quản lý trong hoạt động tổ chức

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Quản lý là một hoạt động diễn ra trong bất cứ tổ chức, xã hội nào hiện nay. Đây cũng là thuật ngữ chỉ vị trí, người đóng vai trò điều hành trong thiết chế của một đơn vị. Vậy, hiểu chính xác thì quản lý là gì? Quản lý có vai trò và chức năng như thế nào trong hoạt động của tổ chức? Tố chất, kỹ năng cần có của một người quản lý ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm cho mình một lời giải đáp chi tiết và đầy đủ nhất về quản lý nhé!

1. Giải thích đúng về khái niệm quản lý dành cho bạn

1.1. Định nghĩa về quản lý là gì?

Quản lý là gì? Để giải thích về quản lý thì bạn có thể hiểu đây là việc quản trị một tổ chức. Quản lý bao gồm rất nhiều hoạt động khác nhau như lên chiến lược, kế hoạch hoạt động, phân công tổ chức thực hiện, áp dụng các nguồn lực sẵn có để đảm bảo hoàn thành được các mục tiêu mà tổ chức đề ra.

Quản lý là gì
Quản lý là gì

Những hoạt động của quản lý đều mang tính có tổ chức, có định hướng và có kế hoạch. Dựa trên hoạt động quản lý, tổ chức có thể thực hiện được những mục tiêu đề ra thông qua việc áp dụng tốt những nguồn lực sẵn có của mình.

1.2. Thế nào là người quản lý

Người quản lý là người thực hiện hoạt động quản lý với các công việc cụ thể nêu trên. Là người làm việc trong tổ chức, đưa ra kế hoạch và tổ chức thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra. Đồng thời, người quản lý cũng là người chịu trách nhiệm về kết quả đạt được của tập thể, kiểm soát về nguồn lực sẵn có để có thể tận dụng, mang đến hiệu quả tốt nhất cho tổ chức. Chính vì vậy mà người quản lý có vai trò rất cao trong hoạt động hiệu quả của tổ chức hiện nay.

1.3. Sự ra đời của quản lý như thế nào?

Quản lý xuất hiện và ra đời như thế nào? Đây chắc hẳn là điều mà khá nhiều bạn muốn biết cũng như mong có được đáp án cho mình. 

Về bản chất, quản lý xuất hiện khi con người có hoạt động chung với nhau và hình thành nên một tổ chức với các quyền uy khác nhau. Điều này có nghĩa là quản lý được hình thành cũng như được thực hiện khi có sự xuất hiện của tổ chức và quyền uy.

Sự ra đời của quản lý
Sự ra đời của quản lý

Tổ chức tạo nên sự phân định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ cũng như quyền uy của các cá thể trong hoạt động chung đó. Còn quyền uy chính là sự áp đặt của người quản lý (chủ thể quản lý) với các đối tượng khác (đối tượng quản lý) trong việc chỉ đạo, yêu cầu những đối tượng này thực hiện nhiệm vụ, mệnh lệnh mà mình đưa ra.

2. Đặc điểm và nhiệm vụ của quản lý như thế nào?

2.1. Quản lý có đặc điểm cụ thể ra sao?

Khi tìm hiểu về quản lý là gì bạn chắc hẳn sẽ cần nắm rõ về đặc điểm của quản lý. Quản lý có những đặc điểm gì?

2.1.1. Là hoạt động có mục tiêu, mục đích nhất định

Đặc điểm này trả lời cho câu hỏi tại sao cần phải quản lý cũng như quản lý để làm gì. Một quy trình quản lý được xem là hoàn chỉnh sẽ cần có sự tìm hiểu về đối tượng quản lý, mục tiêu cần đạt được là gì. Thông qua đó, xác định được cách thức và phương pháp quản lý hiệu quả, phù hợp nhất. Nếu quản lý không vì một mục tiêu hay không có mục đích gì thì quản lý trở nên vô nghĩa và không có tác dụng.

2.1.2. Gắn với hoạt động chung của con người

Trong bất cứ xã hội nào hay thời đại nào thì hoạt động quản lý luôn gắn chặt với các hoạt động chung của con người. Điều này có nghĩa là khi con người có sự liên kết với nhau dựa trên các hoạt động chung nhất định thì quản lý mới có cơ sở để hình thành và thực hiện. Bởi nếu không tập hợp lại mà phân tách theo từng cá thể thì quản lý sẽ không được thực thi bởi chưa hình thành đầy đủ các yếu tố, vai trò phù hợp.

Đặc điểm của quản lý
Đặc điểm của quản lý

Ở thời kỳ Công xã nguyên thuỷ, việc quản lý chỉ mang tính đơn thuần, dựa trên các phong tục tập quán. Đến thời kỳ Nhà nước được hình thành, luật pháp ra đời, sự quản lý được định hình và thực thi dựa trên hệ thống pháp luật đề ra. 

2.1.3. Được thực hiện dựa trên tổ chức và quyền uy

Khi con người có những hoạt động chung với nhau thì đây chính là cơ sở để hình thành nên tổ chức. Và trong tổ chức, quản lý sẽ được thực hiện dựa trên quyền uy. Quyền uy ở đây sẽ được tạo dựng từ quyền lực và uy tín. Đây là cơ sở để đảm bảo quản lý được thực hiện và bảo đảm được sự phục tùng của cá nhân với tổ chức. Hơn hết, đây cũng được xem là phương tiện để các mệnh lệnh, yêu cầu được thực thi.

2.2. Nhiệm vụ của quản lý là gì?

Quản lý có những nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Nhiệm vụ hoạch định: Quản lsy sẽ cần đề ra mục tiêu, định hướng những công việc cần thực hiện và xây dựng kế hoạch hành động cụ thể.

- Nhiệm vụ tổ chức: Sử dụng tối ưu các nguồn lực có sẵn để phát huy được các yêu cầu đề ra trong kế hoạch hành động.

- Nhiệm vụ bố trí nhân lực: Nắm bắt chi tiết từng công việc và khả năng của từng cá thể trong tổ chức. Từ đó có sự phân công, sắp xếp đúng người đúng việc để đạt được hiệu quả trong công việc.

Nhiệm vụ của quản lý
Nhiệm vụ của quản lý

- Nhiệm vụ lãnh đạo/ động viên: Chỉ đạo thực hiện công việc chung, đồng thời động viên, khuyến khích để các cá nhân nâng cao tinh thần trong quá trình thực hiện mục tiêu chung.

- Nhiệm vụ kiểm tra, giám sát: Luôn theo sát quá trình thực hiện của từng cá nhân, đảm bảo các cá nhân thực hiện đúng vai trò của mình, đạt được hiệu suất đề ra.

3. Nhà quản lý có vai trò như thế nào?

Dựa trên đặc điểm và nhiệm vụ của quản lý, nhà quản lý sẽ đóng vai trò như thế nào?

Quan trọng nhất của nhà quản lý đó chính là vai trò đưa ra quyết định. Học có quyền đưa ra mọi quyết định trong tổ chức tương ưng của mình, tuy nhiên, đồng thời với đó chính là sự chịu trách nhiệm của bản thân trước những quyết định được đưa ra. Sự quyết định của nhà quản lý sẽ mang tính định hướng và phần nào ảnh hưởng tới kết quả chung của tổ chức trong việc thực hiện mục tiêu. Vì thế, mà đây được xem là áp lực cũng như vai trò cực kỳ quan trọng của các nhà quản lý.

Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng có vai trò thông tin khi là cầu nối trung gian giữa cấp dưới và cấp trên, truyền tải thông tin một cách chính xác, hiệu quả giữa các đối tượng với nhau. Đảm bảo thông tin được truyền đạt đúng đối tượng và đúng chức năng. 

Một vai trò nữa cần nhắc tới của nhà quản lý chính là tạo sự liên kết. Nhà quản lý sẽ cần biết gắn kết từng cá nhân trong tổ chức để họ có sự phối hợp với nhau một cách tốt nhất, tạo nền tảng để đạt được những mục tiêu chung của tổ chức.

Vai trò của nhà quản lý
Vai trò của nhà quản lý

4. Những kỹ năng cần có của một nhà quản lý

Để thực hiện tốt vai trò của quản lý, nhà quản lý sẽ cần có những kỹ năng sau đây:

- Kỹ năng chuyên môn

Điều đầu tiên mà nhà quản lý cần có đó chính là kỹ năng và kiến thức chuyên môn sâu rộng. Đây được xem là cơ sở để quản lý tạo dựng được quyền uy cho mình. Bởi nếu không có chuyên môn thì sẽ không biết cách thực hiện công việc và không thể trở thành người chỉ đạo, hướng dẫn các đối tượng khác. Vì thế mà chuyên môn là yếu tố tiên quyết để nhà quản lý xây dựng được quyền lực cho mình trong tổ chức.

- Kỹ năng lãnh đạo

Các nhà quản lý sẽ không thể thiếu được kỹ năng lãnh đạo, đây là kỹ năng cơ bản để quản lý được thực hiện một cách hiệu quả nhất. Biết lãnh đạo sẽ giúp nhà quản lý duy trì được trật tự trong tổ chức, đảm bảo được các hoạt động thực thi theo đúng kế hoạch, yêu cầu đặt ra theo sự phân công trước đó. 

- Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng cần có
Kỹ năng cần có

Một trong những kỹ năng không thể thiếu của nhà quản lý là giao tiếp. Giao tiếp với cấp dưới, cấp trên hay đối tác,.... đều sẽ cần có những cách thức giao tiếp khác nhau. Có kỹ năng giao tiếp sẽ là cơ sở để khơi gợi được mối liên hệ chung, giúp khơi thông công việc và tạo cơ sở để triển khai công việc hiệu quả nhất.

- Tinh thần chịu trách nhiệm

Có quyền lực trong tay hì nhà quản lý cũng cần có tinh thần chịu trách nhiệm trong các tình huống cụ thể. Điều này sẽ giúp quản lý tỏ rõ được vai trò của mình trong hoạt động chung, nhất là khi mọi hoạt động đều sẽ cần có người đứng ra chịu trách nhiệm cho kết quả được tạo ra đó. Và điều này là không dễ dàng gì với những người đảm nhận, tuy nhiên, đây được xem là yếu tố đặc trưng ở bất cứ nhà quản lý nào hiện nay.

Trên đây là những thông tin cơ bản về quản lý. Mong rằng, bài viết đã giúp bạn giải đáp được cho câu hỏi quản lý là gì cũng như đặc điểm và vai trò của quản lý hiện nay.

Tìm hiểu Proxy là gì? Ưu điểm và nhược điểm của Proxy chi tiết nhất

Proxy là gì? Ưu và nhược điểm của proxy như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Proxy là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.