close
cách
cách cách cách cách cách

Pastry chef là gì? Việc làm này có ngọt ngào như chiếc bánh làm ra?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Pastry chef là một thuật ngữ rất phổ biến trong lĩnh vực ẩm thực cũng như ngành quản lý nhà hàng - khách sạn hiện nay. Là một vị trí trong khu vực bếp, pastry chef là đích đến mà rất nhiều người hướng tới trong lộ trình thăng tiến của mình. Vậy, chính xác thì pastry chef là gì? Cơ hội nghề nghiệp của vị trí này ra sao? Và liệu mọi thứ có thực sự ngọt ngào như những gì bên ngoài hay không? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về pastry chef qua bài viết sau đây nhé!

1. Trả lời chính xác về pastry chef là gì?

Pastry chef là một thuật ngữ tiếng Anh, theo đó, khi được dịch ra tiếng Việt thì có thể hiểu là “bếp trưởng bếp bánh”. Nói cách khác thì pastry chef chính là từ chỉ vị trí cao nhất trong bếp bánh ở các nhà hàng, khách sạn có quy mô hoạt động lớn và phát triển hiện nay.

Pastry chef là gì
Pastry chef là gì

Để trở thành một pastry chef thì bên cạnh yếu tố chuyên môn như kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm làm bánh thì người đảm nhận còn phải biết cách điều phối nhân sự, quản lý và điều hành hiệu quả hoạt động của bộ phận bếp bánh. Cùng với đó chính là sự sáng tạo, tinh thần cầu tiến cũng như sự tỉ mỉ và chuyên nghiệp trong từng chi tiết công việc được thực hiện.

Có thể nhận thấy rằng, chân dung của một pastry chef không khác gì một người bếp trưởng toàn năng. Chính vì thế mà không phải dễ dàng để đạt tới vị trí này cho dù bạn có đam mê và sự yêu thích với công việc làm bánh của mình. Tuy vậy thì việc làm pastry chef sẽ thực sự mang đến nhiều trải nghiệm hấp dẫn với những màu sắc khác nhau giống như những chiếc bánh ngọt vậy. Để đạt tới hương vị đúng như mong muốn thì bạn sẽ cần có sự đo ni đóng giày cho từng nguyên liệu được sử dụng. Và để làm một pastry chef chuyên nghiệp thì bạn sẽ cần hội tụ rất nhiều yếu tố cho mình.

Pastry chef là gì sẽ không còn là một câu hỏi khó nếu như bạn khám phá được từng “nguyên liệu” tạo nên. Vì vậy, cùng tìm hiểu những thông tin cụ thể nhất về pastry chef ngay sau đây nhé!

2. Khám phá công việc cần làm của một pastry chef 

Nếu như pastry chef là mục tiêu bạn hướng đến thì chắc chắn bạn sẽ cần biết công việc hàng ngày của bếp trưởng bếp bánh là gì. Thông thường thì các công việc chính của pastry chef sẽ gồm có:

Mô tả công việc của pastry chef
Mô tả công việc của pastry chef

2.1. Thực hiện các công việc chuyên môn

2.1.1. Chuẩn bị các nguyên liệu làm bánh

Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, dụng cụ làm bánh là điều mà pastry chef cần thực hiện. Việc đảm bảo các nguyên liệu đã trong tư thế sẵn sàng và các dụng cụ đã được sắp xếp đầy đủ chờ sử dụng là điều vô cùng quan trọng. Bởi chỉ khi có đủ nguyên liệu, dụng cụ thì việc làm bánh mới có thể thực hiện cũng như mang đến một chất lượng hoàn hảo nhất. Vì thế mà công đoạn chuẩn bị bước đầu này là rất cần thiết để đảm bảo mọi quy trình sau đó diễn ra suôn sẻ nhất. Chính bởi lý do này mà pastry chef sẽ cần kiểm soát tốt bước nền tảng để nắm bắt được tình hình trong phòng bếp của mình.

2.1.2. Theo dõi về thực đơn bánh theo ngày

Hầu hết các nhà hàng - khách sạn đều sẽ có thực đơn bánh theo các bữa và theo từng ngày. Vì thế mà pastry chef sẽ cần theo dõi cũng như nắm bắt thực đơn bánh trong từng bữa của một ngày cụ thể. Điều này sẽ giúp bếp bánh có thể làm đúng loại bánh và cung cấp đầy đủ theo menu đã được xây dựng cũng như phê duyệt.

Mặc dù bếp bánh có thể là một bộ phận riêng nhưng sẽ luôn có mối liên hệ với bếp nấu ăn. Vì các món sẽ cần có mối liên hệ với nhau để bữa ăn được trung hòa và mang đến sự kích thích vị giác rõ nét nhất. Chính vì vậy mà việc bám sát vào thực đơn là rất quan trọng.

Theo dõi menu hàng ngày
Theo dõi menu hàng ngày

2.1.3. Thực hiện công việc làm bánh và phân công, chỉ đạo

Sau khi đã nắm bắt được các loại bánh cần thực hiện thì pastry chef sẽ phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong bếp bánh, đồng thời thực hiện việc làm bánh theo đúng chuyên môn của mình.

Trong quá trình làm việc thì pastry chef cũng sẽ hỗ trợ và đôn đốc các thành viên trong bộ phận bếp bánh. Đảm bảo các loại bánh được hoàn thiện theo đúng tiêu chuẩn về số lượng và chất lượng.

Nhiệm vụ này là rất quan trọng khi mỗi vị trí sẽ là một mắt xích trong dây chuyền. Và để mọi thứ trơn tru nhất thì pastry chef sẽ cần giao đúng người đúng việc, như vậy thì dây chuyền mới vận hành suôn sẻ và đạt hiệu quả cao.

2.1.4. Kiểm kê nguyên liệu cuối giờ làm

Mỗi khi kết thúc ngày làm việc thì pastry chef sẽ cần theo dõi về số lượng của các nguyên vật liệu còn trong kho. Điều này nhằm đảo bảo kho nguyên liệu sẽ luôn đầy đủ để phục vụ cho việc làm bánh vào ngày hôm sau cũng như trong khoảng thời gian nhất định. 

Thông qua quá trình này thì pastry chef cũng có sự chủ động trong việc đề xuất và tiến hành bổ sung nguyên liệu cần thiết để phục vụ cho hoạt động của bếp bánh.

​Kiểm kê nguyên liệu cuối ca
​Kiểm kê nguyên liệu cuối ca

2.2. Thực hiện các công việc khác

2.2.1. Lên ý tưởng và đề xuất cho các menu bánh ngọt mới

Cũng giống như thời trang thì bánh ngọt cũng có xu hướng và trào lưu nhất định. Vì thế mà pastry chef cần sáng tạo và cập nhật nhanh xu hướng làm bánh mới để bổ sung cho menu bánh của nhà hàng - khách sạn nơi mình làm việc. Vì thế mà việc lên ý tưởng, đề xuất cho thực đơn bánh ngọt mới cũng là công việc mà pastry chef cần thực hiện.

2.2.2. Hướng dẫn và đào tạo nhân viên mới

Là người có chuyên môn và kinh nghiệm nên pastry chef sẽ có nhiệm vụ hướng dẫn, đào tạo nhân viên bếp bánh mới. Đảm bảo nhân viên mới nắm bắt được chính xác về quy định của bếp bánh, các yêu cầu trong quá trình làm bánh tại nhà hàng - khách sạn, những công việc cần thực hiện,... 

Thông qua đó, giúp họ vững vàng hơn về kiến thức, tay nghề, tinh thần làm việc cũng như thấu hiểu được sứ mệnh của mình với việc làm ra những chiếc bánh ngọt ngào.

2.2.3. Giải quyết các sự cố bất ngờ

​Giải quyết và hỗ trợ ​
​Giải quyết và hỗ trợ ​

Thông thường, nhiều người sẽ cho rằng pastry chef chủ yếu hoạt động trong khu vực nhà bếp. Tuy nhiên, phạm vi hoạt động của vị trí này khá rộng khi họ sẽ có thể là người đứng ra giới thiệu với khách hàng về món bánh của mình hoặc là người giải quyết các mâu thuẫn bất ngờ xảy ra giữa khách khi gặp vấn đề về món ăn. Vì vậy mà trường hợp xảy ra các sự cố bất ngờ thì bếp trưởng bếp bánh sẽ là người đứng ra để giải thích cũng như đưa ra cách xử lý sao cho phù hợp nhất để không khiến khách hàng mất lòng.

Đây sẽ là những công việc cụ thể mà một pastry chef cần thực hiện. Ngoài những công việc cụ thể nêu trên thì họ cũng sẽ thực hiện các đầu việc khác theo sự phân công từ quản lý hay bán giám đốc nhà hàng - khách sạn.

3. Công việc pastry chef có ngọt ngào như tưởng tượng?

3.1. Những góc khuất không ai nghĩ tới

Chắc hẳn nhiều người sẽ cho rằng làm bếp bánh thì nhàn lắm, đặc biệt là bếp trưởng thì càng nhàn hơn khi chỉ cần chỉ đạo mà không phải làm gì. Liệu sự thực có phải như vậy hay không?

Thực tế thì vị trí pastry chef thường sẽ có tại những nhà hàng, khách sạn lớn. Vì thế mà thời gian làm việc cũng sẽ nhiều hơn do lượng khách đến với những nhà hàng, khách sạn này không hề nhỏ. Cộng với đó, nhu cầu thưởng thức món ăn của tệp khách hàng này cũng sẽ cao hơn so với thực khách đến với các quán ăn hay nhà hàng bình dân. Vì vậy mà áp lực công việc của pastry chef cũng sẽ cao hơn rất nhiều khi phải chắc chắn cho những món bánh đạt chất lượng tốt nhất.

Góc khuất của nghề
Góc khuất của nghề

Thêm vào đó, nếu đã lựa chọn pastry chef thì bạn sẽ xác định thời gian nghỉ khá hạn chế. Đặc biệt là những ngày lễ, khi mọi người đang quây quần bên nhau thì có thể pastry chef vẫn đang phải làm việc một cách miệt mài để phục vụ những khách hàng đi chơi vào những ngày đặc biệt này.

Nhà hàng - khách sạn thuộc lĩnh vực dịch vụ, vì thế mà khi người khác nghỉ thì những vị trí thuộc ngành nghề này vẫn sẽ hoạt động bình thường, bao gồm pastry chef. Do vậy mà cho dù nhớ gia đình hay đơn giản là muốn ở cùng người thân trong dịp lễ đôi khi là một điều khá xa xỉ với pastry chef.

Bên cạnh đó, pastry chef chịu khá nhiều áp lực. Áp lực từ phía thực khách, từ phía nhà hàng và trong chính bộ phận của mình. Người bếp trưởng bếp bánh cần có sự dung hòa tốt các thành viên trong bộ phận để đảm bảo hiệu quả công việc, đồng thời cũng cần có 1 tinh thần thép để có thể ứng phó với những khách hàng khó tính nhất.

Với các nhà hàng - khách sạn theo phong cách phương Tây thì các loại bánh thường xếp vào món tráng miệng hay “dessert". Là một dấu chấm cho một bữa ăn được thưởng thức tại nhà hàng, vì thế mà món dessert này cần tạo điểm nhấn và sự hài lòng của khách hàng. Do đó mà áp lực với pastry chef cho những món bánh chất lượng làm thoả mãn thực khách là rất lớn.

Áp lực nhiều phía
Áp lực nhiều phía

3.2. Những điểm sáng của pastry chef

Nói đi cũng phải nói lại, không có một nghề nào là hoàn toàn vất vả cả. Và với pastry chef cũng như vậy. Được làm công việc đúng với đam mê, sở thích chính là nguồn năng lực tích cực nhất mà bạn có được và điều này đủ để bạn có thể vượt lên trên mọi khó khăn, thách thức của nghề.

Đặc biệt, khi đã trở thành bếp trưởng bếp bánh thì bạn sẽ có cho mình tiếng nói riêng, trọng lượng và quyền ở một mức nhất định. Do đó mà pastry chef sẽ có một sự ảnh hưởng cụ thể tại nhà hàng - khách sạn nơi mình làm việc.

Cùng với đó, mức thu nhập và quyền lợi mà pastry chef cũng vô cùng hậu hĩnh, đây được xem là điểm sáng lớn nhất của vị trí này. Vì thế mà trở thành một pastry chef là định hướng và khao khát của rất nhiều người khi theo đuổi con đường làm bánh.

4. Ai sẽ phù hợp để trở thành một pastry chef?

Để trở thành một pastry chef thì bạn sẽ cần:

Chân dung của một pastry chef
Chân dung của một pastry chef

- Có niềm đam mê và yêu thích công việc làm bánh

- Có kiến thức, sự hiểu biết về các loại bánh khác nhau, từ ẩm thực Âu cho đến Á hay những vùng miền khác

- Có kỹ năng và kỹ thuật làm bánh tốt

- Hoà đồng và biết dung hòa các mối quan hệ

- Có khả năng lãnh đạo, phân công công việc và sắp xếp nhiệm vụ bài bản

- Có kỹ năng giao tiếp tốt và nhạy bén với các tình huống bất ngờ có thể xảy ra

Chân dung của một pastry chef về sơ lược đã có thể hoàn thành. Và việc làm rõ hơn bức tranh này sẽ còn phụ thuộc vào sự lựa chọn của chính bạn khi trở thành một pastry chef ra sao. Và mong rằng, những chia sẻ trong bài đã giúp bạn có được thông tin mang tính nền tảng để bạn xây dựng ước mơ cũng như định hướng tốt hơn cho mình với việc thấu hiểu pastry chef là gì.

Xây dựng bộ tiêu chuẩn của nhân viên phục vụ nhà hàng như thế nào?

Tiêu chuẩn của nhân viên phục vụ nhà hàng gồm những gì? Cách thiết lập bộ tiêu chuẩn như thế nào? Cùng khám phá chi tiết ngay sau đây nhé!

Tiêu chuẩn của nhân viên phục vụ nhà hàng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.