Blog

Tìm hiểu cách lập mẫu quyết định hủy thầu đúng quy định

21/01/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Lập mẫu quyết định hủy thầu là một trong những việc quan trọng đầu tiên phải làm khi đơn vị bạn muốn hủy gói thầu. Vậy làm thế nào để văn bản này có giá trị pháp lý để việc thầu sẽ được hủy? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu chi tiết thông tin liên quan đến mẫu văn bản này nhé!

1. Bạn biết gì về mẫu quyết định hủy thầu?

Mẫu quyết định hủy thầu là một văn bản quyết định lập ra nhằm phục vụ cho mục đích quyết định hủy gói thầu đã trúng trước đó. Thông qua văn bản này, kết quả trúng thầu sẽ bị hủy bỏ do đó, bên đã trúng thầu sẽ không còn có sự liên quan đến gói thầu.

Mẫu quyết định về việc hủy thầu

Để lập Quyết định hủy thầu hiệu quả, mang giá trị hiệu lực đúng như quy định của luật pháp thì hãy khám phá những thông tin tiếp theo mà vieclam123 cung cấp ở bên dưới đây.

2. Tìm hiểu chi tiết các vấn đề xoay quanh bản Quyết định hủy thầu

2.1. Ai là người có thẩm quyền lập quyết định hủy thầu?

Mẫu quyết định hủy gói thầu được lập ra bởi các đơn vị có thẩm quyền. Họ chính là các chủ đầu tư hoặc là chính bên mời thầu khi nhận thấy trong quá trình đấu thầu, phía đơn vị trúng thầu đã vi phạm một trong những nội dung được đưa ra tại số 43, Điều 17 của Luật Đấu thầu như hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu từ phía hồ sơ mời thầu; phạm vi và mục tiêu đầu tư bị thay đổi; hồ sơ mời thầu không tuân thủ quy định đấu thầu theo luật pháp quy định, nhà đầu tư không phù hợp; có bằng chứng đối với việc gian dối, hối lộ trong kết quả trúng thầu;...

Thẩm quyền lập quyết định hủy thầu thuộc về ai?

Trong đó, từ phía chủ đầu tư của gói thầu, họ có thể lập quyết định hủy thầu trong các trường hợp hồ sơ dự thầu từ đối tác không đáp ứng điều kiện được xác định rõ trong hồ sơ mời thầu. Những cơ quan chức năng cấp cao hơn sẽ được phép hủy thầu ở hầu hết mọi trường hợp đã nêu.

Xem thêm: Mẫu công văn làm rõ hồ sơ dự thầu là gì? Cách trình bày đúng quy định

2.2. Giá trị của bản quyết định hủy thầu

Mẫu quyết định về việc hủy thầu là hình thức xử lý được đưa ra đối với hành vi không tuân thủ quy định luật pháp về việc đấu thầu. Khi mẫu văn bản này được đưa ra thì đồng nghĩa rằng không có mối hợp tác làm ăn qua lại giữa bên thầu và phía chủ đầu tư. Khi đó, chủ đầu tư có thể chọn một nhà thầu khác đáp ứng đầy đủ điều kiện để mời thầu.

Quyết định hủy gói thầu có giá trị gì?

Nếu như đã có được hiểu biết cơ bản về bản quyết định hủy thầu thì chúng ta sẽ cần nắm bắt được cách soạn thảo văn bản này sao cho đúng quy chuẩn để nhằm đảm bảo giá trị hiệu lực của nó.

3. Hướng dẫn chi tiết cách viết Quyết định hủy thầu

3.1. Xác định nội dung cần có trong quyết định hủy thầu

Trong một mẫu văn bản với nội dung quyết định hủy thầu cần phải có đầy đủ những nội dung sau đây:

3.1.1. Căn cứ pháp lý để lập quyết định

Đưa ra cơ sở pháp lý là điều đầu tiên cần làm khi lập nội dung cho quyết định này bởi nó đem đến cơ sở xác thực, có tính chất pháp luật giúp cho mọi nội dung sau đó được công nhận một cách thỏa đáng. Với việc hủy thầu, có 2 căn cứ pháp lý bắt buộc người lập phải đưa ra được, thứ nhất đó là Luật đấu thầu số 43 của Quốc Hội ban hành vào năm 2013 và Nghị định số 63 của Chính phủ ban hành vào năm 2014.

Cơ sở pháp lý để lập quyết định về việc hủy thầu

Ngoài ra, bạn cũng có thể dựa vào những căn cứ, đề nghị từ quy định cụ thể trong quy chế đầu thầu mà nhà thầu đã xây dựng nhằm mục đích lựa chọn nhà thầu phù hợp để dẫn căn cứ trong quyết định, tăng tính thuyết phục hơn nữa cho văn bản này.

3.1.2. Thông tin gói thầu và lý do hủy thầu trong văn bản

Muốn hủy thầu thì bạn cần phải đưa rõ thông tin về gói thầu bằng cách nêu tên gói thầu thuộc dự án cụ thể nào. Đây cũng sẽ là Điều số 1 cần được xác lập trong văn bản. Ngay sau đó, ở nội dung chi tiết tại Điều 1, bạn cần trình bày chính xác lý do và trách nhiệm thực hiện quyết định của các bên liên quan đến gói thầu.

Trước tiên, nói về lý do cho việc hủy thầu, người lập văn bản sẽ đưa ra một trong những lý do đã được quy định trong Luật đấu thầu năm 2013 tại điều 17. Việc hủy thầu sẽ chỉ được chấp nhận khi có một trong những lý do theo quy định đó, nếu nằm ngoài những lý do này thì bên chủ đầu tư hủy thầu là sai, có thể sẽ phải đối diện nguy cơ bị khiếu nại của phía đơn vị tham dự thầu.

Nội dung trong quyết định hủy thầu

Tiếp theo, đi kèm với lý do vì sao hủy thầu sẽ là nội dung trách nhiệm thực hiện quyết định của các bên tham gia, liên quan tới gói thầu này.

3.1.3. Xác định đơn vị phụ trách thực hiện hủy thầu

Bằng cách lập Điều khoản số 2 trong quyết định về vấn đề hủy thầu, người lập văn bản cũng cần chỉ rõ người/đơn vị được giao cho chịu trách nhiệm tiến hành những bước làm tiếp sau đó cho việc hủy thầu. Người được giao trách nhiệm cũng sẽ phải nghiêm ngặt tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về đấu thầu.

3.1.4. Thiết lập nội dung Điều 3 trong quyết định

Xác lập thời gian hiệu lực của quyết định và đơn vị chịu trách nhiệm thi hành. Bạn cần nêu rõ tên của đơn vị chịu trách nhiệm tiếp nhận mẫu quyết định này.

Kết thúc văn bản bằng việc người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư sẽ ký và ghi rõ họ tên kèm theo thông tin về nơi nhận, nơi lưu trực văn bản.  

Xem thêm: Download mẫu biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu mới nhất

3.2. Lưu ý về hình thức trình bày của bản quyết định hủy thầu

Bản Quyết định về việc hủy thầu thuộc mẫu văn bản hành chính, trong đó những quy chuẩn về hình thức trình bày của văn bản hành chính đều phải được tuân thủ thực hiện khi trình bày văn bản hủy thầu. Vậy thì trong mẫu quyết định hủy thầu cần trình bày ra sao để đảm bảo về hình thức xuất hiện của văn bản này?

Lưu ý khi trình bày quyết định đối với việc hủy thầu

Thứ nhất, trong quyết định hủy thầu, bạn cần có đủ Quốc hiệu - Tiêu ngữ, đây là dấu hiệu đương nhiên và bắt buộc đối với thể loại văn bản hành chính. Kèm theo đó, thời gian, địa điểm lập quyết định cũng không thể thiếu. Bạn chú ý viết thông tin này ngay ở bên dưới Quốc hiệu - tiêu ngữ và cách một dòng.

Tiếp đến là tên Quyết định. Tên sẽ viết theo mẫu gợi ý bên dưới:

QUYẾT ĐỊNH

V/v hủy thầu gói .... thuộc dự án...

Có nghĩa là ngay trong tên bạn đã phải đưa ra được thông tin gói thầu cần hủy.

Đây chính là một hình thức tiêu chuẩn để văn bản hủy thầu này có giá trị pháp lý. Bên cạnh đó, một vài điểm khác cũng sẽ phải chú ý khi trình bày như cách dùng từ ngữ trang trọng, ngắn gọn, không dùng tiếng lóng hoặc tiếng địa phương. Các nội dung đưa ra phải có tính xác thực, chính xác và xoay quanh vấn đề hủy thầu, không trình bày dài  dòng, lan man dẫn đến phá vỡ tính trang trọng, ra quyết định của dạng văn bản Quyết định.

Bạn có thể tham khảo mẫu quyết định hủy thầu qua biểu mẫu dưới đây:

Mẫu quyết định hủy thầu.docx

Nhìn chung, để lập được mẫu Quyết định hủy thầu thì người lập hoàn toàn phải hiểu rõ được những yếu tố quan trọng về cả nội dung lẫn phương diện hình thức. Đặc biệt, văn bản sẽ phải được đóng dấu xác nhận để thiết lập hiệu lực pháp lý cho nó trước khi ban hành. Mong rằng, qua những chia sẻ ngắn gọn này, vieclam123.vn đã góp phần quan trọng trong việc giúp bạn hiểu và biết cách viết văn bản quyết định này.

Mẫu quyết định chỉ định thầu có gì?

Quyết định một đơn vị tiềm năng nào đó nhận thầu dự án là một trong những cách mà hầu hết mọi đơn vị, cơ quan Nhà nước đều áp dụng thực hiện để nhằm đem lại hiệu quả phát triển dự án. Vậy thì với những nội dung được chia sẻ ở bài viết dưới đây, người có trách nhiệm lập quyết định cũng sẽ dễ dàng hơn trong quá trình soạn thảo nội dung văn bản này.

Mẫu quyết định chỉ định thầu

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023