Mẫu đơn rút đơn khởi kiện sẽ là văn bản cần thiết trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp dân sự giữa các cá nhân, tổ chức với nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về văn bản này để có sự ứng dụng cũng như trình bày một mẫu đơn sao cho chuẩn chỉnh nhất. Vậy, mẫu đơn rút đơn khởi kiện được hiểu như thế nào và những quy định liên quan tới văn bản này ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về đơn xin rút đơn khởi kiện nhé!
MỤC LỤC
Tranh chấp là một trong những xu hướng tất yếu của quá trình phát triển xã hội. Tuy nhiên, không phải bất cứ tranh chấp nào cũng có thể được tự giải quyết một cách ổn thỏa. Vì thế mà cơ quan luật pháp được ra đời để đảm bảo cho sự vận hành mang tính công bằng, ổn định và đại diện đó chính là toà án các cấp. Thế nhưng, trong quá trình tiếp nhận các vụ kiện tụng, vì một số lý do nhất định mà bên kiện quyết định không tiếp tục tố tụng nữa và muốn xin rút đơn kiện. Khi đó, mẫu đơn rút đơn khởi kiện sẽ được lập và gửi toà án có thẩm quyền.
Việc khởi kiện là quyền của cá nhân, tổ chức trong trường hợp phát sinh tranh chấp, mâu thuẫn. Khi đó, để đảm bảo về quyền lợi, trách nhiệm của mình, các bên có thể tiến hành khởi kiện, tố tụng để cơ quan luật pháp điều tra và thực thi sự công bằng vốn có. Mặc dù vậy, sau khi đã khởi kiện, hai bên có thể tự sắp xếp, hoà giải với nhau thì có thể xin rút đơn khởi kiện bằng cách gửi đơn về Toà án và yêu cầu trả lại đơn hoặc thực hiện việc đình chỉ vụ án.
Vì vậy, mẫu đơn rút đơn khởi kiện là văn bản được lập bởi cá nhân, tổ chức đóng vai người khởi kiện gửi tới Tòa án có thẩm quyền đã tiếp nhận vụ việc kiện tụng trước đó để trình bày việc xin rút đơn khởi kiện và mong toà án nhân dân xem xét để trả lại đơn khởi kiện, đồng thời, đình chỉ vụ việc ở thời điểm tiếp nhận đơn xin rút được gửi về.
Xem thêm: Mẫu đơn kiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản cùng hướng dẫn chuẩn nhất
Mẫu đơn xin rút đơn khởi kiện sẽ được sử dụng ở thời điểm nào khi đơn khởi kiện đã được gửi tới Tòa án nhân dân? Đây chắc chắn là vấn đề mà nhiều người quan tâm bởi không biết khi mình gửi đơn xin rút thì liệu có hiệu lực và được chấp thuận hay không.
Thực tế thì trong tất cả các giai đoạn của việc tố tụng được hình thành thì người khởi kiện đều có thể thực hiện việc nộp đơn xin rút đơn khởi kiện bất cứ lúc nào. Cụ thể như sau:
- Thời điểm trước khi thụ lý vụ án: Đơn xin rút đơn khởi kiện được gửi tới Tòa án nhân dân, Thẩm phán sẽ có quyền quyết định trả lại đơn khởi kiện tương ứng.
- Thời điểm sau khi vụ án được thụ lý, đương sự nộp đơn xin rút đơn khởi kiện, tòa án sẽ có trách nhiệm trong việc ra quyết định đình chỉ theo quy định của pháp luật.
- Thời điểm vụ án đang được xét xử sơ thẩm, đơn xin rút một phần hoặc hoàn toàn được gửi tới, Hội đồng xét xử sẽ có quyền ra quyết định chấp nhận và tiến hành đình chỉ 1 phần hay hoàn toàn dựa theo đơn xin rút của đương sự gửi tới.
- Thời điểm trước khi mở phiên toà phúc thẩm hoặc đang trong phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn gửi đơn xin rút, Hội đồng xét xử đưa ra quyết định sau khi hỏi bị đơn và nếu bị đơn đồng ý thì vụ án sẽ được đình chỉ và bản án sơ thẩm sẽ bị huỷ. Tuy nhiên, nguyên đơn vẫn sẽ có quyền khởi kiện lại sau khi đã rút đơn khởi kiện.
Mẫu đơn xin rút đơn khởi kiện được lập ra nhằm mục đích trình bày được nguyện vọng, tâm tư của người khởi kiện (nguyên đơn) với Toà án nhân dân có thẩm quyền khi không muốn tiếp tục việc kiện tụng nữa dựa trên những lý do cá nhân được trình bày trong đơn. Qua đó, người gửi đơn mong muốn Toà án nhân dân xem xét và chấp thuận trả lại đơn khởi kiện trước đó cũng như tiến hành việc đình chỉ vụ án ngay thời điểm đơn gửi tới được chấp nhận.
Mẫu đơn xin rút đơn khởi kiện được lập cần có những thông tin cụ thể sau đây:
- Thông tin về nơi nộp đơn
- Thông tin người làm đơn xin rút
- Nội dung yêu cầu: Nêu rõ đơn xin rút một phần hay toàn bộ nội dung khởi kiện trong đơn khởi kiện được gửi trước đó.
- Chữ ký xác nhận
Mỗi một thông tin cần có trên sẽ tương ứng với từng phần nhất định trong đơn xin rút đơn khởi kiện. Vì thế mà bạn sẽ cần chú ý để triển khai từng nội dung để đảm bảo sự chính xác và đầy đủ nhất cho mẫu đơn được lập.
Xem thêm: Mẫu đơn xin bãi nại mới nhất và một số quy định về đơn xin bãi nại
Phần mở đầu của đơn xin rút đơn khởi kiện sẽ gồm có các nội dung sau:
- Quốc hiệu, Tiêu ngữ: Viết ở ngay giữa trang giấy. Quốc hiệu viết chữ in hoa.
- Tên đơn: Viết bằng chữ in hoa ở giữa trang giấy, cần căn chỉnh để tạo sự cân đối cho mẫu đơn.
- Kính gửi: Đơn sẽ được gửi tới Tòa án nhân dân các cấp tương ứng. Với toà án nhân dân thuộc cấp huyện, thị xã thì cần ghi thêm thành phố trực thuộc. Còn nếu đơn gửi về tòa án cấp tỉnh, thành phố thì chỉ cần ghi tên toà án tương ứng.
Ví dụ: Kính gửi: Toà án nhân dân huyện A, thành phố B
Kính gửi: Toà án nhân dân tỉnh C
Ở phần nội dung của mẫu đơn rút đơn khởi kiện sẽ chia thành các mục chính như sau:
- Phần thông tin người làm đơn
Thông tin người làm đơn sẽ được cung cấp tùy theo đối tượng làm đơn là cá nhân hay tổ chức.
Trường hợp người làm đơn là cá nhân: Thông tin cung cấp bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ, số điện thoại.
Trường hợp người làm đơn là tổ chức: Thông tin cần đưa ra gồm có tên cơ quan/tổ chức, địa chỉ, người đại diện pháp luật hoặc người uỷ quyền. Ngay sau họ tên sẽ là “Là người đại diện pháp luật/người đại diện theo uỷ quyền của người có quyền khởi kiện theo văn bản xác nhận uỷ quyền lập vào ngày....”.
- Phần thông tin nội dung yêu cầu
Đây là phần trọng tâm vấn đề của đơn xin rút đơn khởi kiện được xác lập. Vì thế, người làm đơn cần nêu rõ:
+ Lý do xin rút đơn khởi kiện (Nay do:.....)
+ Đơn xin rút một phần hay toàn bộ vấn đề khởi kiện được lập trong đơn khởi kiện trước đó. Nếu là một phần thì đó là phần nào? (Chúng tôi mong Toà án xem xét lý do trên và chấp nhận đơn xin rút.........)
Cần ghi ngắn gọn, nhưng đảm bảo được sự rõ ràng và đủ ý trong nội dung đưa ra. Bởi đây chính là cơ sở để tòa án xác nhận và đưa ra quyết định chấp thuận hay không.
Sau khi đã hoàn tất nội dung đơn, người làm đơn sẽ ghi rõ về thời gian làm đơn và ký, ghi rõ họ tên ở phía bên dưới. Trường hợp đơn xin rút không có chữ kỹ của người làm đơn thì sẽ không được chấp thuận và không được đưa ra giải quyết hay xem xét.
Việc lập và tạo đơn một cách thủ công sẽ mất khá nhiều thời gian cũng như không đảm bảo về mặt hình thức. Do vậy mà bạn có thể sử dụng các mẫu đơn xin rút đơn khởi kiện để đảm bảo tính thẩm mỹ và sự chính xác cũng như tiện lợi và nhanh chóng hơn. Dưới đây là mẫu đơn vieclam123 gửi đến bạn.
Link tải mẫu: mau-don-rut-don-khoi-kien.docx
Những thông tin trên là các chia sẻ về mẫu đơn rút đơn khởi kiện gửi tới các bạn. hy vọng bài viết đã mang tới những điều bổ ích và giúp các bạn hiểu rõ hơn về mẫu đơn xin rút đơn khởi kiện để có sự ứng dụng chính xác nhất.
Đơn xin xác nhân chuyển hộ khẩu viết như thế nào? Cần chú ý gì khi làm đơn xin xác nhận chuyển hộ khẩu? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết ngay nhé!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023