Blog

Soạn thảo mẫu đơn đề nghị không tiến hành hòa giải ly hôn như thế nào?

08/06/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Theo thủ tục xử lý các trường hợp ly hôn, trước tiên tòa án sẽ tiến hành hòa giải với hy vọng “gương vỡ lại lành”. Tuy nhiên, không phải trong tất cả các trường hợp “gương” đã “vỡ” đều có thể “lành” lại được. Nếu người vợ hoặc người chồng hoặc cả hai không muốn hòa giải thì có thể sử dụng mẫu đơn đề nghị không tiến hành hòa giải ly hôn. Tham khảo bài viết sau đây để biết cách trình bày mẫu đơn này nhé!

1. Những điều cần biết về mẫu đơn đề nghị không tiến hành hòa giải ly hôn

1.1. Mẫu đơn đề nghị không tiến hành hòa giải ly hôn sử dụng khi nào?

Mặc dù Nhà nước khuyến khích việc hòa giải đối với cá trường hợp ly hôn. Tuy nhiên, đây không phải là quy định bắt buộc. Cặp vợ chồng muốn ly hôn có thể làm mẫu đơn đề nghị không tiến hành hòa giải ly hôn để từ chối hòa giải và tiến thẳng tới thủ tục ly hôn.

Vợ hoặc chồng có thể làm đơn xin bỏ qua bước hòa giải trước ly hôn

Mặt khác, theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì khi đơn xin ly hôn đã được nộp lên tòa án, theo đúng trình tự, tòa án sẽ phải tiến hành hòa giải trước. Tuy nhiên, như đã đề cập đến ở trên, cặp vợ chồng có thể chủ động làm đơn để tòa án không tiến hành hòa giải.

1.2. Trường hợp nào không thể tiến hành hòa giải?

Hòa giải trước khi xử lý đơn xin ly hôn là thủ tục bắt buộc. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể hòa giải thành công, thậm chí có những trường hợp còn không thể tiến hành hòa giải.

Sau đây là 4 trường hợp mà tòa án không thể tiến hành hòa giải:

- Người vợ hoặc người chồng vì lý do nào đó mà không có đủ năng lực hành vi dân sự.

- Người vợ hoặc người chồng làm đơn đề nghị không tiến hành hòa giải ly hôn.

- Cặp vợ chồng không thể tham gia buổi hòa giải và có lý do chính đáng.

- Người vợ hoặc người chồng hoặc cả hai đều cố tình vắng mặt khi tòa triệu tập để hòa giải trước ly hôn.

Có 4 trường hợp không thể hòa giải trước ly hôn

Xem thêm: Mẫu quyết định công nhận thuận tình ly hôn bao gồm những nội dung gì?

2. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn đề nghị không tiến hành hòa giải ly hôn

Mẫu đơn đề nghị không tiến hành hòa giải ly hôn được trình bày theo thể thức văn bản hành chính và thường người vợ hoặc người chồng sẽ điền vào mẫu đơn đã được đánh máy sẵn.

Để có sự hình dung rõ ràng hơn về cách trình bày các phần trong mẫu đơn đề nghị không tiến hành hòa giải ly hôn, mời bạn đọc tải về mẫu đơn tham khảo trong liên kết sau đây. Chúng tôi sẽ cung cấp mẫu đơn dưới dạng file Word để thuận tiện cho việc chỉnh sửa và in.

don-de-nghi-khong-hoa-giai-khi-ly-hon.doc

2.1. Phần mở đầu đơn

Mẫu đơn đề nghị không tiến hành hòa giải ly hôn được trình bày theo thể thức văn bản hành chính, vì vậy cũng sẽ mở đầu với quốc hiệu và tiêu ngữ. Quốc hiệu và tiêu ngữ được trình bày trên hai dòng riêng biệt và được căn lề giữa dòng.

Ngay sau đó là địa điểm, ngày tháng làm đơn và tên đơn cũng được trình bày trên các dòng riêng biệt. Tên đơn được căn lề giữa và viết hoa toàn bộ. Riêng phần địa điểm và ngày tháng làm đơn sẽ được căn lề phải. Đơn sẽ được gửi đến tòa án nhân dân.

Mẫu đơn đề nghị không tiến hành hòa giải ly hôn

2.2. Phần nội dung đơn

Nội dung của đơn đề nghị không tiến hành hòa giải ly hôn chủ yếu xoay quanh lý do của đề nghị tòa án không tiến hành hòa giải ly hôn. Nhưng trước hết, người làm đơn cần cung cấp đầy đủ thông tin về bản thân và vụ án ly hôn.

Những thông tin cá nhân cần cung cấp bao gồm: Họ và tên của người làm đơn, ngày tháng năm sinh chính xác theo CMND/ CCCD, số CMND/ CCCD/ Hộ chiếu cùng với ngày cấp và nơi cấp, hộ khẩu thường trú, địa chỉ chỗ ở hiện tại.

Tiếp theo, người làm đơn sẽ cung cấp thông tin về vụ án ly hôn. Cụ thể, người làm đơn đóng vai trò là nguyên đơn hay bị đơn.

Ví dụ:

“Tôi là nguyên đơn trong vụ án ly hôn giữa nguyên đơn là Trần Thu Trang và bị đơn là Vũ Hồng Nghĩa”.

Sau khi đã trình bày xong các thông tin về bản thân và vụ án ly hôn, người làm đơn tiếp tục trình bày lý do đề nghị tòa án không tiến hành hòa giải trước ly hôn. Đây phải là lý do chính đáng thì mới được tòa án chấp nhận.

Người làm đơn phải đưa ra lý do chính đáng

Thông thường, lý do đề nghị tòa án không tiến hành hòa giải có thể thuộc vào một trong các trường hợp sau đây:

- Người vợ hoặc người chồng thường xuyên vắng mặt trong suốt quá trình tòa án thụ lý và giải quyết vụ án ly hôn.

- Người vợ hoặc người chồng thường xuyên hoặc đã có những hành vi bạo lực hoặc hành vi mang tính chất ép buộc, cực đoan, đe dọa… làm ảnh hưởng đến cuộc sống và danh dự của người còn lại.

Ví dụ:

“Hiện nay, do trong quá trình chờ hoàn tất thủ tục giải quyết ly hôn, chồng tôi thường xuyên xuyên uống rượu say và tìm đến nhà tôi để chửi bới, đánh đập, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và danh dự của tôi. Để sự việc trên không tiếp tục kéo dài thêm, tôi nhất định phải ly hôn với bị đơn Vũ Hồng Nghĩa”.

Sau khi trình bày rõ lý do, người làm đơn tiếp tục nêu nguyện vọng xin tòa án không thực hiện hòa giải trước ly hôn.

Ví dụ:

“Vì lý do trên, tôi đề nghị tòa án không tiến hành bước hòa giải trước ly hôn để thủ tục ly hôn được giải quyết nhanh chóng hơn.”

Người vợ có quyền đơn phương ly hôn nếu bị bạo hành và ngược đãi

2.3. Phần kết thúc đơn

Kết thúc mẫu đơn đề nghị không tiến hành hòa giải ly hôn khá đơn giản, người làm đơn cần cam kết những thông tin đã khai báo ở trên là đúng sự thật và sẽ chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật. Cuối cùng người làm đơn chỉ cần ký và ghi rõ họ tên là được.

Xem thêm: Tìm hiểu đơn xin thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn và cách viết

3. Tham khảo một số thông tin liên quan đến thủ tục ly hôn

Theo quy định, cả vợ hoặc chồng hoặc người thứ ba có quan hệ thân thích với vợ hoặc chồng đều có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn.

Trong trường hợp người vợ đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không được phép ly hôn. Tuy nhiên, trong trường hợp này, người vợ lại có quyền yêu cầu ly hôn.

Khi làm thủ tục ly hôn, cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau đây:

- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

- Bản sao công chứng CMND/ CCCD của người vợ và người chồng.

- Trong trường hợp cả hai đã có con chung thì cần chuẩn bị thêm bản sao công chứng Giấy khai sinh của các con.

- Bản sao công chứng Sổ hộ khẩu.

- Nếu cả hai có tài sản chung thì cần chuẩn bị thêm bản sao có công chứng các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung.

Nhà nước khuyến khích hòa giải trước khi xử lý vụ án ly hôn

Nếu vì lý do nào đó mà không còn Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì có thể xin một bản sao có chứng thực tại cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn trước đó. Ngoài ra, nếu vợ hoặc chồng không có CMND/ CCCD thì cần liên hệ và xin hướng dẫn của tòa án để nộp giấy tờ khác thay thế.

Đơn ly hôn cần được nộp lên tòa án. Người vợ hoặc người chồng không được phép ủy quyền ly hôn cho người khác. Nếu không thể có mặt tại tòa để xử vụ án ly hôn thì có thể làm đơn đề nghị xét xử vắng mặt và gửi đến tòa án.

Trên đây là hướng dẫn soạn thảo và hoàn thành mẫu đơn đề nghị không tiến hành hòa giải ly hôn. Mẫu đơn này phù hợp với các quy định trong Điều 207 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Trong một số trường hợp ly hôn phức tạp, bạn cần tham khảo ý kiến của luật sư về việc chủ động gửi lên tòa án mẫu đơn đề nghị không tiến hành hòa giải ly hôn để vụ án ly hôn được xử lý nhanh chóng hơn. Để có cho mình nhiều thông tin liên quan hơn đến mẫu đơn này bạn có thể truy cập vào https://vieclam123.vn/, tại đây chúng tôi thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhanh chóng nhất.

Mẫu đơn xin giảm thời gian thi hành án

Mẫu đơn xin giảm thời gian thi hành án là gì? Mẫu đơn xin giảm thời gian thi hành án có mục đích gì? Tìm hiểu chi tiết về mẫu đơn xin giảm thời gian thi hành án trong bài viết sau đây nhé!

Mẫu đơn xin giảm thời gian thi hành án

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023