Công tác phòng cháy chữa cháy trong mỗi gia đình, công ty, doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Để đảm bảo cho sự an toàn đó thì họ phải tự kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy định kỳ. Khi kiểm tra không thể kiểm tra suông mà phải có biên bản. Tham khảo mẫu biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ dưới đây để biết cách viết bạn nhé!
MỤC LỤC
Mẫu biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ là mẫu biên bản quan trọng về phòng cháy chữa cháy nhằm mục đích kiểm tra, xác nhận về quá trình tham gia phòng cháy chữa cháy của các cá nhân, tổ chức,... Mẫu biên bản này được quy định cụ thể trong Thông tư số 66/2014/TT - BCA.
Việc sử dụng biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ xuất phát từ việc các cá nhân, tổ chức cần phải kiểm tra về quá trình phòng cháy chữa cháy.
Đây là việc kiểm tra được tiến hành tự nguyện, dựa vào ý thức phòng cháy chữa cháy của các đối tượng nêu trên. Mục đích kiểm tra là để đảm bảo được sự an toàn trong việc thực hiện các hoạt động hằng ngày. Trong một số trường hợp thì Bộ Công An sẽ yêu cầu phải thực hiện công tác PCCC và có biên bản xác nhận giống như việc kiểm tra các sản phẩm, hàng hóa, thiết bị để tiến hành hoạt động.
Việc tự kiểm tra PCCC sẽ diễn ra định kỳ khoảng 6 tháng/lần.
Xem thêm: Mẫu Báo cáo công tác dân vận và cách trình bày chuẩn nội dung
Văn bản này sẽ dành cho một số đối tượng nhất định và không sử dụng cho tất cả các trường hợp. Các đối tượng sử dụng mẫu này sẽ là: các tổ chức, doanh nghiệp, cửa hàng, hộ kinh doanh, kho xưởng,... Những nơi phải thực hiện sản xuất kinh doanh với quy mô lớn với nhiều thiết bị máy móc. Vậy nên việc kiểm tra sự an toàn của máy móc, thiết bị là điều vô cùng cần thiết để không gây nguy hiểm cho mọi người.
Mẫu biên bản này sẽ do người chịu trách nhiệm về công tác phòng cháy chữa cháy của các tổ chức, doanh nghiệp chịu trách nhiệm chính. Khi tiến hành kiểm tra và lập biên bản sẽ có từ 1-2 người thực hiện. Sau khi kiểm tra xong các thông tin sẽ được ghi trên biên bản và biên bản đó sẽ được lưu trữ để gửi lên ban quản lý phòng cháy chữa cháy khu vực mà doanh nghiệp đang hoạt động. Biên bản đó cũng có thể được đính kèm hồ sơ kiểm tra của cảnh sát phòng cháy chữa cháy.
Trong nội dung này, cán bộ PCCC sẽ yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức xuất trình hồ sơ giấy tờ, bảo hiểm liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy. Điều này sẽ được quy định tại Mục I, Điều 3 Thông tư 66/2014/TT - BCA về Luật PCCC như sau:
- Nội quy về PCCC sẽ được in ở những nơi dễ nhìn ở nơi tổ chức, doanh nghiệp hoạt động.
- Biên bản kiểm tra công tác PCCC phải còn hiệu lực tính đến thời điểm kiểm tra.
- Giấy bảo hiểm về cháy nổ phải còn hạn tính đến thời điểm kiểm tra.
- Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế PCCC cần ghi rõ số ngày, ngày chứng nhận.
- Mẫu biên bản kiểm tra nghiệm thu được về PCCC.
- Mẫu quyết định thành lập đội PCCC tại tổ chức, doanh nghiệp.
- Hồ sơ các kế hoạch cụ thể cho công tác PCCC tại tổ chức, doanh nghiệp.
- Biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ gần nhất đúng với quy định và có dấu xác nhận.
Hệ thống điện được đảm bảo kín, không bị hở, bị đứt, xuất hiện các tia lửa khi cắm điện. Dây điện phải được thiết kế bằng lõi đồng có cách điện để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Không sử dụng quá tải nguồn điện gây ra các vấn đề cháy nổ, chập điện. Khi sử dụng các thiết bị điện thì không được đặt các vật bén lửa ở gần để hạn chế sự cố cháy nổ.
Nếu kết quả của việc kiểm tra đảm bảo an toàn thì người lập biên bản sẽ ghi trong mẫu biên bản tự kiểm tra pccc định kỳ là “an toàn”. Còn nếu các vấn đề gặp phải sự cố thì sẽ ghi vào trong văn bản là gặp phải trình trạng nào để báo cáo lên cấp trên xử lý.
Không phải các doanh nghiệp, tổ chức nào cũng có lối thoát nạn nên khi thực hiện công tác kiểm tra thì người kiểm tra sẽ phải ghi rõ địa điểm kiểm tra có lối thoát nạn không? Nếu có thì có bao nhiêu lối? Các lối đó có đảm bảo an toàn hay không.
Đây là nội dung quan trọng dành cho các cơ sở, tổ chức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm, ăn uống, nhà hàng, nhà máy nung, luyện kim,... vì tại đây thường xuyên phải sử dụng nguồn lửa.
Khi kiểm tra các thiết bị sử dụng nhiệt đều phải được che chắn cẩn thận, tránh xa nơi bắt lửa và đảm bảo an toàn trong công tác phòng cháy chữa cháy.
Nội dung này người viết biên bản phải ghi rõ về tình trạng sắp xếp các loại hàng hóa xem nó đã được sắp xếp gọn gàng và có thể chống được cháy nổ không. Nếu đúng quy định thì sẽ ghi là an toàn còn nếu không thì sẽ ghi là cụ thể về những thứ cần phải được sắp xếp.
Các thanh tra PCCC sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất để xem các doanh nghiệp, tổ chức có thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy không. Đồng thời có thể đánh giá được tình trạng PCCC một cách trung thực, khách quan.
Hệ thống PCCC là vấn đề quan trọng cần được kiểm tra. Vì nếu như gặp phải tình trạng cháy nổ thì hệ thống báo cháy sẽ kêu để mọi người cùng biết và thoát ra khỏi nơi nguy hiểm. Nếu hệ thống báo cháy và các giải pháp phòng cháy gặp vấn đề thì rất nguy hiểm.
Người lập biên bản sẽ ghi các nội dung sau: Kiểm tra hệ thống báo cháy tự động, tình trạng hoạt động của các bình cứu hỏa, hệ thống phun nước tự động khi cháy nổ, các hoạt động của các phương tiện, dụng cụ PCCC khác.
Khi phát hiện ra các vấn đề phòng cháy chữa cháy khác thì cần phải ghi vào biên bản PCCC để cơ quan quản lý nắm được và đưa ra được những phương án khắc phục.
Xem thêm: Tham khảo mẫu biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động
Trong biên bản kiểm tra PCCC các nội dung cần được trình bày như sau:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ được trình bày đầu tiên bên phải, phía trên cùng của biên bản.
- Tên của công ty, tổ chức được kiểm tra PCCC được ghi ở trên cùng góc trái mẫu biên bản.
- Sau đó sẽ đến tên của biên bản viết in hoa và ở chính giữa mẫu biên bản.
- Thông tin về địa điểm, thời gian cụ thể kiểm tra PCCC.
- Thông tin của người tham gia quá trình kiểm tra PCCC (ghi họ tên, chức vụ).
- Tiếp đến là nội dung của mẫu biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ. Trong mục này các công đoạn kiểm tra được ghi riêng thành từng mục chi tiết.
- Thông tin về thời gian lập biên bản và số trang của biên bản
- Cuối cùng là ý kiến, chữ ký xác nhận của người thực hiện kiểm tra. Chữ kỹ của Ban lãnh đạo về việc kiểm tra PCCC cấp cơ sở.
- Biên bản PCCC phải tuân theo bố cục đã được quy định
- Các thông tin phải được ghi chép chính xác, nếu ghi sai lệch sẽ ảnh hưởng đến quyết định xử lý PCCC sau này.
- Biên bản phải được trình bày nghiêm túc, sử dụng các từ ngữ, viết đúng chính tả, không gạch xóa hay viết đè lên các nội dung.
- Mẫu biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ cần có chữ ký và ý kiến của những người liên quan đến việc quản lý PCCC thì văn bản mới có hiệu lực.
Trên đây là cách viết mẫu biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ cùng những nội dung thông tin và các lưu ý khi tiến hành kiểm tra phòng cháy chữa cháy. Hy vọng rằng các thông tin vieclam123 cung cấp trên sẽ đem lại giá trị cho bạn khi bạn tiến hành thực hiện công tác kiểm tra PCCC.
Mẫu biên bản bàn giao quỹ tiền mặt được viết như thế nào? Các thông tin cần ghi trong biên bản bàn giao quỹ tiền mặt là gì? Cần chú ý gì khi viết biên bản bàn giao quỹ tiền mặt? Bạn đọc hãy đọc bài viết bên dưới để tìm hiểu các thông tin trên nhé!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023