Blog

Hướng dẫn cách điền mẫu biên bản khảo sát hiện trạng công trình

24/03/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trước khi tiến hành phá dỡ công trình nào đó để xây dựng một công trình mới, chủ đầu tư cần tiến hành khảo sát hiện trạng của công trình. Các bên có liên quan cần sử dụng biên bản khảo sát này để kiểm tra hiện trạng của công trình. Vậy biên bản khảo sát này viết ra sao? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu các thông tin về mẫu biên bản khảo sát hiện trạng công trình nhé!

1. Mách bạn cách viết mẫu biên bản khảo sát hiện trạng công trình chuẩn

1.1. Bạn hiểu biên bản khảo sát hiện trạng công trình là gì?

Biên bản khảo sát hiện trạng công trình là mẫu biên bản được lập ra để khảo sát công trình xây dựng trước khi tiến hành xây dựng.

Tìm hiểu biên bản khảo sát hiện trạng công trình

Mẫu biên bản này sử dụng để ghi nhận những nội dung, hành động trọng quá trình khảo sát hiện trạng công trình. Nội dung của niên bản thể hiện các thông tin về bên khảo sát,công ty xây dựng khảo sát, bên tiến hành khảo sát về hoạt động khảo sát. Cùng vieclam123 theo dõi nội dung dưới đây để có được mẫu biên bản hoàn chỉnh nhất.

1.2. Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu biên bản khảo sát hiện trạng công trình

Để có thể điền mẫu biên bản khảo sát về chất lượng công trình, bạn có thể tải mẫu biên bản này ngay tại đây:

Tải ngay

1.2.1. Thông tin người khảo sát

Khi điền mẫu biên bản khảo sát hiện trạng, các thông tin về bên khảo sát, bên tiến hành khảo sát và công ty xây dựng cần phải nêu rõ ràng. Những người tham gia khảo sát gồm 3 bên liên quan, bạn cần ghi trong biên bản, bao gồm:

- Đại diện bên được khảo sát (gọi tắt là bên A):

+ Nêu rõ tên “Ông/ Bà” đại diện khu vực cần khảo sát theo chứng minh nhân dân.

+ Trong mục chức vụ, ghi rõ ràng chức vụ của bên đại diện khảo sát.

+ Số chứng minh dân dân hoặc căn cước công dân: Điền theo số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người đại diện, gồm cả ngày cấp và nơi cấp.

+ Số điện thoại: Số điện thoại mà cá nhân đại diện đang dùng.

Điền đầy đủ thông tin người khảo sát

- Đại diện bên cần khảo sát (bên B):

+ Ghi rõ tên “Ông/ Bà” của bên muốn tiến hành khảo sát hiện trạng công trình theo chứng minh nhân dân.

+ Chức vụ: Chức vụ đại diện của bên khảo sát cần ghi rõ.

+ Số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân: Ghi tương tự như bên được khảo sát, gồm cả ngày cấp và nơi cấp.

+ Số điện thoại: Ghi rõ ràng số điện thoại mà cá nhân đại diện đang sử dụng.

- Đại diện cho công ty xây dựng (bên C):

+ “Ông/ Bà”: Ghi theo chứng minh nhân dân của người đại diện công ty xây dựng.

+ Chức vụ: Chức vụ đại diện trong công ty xây dựng.

+ Số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân: Ghi rõ ràng số chứng minh/ căn cước của người đại diện công ty, gồm cả ngày cấp và nơi cấp.

1.2.2. Nội dung cần khảo sát

Tại mục nội dung khảo sát hiện trạng công trình trong biên bản, các thông tin về ngày tháng năm khảo sát và địa chỉ nhà khảo sát cần ghi rõ ràng và chính xác. Địa chỉ cần ghi rõ từ số nhà, thôn xóm trở lên đến tỉnh, thành phố.

Nội dung cần khảo sát hiện trạng công trình

Tiếp đến, các đặc điểm của ngôi nhà cần nêu rõ hiện trạng, gồm diện tích, số tầng,... của ngôi nhà. Nêu rõ cả đặc điểm của ngôi nhà so với công trình cần phá dỡ.

Các thông tin, hình vẽ về ngôi nhà bằng mực, kết cấu, hiện trạng ngôi nhà vào thời gian khảo sát, trước khi tiến hành phá dỡ công trình bên cạnh, miêu tả chi tiết về kết cấu của ngôi nhà, đồ dùng,…

Xem thêm: Cách viết mẫu biên bản nghiệm thu công trình chuẩn nhất

2. Một số quy định về khảo sát hiện trạng công trình xây dựng

2.1. Khảo sát hiện trạng và khảo sát xây dựng công trình

Khảo sát hiện trạng công trình xây dựng là một trong những loại hình của quá trình khảo sát xây dựng. Vì vậy, khảo sát hiện trạng công trình cần đảm bảo các điều kiện về khảo sát xây dựng như: Phương án kỹ thuật khảo sát và nhiệm vụ khảo sát xây dựng cần phải được lập phù hợp với cấp, loại công trình xây dựng, bước thiết kế, loại hình khảo sát và yêu cầu của hoạt động lập thiết kế xây dựng. Các phương án khảo sát trong xây dựng cần phải tuân thủ theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khảo sát xây dựng về hoạt động khảo sát được áp dụng.

Các công tác khảo sát xây dựng cũng cần phải đảm bảo tuân thủ theo các phương án kỹ thuật, bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn, đáp ứng các yêu cầu về nhiệm vụ trong khảo sát xây dựng được kiểm tra, duyệt, nghiệm thu, giám sát các công trình theo đúng quy định.

Khảo sát hiện trạng và khảo sát xây dựng công trình

Sau khi khảo sát xong, kết quả hoạt động xây dựng cần được lập thành báo cáo, đảm bảo tính khách quan và trung thực, phản ánh đúng hiện trạng công trình và được phê duyệt. Khi thực hiện khảo sát, nhà thầu khảo sát cần phải đủ điều kiện năng lực loại hình khảo sát và với cấp, loại công trình xây dựng.

2.2. Nhiệm vụ khảo sát

Công tác khảo sát cần lập nên nhiệm vụ khảo sát xây dựng phục vụ cho quá trình thiết kế xây dựng công trình, lập dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, thiết kế, nâng cấp, mở rộng công trình hoặc thực hiện các công tác khảo sát liên quan tới những hoạt động trong xây dựng.

Nhà thầu thiết kế sẽ là người lập nên nhiệm vụ khảo sát và nếu chưa chọn được nhà thầu thiết kế, chủ đầu tư hoặc người quyết định đầu tư sẽ thuê những cá nhân, tổ chức đảm bảo đủ điều kiện năng lực lập nên nhiệm vụ khảo sát xây dựng.

Khi tiến hành khảo sát, gồm có các nội dung như sau: Phạm vi khảo sát và mục đích khảo sát xây dựng; các tiêu chuẩn được áp dụng trong quá trình khảo sát; dự toán chi phí cho công tác khảo sát, khối lượng các công tác khảo sát theo dự kiện và thời gian thực hiện khảo sát.

Nhiệm vụ khảo sát

2.3. Báo cáo kết quả khảo sát

Khi tiến hành báo cáo kết quả khảo sát hiện trạng, cần có các nội dung sau: Căn cứ để thực hiện khảo sát xây dựng; phương pháp và quy trình khảo sát trong xây dựng; nêu khái quát về điều kiện tự nhiên, vị trí của khu vực tiến hành khảo sát, quy mô, đặc điểm, tính chất của công trình đó; các khối lượng đã thực hiện về khảo sát; số liệu và kết quả khảo sát xây dựng khi thực hiện phân tích, thí nghiệm;  Các lưu ý, ý kiến đánh giá, đề xuất (nếu có); kết luận, kiến nghị cùng với các phụ lục đi kèm.

Xem thêm: Viết nội dung mẫu báo cáo hoàn thành công trình chi tiết

2.4. Nghiệm thu và phê duyệt báo cáo kết quả về khảo sát xây dựng

Trong quá trình nghiệm thu các kết quả về việc khảo sát trong xây dựng, chủ đầu tư cần xem xét sự phù hợp về số lượng, quy cách, nội dung của báo cáo khảo sát, kiểm tra về khối lượng công việc khảo sát xây dựng đã thực hiện so với các quy định của phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng, nhiệm vụ khảo sát xây dựng được chủ đầu tư duyệt và được quy định trong hợp đồng xây dựng; thông báo về việc chấp thuận nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát hiện trạng công trình bằng văn bản gửi tới nhà thầu xây dựng nếu biên bản đạt yêu cầu.

Nghiệm thu và phê duyệt báo cáo kết quả về khảo sát xây dựng

Nếu biên bản báo cáo kết quả khảo sát này chưa đạt yêu cầu, chủ đầu tư sẽ gửi ý kiến về việc không chấp thuận nghiệm thu bằng văn bản cho nhà thầu và nêu rõ lý do, nội dung chưa đạt yêu cầu để nhà thầu tiến hành lại hoặc chỉnh sửa; để kiểm tra báo cáo kết quả khảo sát xây dựng làm cơ sở cho quyết định nghiệm thu, chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện về năng lực.

Sau khi đã thông báo chấp thuận báo cáo này cho bên liên quan, chủ đầu tư sẽ phê duyệt vào báo cáo kết quả khảo sát trực tiếp và sẽ chịu các trách nhiệm về kết quả mà mình phê duyệt. 

Về chất lượng khảo sát xây dựng do mình thực hiện, nhà thầu khảo sát sẽ chịu trách nhiệm về việc khảo sát. Việc chủ đầu tư nghiệm thu, phê duyệt báo cáo kết quả hoạt động xây dựng không làm giảm trách nhiệm và không thay thế được chất lượng khảo sát xây dựng được nhà thầu tiến hành thực hiện.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được những nội dung cần có trong mẫu biên bản khảo sát hiện trạng công trình. Trước khi thực hiện xây dựng công trình nào đó, chủ đầu tư và nhà thầu, công ty xây dựng… cần thực hiện khảo sát xây dựng và lập nên mẫu biên bản khảo sát hiện trạng cho công trình. Đây là yếu tố bắt buộc và quan trọng, là công việc không thể thiếu trước khi tiến hành xây dựng công trình.

Đơn đề nghị cấp lại thẻ BHYT

Khi làm mất, rách hoặc hỏng thẻ bảo hiểm y tế, người dân cần làm đơn xin cấp lại thẻ BHYT. Vậy mẫu đơn đề nghị cấp lại thẻ BHYT viết thế nào và nội dung ra sao? Tìm hiểu nhé!

Đơn đề nghị cấp lại thẻ BHYT

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023