Trong nền kinh tế mở cửa và nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và doanh nghiệp ngày càng tăng mạnh thì mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ là giấy tờ vô cùng quan trọng để các nhân sự trong công ty nắm bắt các tình hình về kinh doanh. Và bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ đưa đến cho bạn những thông tin hữu ích cùng với cách soạn thảo mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ chuẩn nhất hiện nay nhé!
MỤC LỤC
Ngày nay, các doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực sản xuất hay cung ứng dịch vụ có quy mô vô cùng dày đặc trải dài khắp mọi miền của đất nước. Và trong đó, một thành phần vô cùng quan trọng để phản ánh các tình hình hoạt động của doanh nghiệp đó chính là mẫu báo cáo kết quả kinh doanh.
Cho dù doanh nghiệp có quy mô vừa, lớn hay là nhỏ đi chăng nữa thì những giấy tờ, số liệu minh bạch theo thời gian sẽ giúp cho doanh nghiệp cải thiện thêm tình hình kinh tế của công ty. Đồng thời qua đây thì các ban lãnh đạo trong doanh nghiệp sẽ có thêm những chiến thuật, chiến lược để xây dựng tình hình kinh doanh mới để phù hợp với thời điểm và kinh tế thị trường.
Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ sẽ cần phải được báo cáo kết quả kết quả về tình hình kinh doanh theo từng thời điểm như là tháng, quý và năm. Mẫu này sẽ phải được các lãnh đạo cùng với phòng ban tổng hợp về những vấn đề như là các chi phí, lợi nhuận, các chi phí liên quan đến thuế,... Bản báo cáo kinh doanh này bao gồm cả mẫu báo cáo doanh thu, báo cáo lợi nhuận, lãi vay,...
Thường thì báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ sẽ được bộ phận kế toán soạn thảo và lên kế hoạch để gửi đến cho các lãnh đạo trong công ty. Để soạn thảo được báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ thì phía phòng ban kế toán sẽ phải dựa trên báo cáo doanh thu của phòng kinh doanh. Không phải doanh nghiệp nào cũng có bộ phận kế toán nhưng nếu như soạn thảo được mẫu này thì phải doanh nghiệp cần phải thuê dịch vụ kế toán để làm cho mình.
Bên cạnh đó, tùy theo cơ cấu của tổ chức, doanh nghiệp thì người lập báo cáo kết quả kinh doanh có thể là trưởng phòng kinh doanh hoặc trưởng phòng sản xuất. Nói chung để soạn được mẫu này thì phải là người đứng đầu một bộ phận trong doanh nghiệp bởi đây sẽ là người nắm đầy đủ các thông tin chính xác nhất về tình hình hoạt động kinh doanh và có thể lập lên mẫu báo cáo chính xác và đầy đủ nhất.
Xem thêm: Khám phá thông tin cơ bản về mẫu báo cáo dòng tiền của doanh nghiệp
Để soạn thảo được mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ một cách chuẩn xác nhất thì trước hết điều bạn cần nắm được đó chính là những quy định về mẫu chung của nó.
Theo như thông tư số 200,133 được Bộ Tài Chính công bố và ban hành thì mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ sẽ phải dựa đúng theo mẫu của thông tư và phải bao gồm những thông tin cơ bản nhất như sau:
- Doanh thu và các khoản giảm trừ và số doanh thu sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ.
- Số vốn ban đầu và lợi nhuận tổng từ các hoạt động bán hàng.
- Doanh thu từ các hoạt động tài chính của doanh nghiệp
- Chi phí lãi vay của doanh nghiệp, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng.
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh khi trừ đi các chi phí.
- Lợi nhuận tổng khi chưa tính thuế.
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp và một số lợi nhuận hoặc khoản chi phí khác.
Đây là mẫu báo cáo kết quả kinh doanh được công bố vào năm 2016 và trong thông tư này sẽ không áp dụng cho việc tính thuế của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước.
Trong mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ theo thông tư 133 thì sẽ có tất cả bao gồm 5 cột là: chỉ tiêu báo cáo, mã tương ứng, số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu, tổng số phát sinh trong kỳ và số liệu của kỳ báo cáo kết quả kinh doanh của kỳ trước. Và các chỉ tiêu trong mẫu báo cáo sẽ bao gồm những nội dung sau đây:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Đây là chỉ tiêu dùng để phản ảnh những tổng doanh thu về hàng hóa, sản phẩm, doanh thu khác trong năm của doanh nghiệp. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này sẽ là phát sinh bên có của TK 511 và sẽ không bao gồm các loại thuế.
- Khoản giảm trừ doanh thu: Đây là số liệu phản ánh các khoản được ghi giảm như là chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại hoặc giảm giá hàng bán. Số liệu để ghi sẽ là phát sinh bên nợ của TK 511 trong kỳ báo cáo.
- Doanh thu thuần: Đây là số doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ từ các khoản giảm trừ. Phần này sẽ được tính bằng doanh thu bán hàng trừ đi các khoản giảm trừ.
- Giá vốn hàng bán: Được định nghĩa là số liệu phản ánh giá vốn hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ, chi phí tính vào giá vốn và số liệu ghi sẽ được tính bởi số phát sinh của TK 632 đối ứng với nợ TK 911.
- Lợi nhuận gộp: Số phản ánh chênh lệch về doanh thu thuần và giá vốn hàng bán. Nếu như số liệu này âm thì cần phải trình bày trong dấu ngoặc đơn.
- Doanh thu về hoạt động tài chính: Đây là phản ánh doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ ghi bởi lũy kế phát sinh TK 515 đối ứng TK 911.
- Chi phí tài chính: Tổng chi phí về tiền vay hoặc các chi phí về hoạt động trong và ngoài kinh doanh và được ghi vào số bên có TK 635 ứng với bên nợ TK 911.
- Chi phí lãi vay: Căn cứ vào số liệu TK 635.
- Chi phí quản lý kinh doanh: Ghi bằng tổng số phát sinh bên có của TK 642 đối ứng với bên nợ của TK 911.
- Lợi nhuận hoạt động kinh doanh: Được tính bằng công thức: lợi nhuận gộp + doanh thu từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp - chi phí tài chính trong và ngoài kinh doanh- chi phí lãi vay.
- Thu nhập khác: Là số các khoản thu nhập phát sinh khác trong kỳ báo cáo kết quả kinh doanh được ghi bằng tổng bên nợ TK 711.
- Chi phí khác: tổng phát sinh bên có của tài khoản 811.
- Lợi nhuận khác: Sự chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác, nếu như số liệu dân thì cần phải trình bày trong dấu ngoặc đơn.
- Tổng lợi nhuận trước thuế: Đây là phần lợi nhuận trong kỳ báo cáo trước khi trừ đi các chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và sẽ tính bằng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng cùng với các lợi nhuận khác.
- Chi phí thuế thu nhập của doanh nghiệp: Được ghi bằng tổng phát sinh bên có hoặc bên nợ TK 821.
- Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp: Tính bằng tổng lợi nhuận kế toán trước thuế trừ đi chi phí thu nhập doanh nghiệp.
Xem thêm: Bật mí bạn mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh chuẩn nhất hiện nay
Về cơ bản thì mẫu báo cáo kết quả kinh doanh thì số cột và cách tính sẽ cơ bản là giống với mẫu 133 tuy nhiên sẽ có một vài điểm khác biệt như sau:
- Có thêm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp: Tính tổng bằng số phát sinh bên có TK 641 và TK 642.
- Có thêm phần tính lãi cơ bản trên cổ phiếu và lãi suy giảm trên cổ phiếu
Với từng mục thêm vào kể trên thì kết quả của báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ cũng có thêm sự khác biệt cho nên người soạn thảo cần phải cẩn thận và tính cho thật chính xác.
Để mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ được soạn thảo một cách đầy đủ và chính xác nhất thì tốt nhất bạn nên trình bày bằng excel. Bởi vì excel là phần mềm bảng tính cho nên kết quả tính sẽ cho ra kết quả chính xác tuyệt đối.
Người soạn mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ phải biết cách tính các chỉ tiêu trong báo cáo và đồng thời phải đảm bảo rằng các số liệu đưa vào chính xác. Bởi nếu sai một phần nhỏ thôi là sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả kinh doanh của công ty.
Vậy là chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những thông tin về mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ. Mong rằng với bài viết mà vieclam123 chia sẻ thì bạn có thể hiểu thêm hơn về mẫu báo cáo kết quả kinh doanh và soạn thảo thật chính xác.
Thực tập là quá trình không thể nào thiếu được ở các bạn sinh viên khi chuẩn bị ra trường. Vậy bạn đã biết cách trình bày mẫu báo cáo thực tập như thế nào chưa? Dưới đây là chi tiết về cách trình bày báo cáo thực tập, bạn hãy xem ngay nhé!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023