Blog

Hướng dẫn lập mẫu báo cáo giải trình sự việc chi tiết và đầy đủ

23/04/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong quá trình công tác, làm việc hay đời sống thường ngày, đôi khi chúng ta sẽ cần giải trình một sự việc gì đó mà bản thân đã chứng kiến hay tham gia vào quá trình thực hiện. Và mẫu báo cáo giải trình sự việc sẽ là văn bản thể hiện nội dung này. vậy, cách lập mẫu báo cáo giải trình sự việc chuẩn như thế nào? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về báo cáo giải trình sự việc một cách chuẩn xác nhất nhé!

1. Tổng quan về mẫu báo cáo giải trình sự việc

1.1. Hiểu đúng về báo cáo giải trình sự việc

Báo cáo giải trình sự việc là văn bản người viết sử dụng để kể lại quá trình diễn ra một vụ việc bất kỳ nào đó mà người viết tham gia hoặc chứng kiến. Báo cáo sẽ được nộp và gửi tới cấp trên (sự việc xảy ra trong nội bộ doanh nghiệp) hoặc gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý khi vụ việc liên quan tới các vấn đề xã hội và được quy định tại pháp luật.

Mẫu báo cáo giải trình sự việc là gì

Thông qua mẫu báo cáo này, người viết sẽ trình bày một cách chi tiết và cụ thể nhất nội dung diễn ra của sự việc đó. Đây sẽ là căn cứ để điều tra và xác nhận thông tin trong quá trình giải quyết, xử lý vụ việc.

1.2. Trường hợp cần viết báo cáo giải trình sự việc là gì?

Các đối tượng sẽ cần viết báo cáo giải trình sự việc khi là người tham gia hoặc người chứng kiến vụ việc đó. Đồng thời, sự việc này có sự tham gia điều tra của quản lý doanh nghiệp hay sự tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tương ứng. Trong những trường hợp thuộc vào diện nêu trên thì sẽ cần viết báo cáo giải trình sự việc khi được yêu cầu.

1.3. Ý nghĩa của mẫu báo cáo giải trình sự việc?

Mẫu báo cáo giải trình sự việc có ý nghĩa gì? Đây có phải đơn giản là văn bản kể lại sự việc xảy ra hay không? Ngay sau đây Vieclam123 sẽ giải đáp thắc mắc ngay cho bạn.

1.3.1. Cung cấp thông tin sự việc đầy đủ và chi tiết

Ý nghĩa và vai trò đầu tiên của mẫu báo cáo giải trình sự việc chính là việc cung cấp thông tin một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Với báo cáo này, người viết sẽ cần tường thuật lại toàn bộ những gì mình biết, mình thấy về vụ việc đó. Do vậy mà vụ việc sẽ được đưa ra một cách hoàn chỉnh và trọn vẹn nhất có thể.

Ý nghĩa của báo cáo giải trình sự việc

1.3.2. Là cơ sở và căn cứ điều tra

Dựa vào các thông tin được đưa ra trong báo cáo giải trình sự việc, người có thẩm quyền có thể thực hiện việc điều tra theo đúng hướng nhất cũng như có thêm các thông tin để xâu chuỗi các sự kiện và tìm ra được vấn đề của sự việc đó. Đây có thể được xem như manh mối để phục vụ cho quá trình điều tra vụ việc đã xảy ra.

1.3.3. Là bằng chứng xác nhận

Trong trường hợp người viết báo cáo giải trình là người chứng kiến thì đây có thể xem là bằng chứng để đưa ra và quy trách nhiệm với người gây ra vụ việc dẫn đến những ảnh hưởng tới người khác. Trong trường hợp điều tra và phát hiện được sự trùng hợp với các thông tin được đưa ra trong báo cáo thì đây sẽ trở thành bằng chứng luận tội cần thiết.

Với những vai trò và ý nghĩa nêu trên thì ta có thể thấy mẫu báo cáo giải trình sự việc có giá trị rất quan trọng. Vì thế mà quá trình viết, lập báo cáo sẽ cần được thực hiện một cách nghiêm túc, cẩn thận và đúng quy định.

Xem thêm: Khi nào bạn cần viết đơn giải trình cá nhân? Viết sao cho hiệu quả?

2. Viết mẫu báo cáo giải trình sự việc như thế nào?

Trong trường hợp cần viết bao cáo giải trình sự việc thì bạn sẽ viết như thế nào? Để đảm bảo mẫu báo cáo của mình chuẩn về nội dung cũng như hình thức thì bạn đừng bỏ qua những thông tin hướng dẫn viết báo cáo giải trình sự việc dưới đây nhé!

Cách viết báo cáo giải trình sự việc

2.1. Cách viết báo cáo giải trình sự việc

2.1.1. Ghi rõ báo cáo giải trình sự việc về vấn đề gì

Sẽ có rất nhiều vụ việc có thể xảy ra và liên quan đến bạn, vì thế, để người đọc có thể rõ ràng nhất thì bạn cần nêu rõ sự việc mình cần giải trình đó là gì? Điều này sẽ được thể hiện ở ngay phần tên của văn bản báo cáo mà bạn viết. Khi đó, người đọc báo cáo sẽ hiểu ngay được sự việc cần điều tra xem xét là gì và chắc chắn rằng mình có đầy đủ thẩm quyền để tiến hành tìm hiểu cụ thể vấn đề đã xảy ra.

2.1.2. Cung cấp thông tin của bản thân

Trong báo cáo giải trình sự việc sẽ không bao giờ thiếu thông tin của người làm báo cáo. Việc cung cấp thông tin cá nhân là điều bắt buộc để người điều tra có thể nắm được người cung cấp thông tin là người, người này có liên quan như thế nào tới vụ việc để quá trình tìm hiểu được cụ thể, rõ ràng hơn. Đồng thời, cơ quan điều tra cũng có thể xác minh thân phận nhằm đảm bảo tính chính xác của thông tin được cung cấp trong báo cáo.

Các thông tin cần kê khai như họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, đơn vị công tác,.... Tùy vào đối tượng cần làm báo cáo mà thông tin sẽ có sự điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.

2.1.3. Tường thuật chi tiết nội dung sự việc

Viết chi tiết diễn biến sự việc

Diễn biến sự việc sẽ là nội dung chính của báo cáo giải trình sự việc. Do vậy mà bạn sẽ cần tập trung cho phần nội dung này. Tường thuật cụ thể, rõ ràng những gì bạn đã làm (nếu là người thực hiện), những gì bạn trông thấy (nếu là người chứng kiến). Bao gồm mọi yếu tố như thời gian, hoàn cảnh xung quanh, trạng thái, cảm xúc,.... Thông tin càng chi tiết, cụ thể thì cơ quan điều tra càng có thêm dữ liệu để phục vụ cho quá trình xử lý.

2.1.4. Cam kết tính chính xác với thông tin được đưa ra

Một phần không thể thiếu trong mẫu báo cáo giải trình sự việc chính là sự cam kết của người viết với những thông tin mà mình cung cấp trong báo cáo. Đây sẽ là cơ sở để thông tin bạn đưa ra được tin tưởng, đồng thời cũng là căn cứ để quy trách nhiệm trong trường hợp người viết đưa thông tin không chính xác, sai sự thật.

Cuối cùng, sau phần cam kết sẽ là chữ ký xác nhận của người viết. Cần ký và ghi đầy đủ họ tên ở bên dưới của báo cáo được lập.

Xem thêm: Hướng dẫn viết mẫu công văn giải trình chậm nộp báo cáo

2.2. Chú ý khi viết báo cáo giải trình sự việc

Khi viết báo cáo giải trình sự việc, bạn cần chú ý tới một số vấn đề sau:

Lưu ý khi viết báo cáo

- Báo cáo cần có đầy đủ Quốc hiệu, tiêu ngữ, thời gian viết báo cáo.

- Bố cục của báo cáo cần rõ ràng, không tẩy xóa và báo cáo không được nhàu nét hay bị rách.

- Cần trung thực, khách quan trong quá trình viết báo cáo. Biết gì trình bày như vậy, không thêm bớt, xuyên tạc hay tự ý thêm các ý kiến cá nhân vào nội dung báo cáo giải trình sự việc.

- Nội dung và cách viết báo cáo sẽ cần tùy chỉnh theo vấn đề cần giải trình là gì và mức độ nghiêm trọng của sự việc được nêu ra. 

- Không viết tắt hay sử dụng các ký hiệu đặc biệt trong báo cáo giải trình sự việc.

2.3. Tải mẫu báo cáo giải trình sự việc mới nhất

Việc viết báo cáo giải trình sự việc có thể xảy ra với bất cứ ai, vì thế mà nắm bắt cách viết sẽ giúp bạn chủ động hơn với nghĩa vụ thực hiện của mình. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian cũng như cung cấp thông tin được nhanh hơn thì các bạn có thể sử dụng các mẫu báo cáo giải trình sự việc có sẵn.

Và nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng mẫu văn bản này thì có thể tham khảo mẫu báo cáo giải trình sự việc dưới đây.

Tải mẫu báo cáo giải trình sự việc

Link tải mẫu 1: bao-cao-giai-trinh-nhu-cau-su-dung-nguoi-lao-dong-nuoc-ngoai.docx

Link tải mẫu 2: mau-bao-cao-giai-trinh-thue.docx

Những thông tin được đề cập trong bài mong rằng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mẫu báo cáo giải trình sự việc. Thông qua đó, các bạn có thể thuận tiện hơn trong quá trình làm báo cáo của mình để cung cấp thông tin chi tiết nhất.

Chi tiết về mẫu báo cáo giám sát tác giả thiết kế trong xây dựng

Mẫu báo cáo giám sát tác giả thiết kế là gì? Cách viết báo cáo đúng theo quy chuẩn ra sao? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Mẫu báo cáo giám sát tác giả thiết kế

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023