Sở trường là tiêu chí để giúp cho nhà tuyển dụng có thể đánh giá được ứng viên cả về trình độ lẫn kỹ năng. Do vậy, khi liệt kê sở trường trong CV xin việc sẽ giúp các bạn tìm kiếm được những cơ hội tốt nhất trong ứng tuyển và trong quá trình thực hiện công việc.
MỤC LỤC
Chưa cần phải phân tích sâu về sở trường trong CV xin việc thì chúng ta cũng hiểu được một phần rất quan trọng của sở trường trong CV xin việc.
Một cách đơn giản, có thể thấy được rằng sở trường trong CV xin việc chính là việc ứng viên thực hiện liệt kê những điểm mạnh của mình có sự liên quan tới công việc ứng tuyển, đó là những năng khiếu hay thế mạnh nổi bật, là sự thành thạo trong việc thực hiện một lĩnh vực cụ thể.
Mỗi người đều có những sở trường đặc biệt và có sự nổi bật riêng, với các tính chất được thể hiện khác nhau như sở trường liên quan tới chuyên môn công việc, sở trường liên quan tới kỹ năng của ứng viên, sở trường liên quan tới nét tính cách cá tính,...
Tất cả những kiểu sở trường này khi liệt kê trong CV cần phải có sự phù hợp và thể hiện được điểm nổi bật, khả năng mà ứng viên có thể làm tốt được nhiệm vụ của mình trong nội dung CV xin việc.
Xem thêm: Tuyệt chiêu tạo Background CV cực đỉnh hớp hồn giới tuyển dụng
Không đơn giản mà tự nhiên nhà tuyển dụng yêu cầu các bạn liệt kê sở trường trong CV đâu nhé. Phải có một hoặc một vài điều gì đó từ các sở trường này đối với CV xin việc và hiệu quả ứng tuyển thì nhà tuyển dụng mới ưu tiên và đánh giá những ứng viên có sở trường trong CV xin việc.
Hầu hết tất cả nhà tuyển dụng đều muốn biết được ứng viên có điểm mạnh nào? Những điểm mạnh đó hỗ trợ cho công việc ra sao? Khi liệt kê các sở trường trong CV, ứng viên sẽ cho nhà tuyển dụng thấy ngay những mặt mạnh của mình có thể làm để đạt hiệu quả công việc, giúp đơn vị gặt hái được những thành công và những cơ hội tốt nhất.
Bên cạnh đó, việc nói rõ về sở trường của bản thân mình thì nhà tuyển dụng sẽ càng có phương án, có kế hoạch để giúp các ứng viên nâng cao hơn sở trường/điểm mạnh đó sao cho phù hợp với tính chất công việc hơn. Dù sao thì điểm mạnh của ứng viên thì có đó nhưng cũng cần phải mài dũa và đào tạo để phát huy điểm mạnh đó một cách chuẩn và đúng hướng.
Ngay sau đây, vieclam123.vn sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm để trình bày sở trường trong CV xin việc sao cho vừa viết thành công được sở trường vừa tạo ra được sự tín nhiệm đối với nhà tuyển dụng.
Viết sở trường không đơn giản, đối với các mẫu CV xin việc khi có sở trường thì chưa chắc đã có khả năng làm nổi bật CV xin việc. Do các bạn không biết cách viết sở trường hoặc quá lạm dụng các điểm mạnh càng khiến CV trở nên mất thiện cảm hơn. Do đó vieclam123.vn sẽ hướng dẫn bạn cách viết sở trường trong CV một cách hoàn chỉnh.
Sở trường có thể được thể hiện bằng những tính từ, cụm từ ngắn gọn để biểu thị được điểm mạnh. Nhiều người có ý nghĩ rằng cứ liệt kê sở trường là phải viết thành đoạn văn dài để diễn tả sao cho thật “cảm động”, thật “ấn tượng”. Tuy nhiên với cách trình bày này thì các bạn không khác gì càng khiến cho bản thân mình trở nên rườm rà và thiếu sự tinh tế, thiếu đi sự chuyên nghiệp hơn.
Thay vào đó, bạn hãy viết sở trường của mình bằng những cụm từ ngắn gọn, tùy theo vị trí mà có những năng khiếu riêng, trình bày gạch đầu dòng hoặc là có thể chọn cách liệt kê.
Sự ngắn gọn ở đây cũng được thể hiện ở số lượng sở trường, bạn đừng nghĩ càng nhiều sở trường thì càng tốt, thay vào đó là chọn lọc khoảng 5 sở trường có giá trị nhất, có điểm nhấn nhất... để làm cho bản CV thực sự nổi bật lên, có điểm nhấn, có trọng tâm.
Sự dễ hiểu luôn cần là yếu tố tốt nhất và cần thiết nhất trong trình bày nội dung CV. Để nhà tuyển dụng thấy được rằng các bạn có sự am hiểu, sự chuyên nghiệp trong trình bày nội dung của bản CV.
Nhìn chung, ngôn ngữ trong CV xin việc thật đơn giản sẽ càng làm cho người đọc càng dễ hiểu hơn những gì bạn trình bày. Nếu bạn chọn cách diễn đạt hoa mĩ, dài... rất có thể sẽ khiến cho nhà tuyển dụng càng cảm thấy khó chịu hơn với bạn và cho rằng bạn là người thảo mai, đang làm màu và không thực tế.
Trình bày trong sở trường những ưu điểm thật ngắn gọn thôi, dùng ngôn ngữ tế nhị, khiêm tốn, không khoa trương bản thân một cách thái quá sẽ đảm bảo giúp cho các ứng viên trở nên nghiêm chỉnh và toát lên được khí thế riêng của mình. Không chỉ thế, sự đơn giản trong ngôn ngữ đi đôi với sự chân thành, bạn càng rõ ràng, càng đơn giản bao nhiêu thì bạn càng cho thấy bản thân mình thực sự chân thành bấy nhiêu.
Ngoài ra thì khi viết sở trường, bạn chỉ nêu chúng trong đúng mục sở trường mà không nêu ở các mục khác không đúng chức năng.
Xem thêm: Người tham chiếu trong CV là gì? Điều cần biết về người tham chiếu
Sau đây là một vài ví dụ để bạn có thể biết viết như thế nào với những điểm mạnh của bạn trong CV xin việc:
- Giao tiếp tốt.
- Tự tin trước đám đông.
- Thuyết trình lưu loát.
- Thành thạo 3 loại ngôn ngữ: Việt, Anh, Hàn.
Đó là những sở trường cơ bản mà ở bất kỳ vị trí nào cũng có thể đưa vào. Tuy nhiên thì với mỗi mẫu CV xin việc, các ứng viên sẽ cần nghiên cứu kỹ xem những sở trường nào là phù hợp? Không nên nêu quá nhiều sở trường trong CV, cũng không nên ghi quá ít. Số lượng sở trường từ 3 cho tới 5 sở trường thực sự liên quan và làm nổi bật nhất đến vị trí ứng tuyển.
Như thế, việc liệt kê sở trường trong CV xin việc sẽ luôn mang tới cho ứng viên có thêm sự tự tin, có được những cơ hội tốt đẹp để lọt vào vòng trong khi ứng tuyển. Bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng nhờ một phần có sự nổi bật của sở trường trong CV. Chúc các bạn luôn đạt được ước mơ của mình và có quá trình ứng tuyển CV thật sự hiệu quả.
Ngoài CV cần trình bày sở trường thì các yếu tố khác trong CV xin việc cũng trình bày vấn đề này. Điển hình là năng lực sở trường trong Sơ yếu lý lịch là vấn đề khiến nhiều người thực sự quan tâm. Mời các ứng viên tham khảo kinh nghiệm viết năng lực sở trường trong sơ yếu lý lịch.
MỤC LỤC
01/12/2021
29/11/2021
25/11/2021
20/11/2021