Không như các doanh nghiệp, kế toán tại các bệnh viện sẽ đảm nhận vai trò làm kế toán tổng hợp, theo đó họ phụ trách toàn bộ mảng tài chính kế toán phát sinh trong bệnh viện. Nếu chưa biết kế toán bệnh viện phải làm những nhiệm vụ cụ thể nào, vậy thì đừng ngại tham khảo bài viết dưới đây của vieclam123.vn bạn nhé.
MỤC LỤC
Kế toán bệnh viện là người phụ trách trực tiếp mảng tài chính kế toán phát sinh trong bệnh viện. Trong đó bao gồm hạch toán chi phí, theo dõi các tài khoản chi phí phát sinh, tính toán lãi lỗ với mỗi nghiệp vụ phát sinh của bệnh viện.
Cũng như những kế toán làm việc ở các đơn vị khác, kế toán bệnh viện cần làm rõ được vai trò của mình trong mảng quản lý tài chính, sử dụng tất cả những kiến thức lẫn kinh nghiệm mà mình có để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Nhu cầu tuyển dụng kế toán bệnh viện ngày càng cao do nhiều cơ sở y tế mới được thành lập. Tuy nhiên ngoài kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn thì bạn hãy tỏ ra mình là người chuyên nghiệp khi nắm rõ nhiệm vụ mà kế toán bệnh viện cần phải làm.
Thông tin mô tả công việc của kế toán bệnh viện sẽ được làm rõ ở nội dung bên dưới, hãy theo dõi và cập nhật chúng bạn nhé.
Mặc dù cùng theo học ngành kế toán nhưng không phải ai cũng nắm rõ công việc của kế toán bệnh viện. Thậm chí có những người năng lực cao, trình độ tốt khi thả vào môi trường này cũng chưa chắc làm tốt ngay từ đầu.
Chính vì vậy, các ứng viên chuyên ngành kế toán cần xác định rõ mục tiêu phấn đấu, đồng thời nắm vững những nhiệm vụ của vị trí này để chắc chắn nó phù hợp với mình. Chỉ phù hợp mới giúp bạn dễ dàng thăng tiến và phát triển bản thân một cách hiệu quả nhất.
Về cơ bản, các đầu việc của kế toán bệnh viện không có nhiều khác biệt so với những vị trí kế toán tại những đơn vị khác. Tuy nhiên, ở môi trường khác nhau thì đương nhiên sẽ có những đặc thù riêng biệt. Vậy sự khác biệt trong công tác kế toán bệnh viện cụ thể như thế nào, theo dõi nội dung bên dưới để hiểu rõ hơn bạn nhé.
Kế toán là vị trí xuất hiện hầu hết ở các đơn vị bao gồm hành chính sự nghiệp hay cả những doanh nghiệp tư nhân với quy mô lớn nhỏ khác nhau.
Kế toán bệnh viện thường được chia thành 2 loại đó là kế toán làm việc tại các bệnh viện công của Nhà nước (còn gọi là kế toán hành chính sự nghiệp), còn lại là kế toán doanh nghiệp (là kế toán làm việc tại các bệnh viện tư nhân hay các cơ sở y tế khác không thuộc sự quản lý trực tiếp của Nhà nước).
So với những đơn vị doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khác thì kế toán bệnh viện có công việc mang tính đặc thù riêng biệt. Cụ thể, kế toán bệnh viện sẽ tiến hành lập dự toán thu - chi ngân sách Nhà nước hàng năm.
Với mỗi khoản kinh phí do Nhà nước cấp xuống cần phải có hạch toán chi tiết, rõ ràng, phân bổ toàn bộ chi phí với các mặt hoạt động diễn ra thực tế tại bệnh viện.
Ngoài ra, kế toán trong bệnh viện sẽ là người trực tiếp làm báo cáo tài chính và chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả được tổng hợp trong đây. Bởi chính họ là người hiểu rõ từng khoản thu, từng khoản chi phát sinh trong bệnh viện nhất.
Như đã nói ở trên, dù là làm việc ở đơn vị nào thì kế toán vẫn phải đảm bảo nhiệm vụ chuyên môn là hạch toán mọi chi phí phát sinh trong đơn vị làm việc. Vậy nên kế toán tại bệnh viện ngoài việc phải lập dự toán ngân sách Nhà nước thì cần phải tính toán các khoản chi phí như tiền công nhân viên, các khoản phụ cấp, trợ cấp người lao động và các khoản bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên trong bệnh viện.
Ngoài ra, kế toán viên làm việc trong các bệnh viện cũng phải tính toán và tạo lập một quy chế tiêu xài trong nội bộ, thường xuyên kiểm tra tình hình thu - chi nguồn vốn trong bệnh viện đối với các hạng mục phát sinh.
Kế toán làm việc trong bệnh viện cũng phải tiến hành kê khai và nộp thuế phí theo quy định của Pháp luật, trong đó bao gồm các khoản thuế của doanh nghiệp và người lao động phải nộp.
Mỗi định kỳ, kế toán bệnh viện sẽ phải tiến hành thiết lập báo cáo tài chính bao gồm Báo cáo tổng hợp kiểm kê tài sản hàng năm, Quyết toán kinh phí hoạt động, Báo cáo thu nộp tiền mặt và các khoản tiền gửi ngân hàng, Báo cáo thu viện phí,...
Ngoài những nhiệm vụ nêu trên, kế toán trong bệnh viện còn phải thực hiện những công việc quan trọng khác như tổ chức công tác vốn của bệnh viện theo quy định hiện hành; tổ chức lưu trữ và bảo quản các chứng từ kế toán, sổ sách theo quy định của pháp luật.
Làm những công việc khác theo chỉ đạo của quản lý cấp trên nhằm đem lại hiệu quả công việc cao hơn.
Cũng bởi có tính đặc thù riêng của kế toán bệnh viện công và kế toán bệnh viện tư nên với từng đối tượng sẽ có những yêu cầu khác nhau khi tuyển dụng. Với kế toán làm việc tại bệnh viện công thì cần trải qua kỳ thi xét tuyển công chức, viên chức do Nhà nước tổ chức. Trong khi đó kế toán bệnh viện tư nhân thì chỉ cần thể hiện rõ năng lực của bản thân cũng có cơ hội trúng tuyển và làm việc tại cơ sở y tế tư nhân.
Ngoài yêu cầu mang tính đặc thù trên, kế toán bệnh viện nói chung sẽ phải đáp ứng tốt một số tiêu chí quan trọng như sau:
- Phải tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán, tài chính tại các trường đại học, cao đẳng chuyên đào tạo ngành nghề này
- Kế toán làm việc tại bệnh viện cần có kỹ năng sử dụng thành thạo phần mềm kế toán chuyên dụng trong bệnh viện, thành thạo các kỹ năng và nghiệp vụ kế toán chuyên ngành hay kế toán tổng hợp
- Ngoài việc tuân thủ quy định và làm theo chỉ đạo của cấp trên thì kế toán bệnh viện cũng phải đáp ứng sự hài lòng của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trong bệnh viện
- Các giấy tờ, sổ sách, hóa đơn, chứng từ trong bệnh viện rất quan trọng và dễ gây nhầm lẫn, chính vì vậy kế toán bệnh viện cần phải có sự chăm chỉ, làm việc có trách nhiệm và thận trọng với mọi hành vi của mình
Ngoài những yêu cầu nêu trên, khi tuyển dụng kế toán phía bệnh viện cũng đưa ra thêm một vài tiêu chí quan trọng, cụ thể như sau:
- Phía bệnh viện sẽ chỉ tuyển dụng kế toán đối với những ứng viên có kinh nghiệm làm kế toán tổng hợp từ 1 năm trở lên.
- Dù là kế toán của đơn vị nào thì cũng phải chịu nhiều áp lực trong công việc, theo đó bạn cần đủ bản lĩnh để chống chọi và vượt qua những khó khăn mà công việc tạo ra
Ngay cả khi bạn cảm thấy trình độ học vấn lẫn kỹ năng chuyên môn của mình tốt nhưng lại chưa có kinh nghiệm làm kế toán tổng hợp thì cũng đừng vội ứng tuyển vào vị trí kế toán bệnh viện.
Bởi vì, để làm tốt được vai trò cũng như nhiệm vụ của kế toán bệnh viện thì bạn phải nắm chắc trong tay các nghiệp vụ, kỹ năng của một kế toán tổng hợp. Nếu đây là đam mê và mục tiêu mà bạn hướng tới, vậy thì hãy tham gia ngay các khóa học về kế toán tổng hợp để nâng cấp bản thân ngay từ bây giờ nhé.
Mặc dù là công việc yêu thích đến mấy, niềm đam mê lớn đến đâu thì thứ mà người lao động quan tâm nhất vẫn chính là thu nhập mà họ nhận được khi tham gia làm việc. Đương nhiên kế toán bệnh viện cũng không phải ngoại lệ.
Như đã nói ở trên, kế toán bệnh viện có 2 loại: 1 là kế toán hành chính sự nghiệp và 2 là kế toán tư nhân.
Nếu là kế toán làm việc tại các bệnh viện công thì lương hay thu nhập của bạn nhận được sẽ hoàn toàn dựa vào quy định Nhà nước. Những người đã là công chức, viên chức thì ngạch lương sẽ được quyết định dựa trên quy định dành cho công chức, viên chức tại bệnh viện.
Với kế toán doanh nghiệp (làm việc ở các cơ sở y tế tư nhân) thì lương sẽ dao động từ 9 - 15 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên con số cụ thể là bao nhiêu còn tùy thuộc vào từng vị trí công việc mà bạn nắm giữ. Lương sẽ được xét thưởng 6 tháng 1 lần nếu như bạn phát huy được vai trò cũng như năng lực của bản thân.
Như vậy, kế toán bệnh viện là ai và họ làm những công việc gì đã được vieclam123.vn chia sẻ chi tiết ở bài viết bên trên. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn sớm định hình được nghề nghiệp trong tương lai.
Ở các đơn vị hành chính sự nghiệp, bộ phận kế toán thường được phân chia thành nhiều mảng, trong đó có kế toán thuế. Vậy bạn có biết kế toán thuế đơn vị hành chính sự nghiệp là ai và họ đảm nhận những nhiệm vụ gì chủ yếu? Theo dõi bài viết dưới đây để có đáp án chuẩn xác nhất nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ