close
cách
cách cách cách cách cách

Consignee là gì? Những thông tin cần biết về người nhận hàng Cnee

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong xuất nhập khẩu có rất nhiều thuật ngữ mà nếu như không hiểu rõ thì bạn sẽ rất dễ bị nhầm lẫn giữa các nghiệp vụ, vai trò với nhau. Điển hình có thể kể đến như consignee, một thuật ngữ chỉ người nhận hàng và cũng sẽ là người mua hàng trong trường hợp nhất định. Vậy, consignee là gì? Phân biệt consignee như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn đi tìm hiểu về consignee qua bài viết sau đây nhé!

1. Bật mí chi tiết về consignee là gì?

Consignee là một thuật ngữ tiếng Anh và được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Theo đó, consignee được hiểu là “người nhận hàng” và tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà consignee lại được bổ sung thêm ý nghĩa nhất định.

Consignee là gì
Consignee là gì

Cụ thể, trường hợp vận đơn được sử dụng là vận đơn đích danh. Đây là loại vận đơn mà tên người nhận hàng sẽ được ghi rõ ràng và cụ thể, khi đó, người giao hàng sẽ chỉ giao cho người có tên trên vận đơn. Ở trường hợp này, consignee cũng sẽ có thể được hiểu là người mua hàng.

Tuy nhiên, nếu như vận đơn sử dụng là vận đơn vô danh (không có thông tin người nhận) thì consignee sẽ không phải là người mua hàng nữa.

Consignee được viết tắt là Cnee, vì thế, khi chiếu theo các vận đơn, đôi khi bạn sẽ thấy Cnee thay vì Consignee theo một cách đầy đủ nhất. 

Một cách tóm gọn thì consignee chính là người nhận hàng thực sự của một đơn hàng nào đó. Đây là ý nghĩa phổ biến nhất của Cnee trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Và tùy theo trường hợp nhất định mà nó có thể phản ánh thêm một khái niệm đặc tả khác.

Đồng thời, consignee là gì cũng là một khái niệm quan trọng trong ngành khi người nhận hàng có vai trò rất lớn với hoạt động xuất nhập khẩu. Do đó mà bạn sẽ cần hiểu rõ đối tượng làm việc của mình, các nghiệp vụ liên quan để đảm bảo thực hiện hiệu quả công việc.

Được hiểu là người nhận hàng
Được hiểu là người nhận hàng

2. Những điều bạn cần biết với consignee

2.1. Một số chú ý về consignee

Khi đã hiểu về consignee là gì thì bạn sẽ cần lưu ý tới một số điều như sau:

- Vận đơn thông thường được sử dụng nhiều trong xuất nhập khẩu chính là vận đơn đích danh. Với mẫu vận đơn này thì các thông tin về consignee bắt buộc phải có như: họ tên, số điện thoại, email, địa chỉ,... Điều này nhằm đảm bảo shipper có thể giao hàng đúng tới nơi người nhận được ghi trên vận đơn.

- Vận đơn vô danh là vận đơn không có thông tin của người nhận, vì thế mà ai cũng có thể trở thành consignee khi cầm bill trên tay. 

- Đối với vận đơn đường biển thì consignee cũng thường được hiểu notify party. Và 2 khái niệm này cũng rất dễ bị nhầm lẫn với nhau. Vì vậy, bên cạnh việc phân biệt shipper - consignee, seller - buyer thì bạn cũng cần làm rõ consignee và notify party.

2.2. Phân biệt consignee và các khái niệm liên quan

Mặc dù có ý nghĩa rõ ràng, thế nhưng, consignee vẫn sẽ có sự “dan díu” với một số ý nghĩa khác khi được đặt trong hoàn cảnh khác nhau.

Phân biệt cnee và các khái niệm
Phân biệt cnee và các khái niệm

2.2.1. Phân biệt nhóm shipper consignee và seller buyer

Như đã chia sẻ sơ qua bên trên thì consignee cũng sẽ được hiểu là người mua hàng (buyer), vì thế mà bạn sẽ dễ nhầm lẫn consignee và buyer với nhau. Và đặt trong các mối quan hệ tương quan thì consignee sẽ thường gắn với shipper còn buyer lại đi kèm với seller. Vậy, những thuật ngữ này sẽ được sử dụng ra sao cho đúng trường hợp?

Thực tế thì seller và buyer sẽ được sử dụng nhiều trong các bản hợp đồng mua bán. Còn shipper và consignee sẽ được sử dụng khi vận đơn được phát hành. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như doanh nghiệp đã tìm được một đối tác để thực hiện công tác xuất - nhập khẩu hàng hóa. Thế nhưng, lại chưa thể thực hiện các thủ tục và họ cần một đơn vị đứng ra làm trung gian cho dịch vụ gửi hàng này. Với trường hợp trên thì shipper chính là đơn vị mang tính trung gian đó. Họ sẽ là người đứng ra để mua hàng và bán lại cho bên nhập khẩu.

Dựa vào ví dụ này ta có thể thấy rằng việc làm rõ từng đối tượng sẽ là cách để bạn đảm bảo công việc của mình được xuyên suốt và có độ chính xác cao.

2.2.2. Phân biệt consignee và notify party

Trong vận tải đường biển, consignee và notify party chính là 2 thuật ngữ có vai trò giống nhau. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt nhất định trước những vấn đề được nêu ra.

Cnee và notify party
Cnee và notify party
2.2.2.1. Nhận định chung về consignee và notify party

Trước khi làm rõ về consignee và notify party thì bạn cần biết được notify party là gì.

Trong vận tải đường biển thì notify party chính là người được thông báo về việc tàu đã cập cảng cũng như lô hàng đã được cập bến. Khi đó, notify party sẽ tiến hành thông báo cho người nhận hàng là consignee đến để nhận lô hàng tương ứng của mình. Tuy nhiên, notify party cũng có thể là consignee khi tự đến nhận hàng mà không phải là một đối tượng nào khác.

Hiện nay, để có thể giảm thiểu nhân sự và chi phí liên quan thì consignee thường sẽ là notify party luôn và ít khi có sự phân chia một cách rõ ràng.

2.2.2.2. Mối liên hệ cụ thể giữa consignee và notify party

- Consignee là “to order hay to order of shipper”

Ở trường hợp này sẽ bao gồm 2 trường hợp nhỏ hơn.

Thứ nhất, notify party chính là Forwarder thì sẽ có thể thực hiện việc nhận hàng ở địa điểm đến. Còn các thủ tục thông quan, nhập khẩu hay giao hàng tới người nhận cuối cùng trong chuỗi thì sẽ được tiến hành khi vận đơn ký hậu đã được giao.

Thứ hai, trường hợp notify party là Company thì hãng tàu sẽ gọi điện thông báo cho người nhận cuối cùng ngay khi tàu chuẩn bị cập bến.

Mối liên hệ cụ thể
Mối liên hệ cụ thể

- Consignee là “to order of bank”

Nếu Notify party là Forwarder thì sẽ có các quyền như nhận hàng, thông quan và giao hàng tới tay người nhận cuối cùng.

Nếu notify party là Company thì sẽ cần thông báo cho người nhận (người mua) trước khi hàng tới. Theo đó, người nhận sẽ cần tiến hành thanh toán cho người bán thông qua tài khoản ngân hàng và lấy vận đơn ký hậu bản gốc. Chỉ khi thực hiện đầy đủ những điều trên thì mới có thể nhận hàng thành công.

- Consignee là Company

Notify party là Forwarder thì sẽ được quyền nhận hàng, thông quan, xuất khẩu, nhập khẩu hay giao hàng tới tay người nhận cuối cùng.

Notify party là company thì sẽ tương tự như consignee. Vì thế mà consignee sẽ không có thông tin chi tiết về notify party (bên nhận thông báo hàng). Chỉ khi có thông tin liên hệ chi tiết và đầy đủ thì mới có thể liên hệ với Cnee.

- Consignee và Notify party đều là cá nhân

Ở trường hợp này thì sẽ có thể được chia ra như sau:

​Cnee và notify party đều là cá nhân ​
​Cnee và notify party đều là cá nhân ​

+ Consignee là shipper: Khi đó, nếu hàng hóa là những đồ dùng cá nhân thì họ sẽ có thể được nhận hàng, tức là người nhận hàng cuối cùng.

+ Notify party là Forwarder thì sẽ được ủy quyền để có thể nhận hàng, thông quan hàng hóa hay nhập khẩu, thực hiện giao hàng cho người nhận cuối,...

+ Trường hợp consignee và notify party có vai trò tương tự như nhau thì điều này có nghĩa là không có thông tin của người nhận hàng. Trong khi đó, Cnee sẽ chỉ thực hiện được khi có thông tin đầy đủ của Cnee mà thôi.

về bản chất thì consignee chính là người nhận hàng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, khi ở những trường hợp khác nhau thì thuật ngữ này sẽ có thể có vai trò tương tự và được hiểu như những thuật ngữ khác. Chính vì thế mà việc nắm rõ các thông tin liên quan đến cnee là gì sẽ là cách tốt nhất để đảm bảo công việc được tiến hành đúng và chuẩn xác.

Hy vọng rằng, những thông tin được cung cấp trong bài đã giúp bạn làm rõ về consignee là gì. Qua đó, các bạn hiểu được thông tin xoay quanh để có thể ứng dụng tốt hơn trong công việc.

PS5 là gì? Khám phá máy chơi game đình đám nhất của giới game thủ

PS5 là gì? Đặc điểm của PS5 và những điểm nổi bật của máy chơi game đình đámn thế giới? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

PS5 là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.