Blog

Danh sách các câu hỏi phỏng vấn xuất nhập khẩu kèm gợi ý hay nhất

22/12/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Muốn trở thành nhân viên xuất nhập khẩu chuyên nghiệp ứng viên cần trải qua loạt thử thách đầy chông gai của nhà tuyển dụng. Bỏ qua khâu chọn lọc hồ sơ, phỏng vấn mới là khâu mà bạn cần quan tâm nhiều hơn. Bạn sẽ trả lời những câu hỏi phỏng vấn xuất nhập khẩu như thế nào để nhà tuyển dụng hài lòng? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những gợi ý trả lời ấn tượng nhất, theo dõi ngay nhé.

1. Bộ câu hỏi phỏng vấn xuất nhập khẩu cơ bản

1.1. Cho chúng tôi biết một số thông tin cơ bản về bạn?

Ở bất kỳ cuộc phỏng vấn nào thì câu hỏi này cũng xuất hiện, nó giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ về ứng viên của mình hơn. Vậy bạn sẽ trả lời ra sao nếu gặp phải câu hỏi này?

Cho chúng tôi biết một số thông tin cơ bản về bạn?

Gợi ý trả lời:

Mặc dù trong hồ sơ xin việc có trình bày rất rõ thông tin về bạn, tuy nhiên nhà tuyển dụng vẫn muốn nghe chúng trực tiếp từ bạn. Khi giới thiệu, hãy chọn lọc những thông tin cơ bản và cần thiết nhất, theo đó bạn chỉ cần nói về họ tên, năm sinh, quê quán, một vài hoạt động của bản thân từ khi học đại học cho đến thời điểm hiện tại.

Có một lưu ý là khi trả lời hãy đảm bảo thông tin trình bày trực tiếp phải khớp với thông tin trong hồ sơ xin việc, CV xin việc. Ngoài mục đích giao lưu  để tìm hiểu, nhà tuyển dụng còn ngầm đánh giá xem bạn có phải là người trung thực khi kê khai thông tin không đấy nhé.

1.2. Theo bạn, nhân viên xuất nhập khẩu làm những công việc gì?

Mặc dù chưa được tuyển dụng nhưng nhà tuyển dụng vẫn muốn biết xem sự hiểu biết của bạn với nghề đến đâu. Theo đó đừng vội trả lời khi chưa suy nghĩ thấu đáo với câu hỏi này bạn nhé.

Gợi ý trả lời:

Mỗi ngày, nhân viên xuất nhập khẩu sẽ phải giải quyết rất nhiều đầu việc, trong đó chủ yếu là xoay quanh các đơn hàng phát sinh từ phía khách hàng. Những đơn hàng này sẽ có kế hoạch chi tiết từ khâu sản xuất, nhập và giao vào thời gian nào, theo đó, mỗi ngày bạn sẽ phải kiểm tra xem những đơn hàng nào phải xử lý và xử lý theo phương pháp cụ thể nào,...

Bạn có thể trả lời rằng mỗi ngày bạn sẽ thống kê các đầu việc của mình, sau đó phân loại chúng theo thứ tự ưu tiên từ quan trọng tới ít quan trọng, từ gấp cho tới không gấp.

Nhân viên xuất nhập khẩu phải liên hệ với bên vận chuyển để nắm bắt tình hình vận chuyển hàng hoá, đồng thời cũng thông báo với khách hàng về tiến trình giao hàng của công ty.

Đây là những nhiệm vụ chính mà nhân viên xuất nhập khẩu phải thực hiện, bạn cũng chỉ nên trình bày ngắn gọn những đầu việc này để tránh làm mất thời gian của nhà tuyển dụng nhé.

1.3. Hàng gửi đi bị lỗi bạn sẽ xử lý ra sao?

Tình trạng một lô hàng có một số sản phẩm bị lỗi là chuyện hết sức bình thường, nguyên nhân có thể là do quá trình vận chuyển, bốc dỡ hoặc thời tiết không ủng hộ,...

Nhà tuyển dụng muốn khai thác khả năng xử lý vấn đề của bạn, do vậy bạn cần đưa ra câu trả lời thông minh để thu hút được sự chú ý của họ nhé.

Hàng gửi đi bị lỗi bạn sẽ xử lý ra sao?

Gợi ý trả lời:

Mặc dù “khách hàng là thượng đế” tuy nhiên bạn cũng đừng vội nhận sai về mình khi chưa tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao lô hàng bị hỏng. Thay vào đó bạn nên nhấn mạnh vào cách mà bạn giải quyết vấn đề như thế nào.

Trong trường hợp này, nếu như bạn phát hiện ra có sản phẩm lỗi trong lô hàng đang được vận chuyển thì sẽ thông báo ngay với khách hàng, hình thức thông báo có thể là sử dụng email, gọi điện hoặc inbox qua các trang mạng xã hội,...

Sau đó, đề xuất phương án xử lý bằng cách hàng mới thay thế ngay lập tức hoặc là gửi bù hàng vào lô vận chuyển sau,...

1.4. Khi bất đồng với đối tác về địa điểm giao hàng, bạn sẽ làm gì?

Trong bất kể lĩnh vực nào, khách hàng vẫn luôn được đặt lên vị trí ưu tiên. Tuy nhiên khi làm việc thì cả 2 bên có thể xảy ra những ý kiến bất đồng, nhà tuyển dụng muốn biết khả năng thuyết phục của bạn đến đâu, và cách xử lý tình huống khó này như thế nào.

Gợi ý trả lời:

Địa điểm giao hàng liên quan tới tiền phí, trong kinh doanh bất cứ bên nào cũng muốn lợi ích thuộc về mình. Theo đó để giải quyết tình huống này, bạn cần xem xét về yếu tố bên nào chịu chi phí, nếu như khách hàng là người trả phí toàn bộ thì việc họ yêu cầu vận chuyển tới địa điểm nào thì cũng là dễ xem xét.

Bên cạnh đó, thủ tục khi giao hàng cũng là vấn đề cần nghiên cứu bởi nó ảnh hưởng tới địa điểm giao hàng. Nắm rõ những khó khăn của cả 2 bên, bạn sẽ đưa ra những căn cứ đầy thuyết phục để nhà tuyển dụng xem xét lại. 

1.5. Bạn đánh giá tầm quan trọng của ngoại ngữ như thế nào?

Không chỉ riêng xuất nhập khẩu, ngoại ngữ đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ ngành nghề nào. Và đương nhiên ai cũng biết điều này nhưng nhà tuyển dụng vẫn muốn đặt câu hỏi khi phỏng vấn để xem ứng viên trình bày như thế nào.

Bạn đánh giá tầm quan trọng của ngoại ngữ như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Trước hết, hãy nhấn mạnh về việc ngoại ngữ thực sự cần thiết đối với một nhân viên xuất nhập khẩu. Sau đó mới trình bày và phân tích xem vì sao nó lại cần thiết.

Là nhân viên xuất nhập khẩu, bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc và làm việc với đối tác, khách hàng nước ngoài. Do đó, việc am hiểu và sử dụng thành thạo ngoại ngữ chính là một lợi thế để bạn hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.

Bạn cần nói thêm về việc bạn cũng tự nhận thức được điều này cho nên vẫn không ngừng học tập, phấn đấu để trau dồi kỹ năng cho bản thân.

Xem thêm: Cập nhật top những câu hỏi phỏng vấn logistics hay nhất

2. Những câu hỏi phỏng vấn xuất nhập khẩu hóc búa kèm gợi ý

Ngoài những câu hỏi trên, bạn còn có thể gặp phải một số câu hỏi hóc búa khác trước khi chạm tay đến vị trí nhân viên xuất nhập khẩu mà mình yêu thích. Vậy những câu hỏi hóc búa đó là gì và cách trả lời ra sao để bạn trở nên ấn tượng? Mời bạn theo dõi nội dung được vieclam123 chia sẻ bên dưới.

2.1. Bạn có kỹ năng gì phù hợp với việc làm xuất nhập khẩu?

Kỹ năng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với một nhân viên xuất nhập khẩu, nó có thể quyết định xem bạn có làm được việc hay không. Khi gặp câu hỏi này, đâu sẽ là đáp án chuẩn xác để bạn ghi điểm tuyệt đối?

Bạn có kỹ năng gì phù hợp với việc làm xuất nhập khẩu?

Gợi ý trả lời:

Với câu hỏi này, bạn có thể nêu ra một số ưu điểm cũng là thế mạnh của mình như sau:

- Sử dụng thành thạo các phần mềm khai báo hải quan thông dụng như VNACCS, ECUS,...

- Tốt nghiệp chuyên ngành Thương mại Quốc tế tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho nên có nhiều kỹ năng về hệ thống giao thương quốc tế

- Có kỹ năng đàm phán, thuyết trình và thuyết phục khách hàng

- Có kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm hiệu quả

- …

2.2. Trong điều khoản thanh toán, thông tin nào không thể thiếu?

Đây là câu hỏi mang tính thăm dò trình độ của ứng viên xuất nhập khẩu, nếu bạn từng có kinh nghiệm thực tế thì chắc chắn câu hỏi này không phải là thử thách khó đối với bạn.

Gợi ý trả lời:

Trong Điều khoản thanh toán có một số những nội dung quan trọng và cần thiết sau đây:

- Phương thức thanh toán: Nội dung có thể lựa chọn thanh toán bằng các phương thức như TT, DP, LC, DA. Kèm theo số lần thanh toán và số tiền được thanh toán trong mỗi lẫn.

- Điều khoản thanh toán không thể thiếu thông tin người thụ hưởng; Thông tin ngân hàng thụ hưởng gồm có tên, địa chỉ, Swift Code/IBAN.

Bạn có thể nêu ra các nội dung này để có được câu trả lời hoàn hảo nhé.

2.3. Đảm bảo tính chính xác của chứng từ thanh toán bằng cách nào?

Thêm một câu hỏi khai thác nghiệp vụ xuất nhập khẩu của ứng viên, tuy nhiên bạn cũng đừng lo lắng nếu như mình đảm bảo kiến thức chuyên môn và có kinh nghiệm thực tế.

Đảm bảo tính chính xác của chứng từ thanh toán bằng cách nào?

Gợi ý trả lời:

Có nhiều cách để đảm bảo tính chính xác của chứng từ thanh toán, bạn có thể áp dụng phương pháp sau đây:

- Tìm hiểu rõ các chứng từ liên quan, trong đó có mục đích sử dụng, nội dung liên quan tới chứng từ cần lưu ý

- Kể từ khi có file mềm, cần kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ cùng với sự hợp lý của thông tin đưa ra. Khi phát hiện ra điểm bất hợp lý thì sẽ trao đổi ngay với phía nhà cung cấp để kịp thời xử lý

- Khi kiểm tra các thông tin trên từng giấy tờ, công đoạn tiếp theo chính là đối chiếu dữ liệu của các chứng từ để đảm bảo tính nhất quán, chính xác của thông tin

Xem thêm: Kịch bản phỏng vấn tuyển dụng dành cho các nhà phỏng vấn tài năng

3. Một số câu hỏi ứng viên xuất nhập khẩu có thể hỏi lại nhà tuyển dụng

Một số câu hỏi ứng viên xuất nhập khẩu có thể hỏi lại nhà tuyển dụng

Trong cuộc phỏng vấn, ứng viên xuất nhập khẩu cũng có thể chuẩn bị một số câu hỏi để hỏi sau khi nhà tuyển dụng kết thúc các câu hỏi của mình. Vậy bạn nên đưa ra những câu hỏi nào để phù hợp, theo dõi gợi ý sau đây ngay nhé:

Câu hỏi 1: Khi lập ngân sách bạn gặp khó khăn gì? Đâu là thách thức lớn nhất?

Câu hỏi 2: Việc phân tích thông tin và dữ liệu có phải là thế mạnh của bạn?

Câu hỏi 3: Bạn có biết CO là gì? Nó có ảnh hưởng ra sao trong xuất nhập khẩu?

Câu hỏi 4: Bạn có biết cơ chế đơn giản nhất để thâm nhập thị trường nước ngoài là gì không?

Câu hỏi 5: Bạn có sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi công việc phát sinh ngoài giờ hành chính?

Xem thêm: Nhìn thấu tính cách ứng viên bởi các câu hỏi phỏng vấn về thái độ

4. Kinh nghiệm khi đi phỏng vấn xuất nhập khẩu bạn đã rõ?

Đi phỏng vấn xuất nhập khẩu cũng như những vị trí khác, chưa biết bạn sẽ trả lời và ứng phó ra sao khi được hỏi tuy nhiên ngay từ phong thái, những biểu hiện bên ngoài thì cần phải lưu ý.

Việc lựa chọn trang phục phù hợp với ngành nghề cũng góp phần làm bạn gia tăng điểm cho đợt phỏng vấn lần này, vì vậy đừng lơ là trong khâu tưởng chừng vô dụng này bạn nhé.

Kinh nghiệm khi đi phỏng vấn xuất nhập khẩu bạn đã rõ?

Tác phong đi, đứng, nói, ngồi cũng cần nghiêm túc và chỉn chu.

Đó là những lưu ý quan trọng dành cho ứng viên khi tham gia phỏng vấn vị trí nhân viên xuất nhập khẩu. Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ hay kinh nghiệm nào thì hãy để lại bình luận bên dưới để mọi người cùng biết nhé.

Hy vọng bộ câu hỏi phỏng vấn xuất nhập khẩu sau đây sẽ giúp bạn sớm vượt qua vòng phỏng vấn đầy cam go và khắc nghiệt, chúc mỗi người sẽ sớm xác định được chỗ đứng của mình trong một doanh nghiệp mình yêu thích.

Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng hay gặp nhất

Nếu bạn là fan của việc làm bán hàng vậy thì đừng chỉ chú trọng vào khâu chuẩn bị hồ sơ vì đó chưa phải là tất cả, muốn có việc làm này bạn cần tập trung cho cuộc phỏng vấn của mình nhiều hơn. Những câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng kèm gợi ý trả lời sau đây sẽ giúp bạn gia tăng khả năng trúng tuyển, cập nhật ngay nhé.

Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023