Trong doanh nghiệp, Quản lý sản xuất là vị trí không thể thiếu, là người phụ trách toàn bộ các hoạt động liên quan tới sản xuất bao gồm cả nhân lực và vật lực. Để được nhận vào vị trí này ứng viên cần tìm hiểu trước bộ câu hỏi phỏng vấn Quản lý sản xuất thường gặp kèm theo đáp án trả lời chuẩn. Nếu chưa có thông tin mời bạn theo dõi bài viết bên dưới để cập nhật ngay nhé.
MỤC LỤC
Trong cuộc phỏng vấn nói chung và phỏng vấn Quản lý sản xuất nói riêng thì ứng viên sẽ phải đối phó với những câu hỏi vừa cơ bản, vừa nâng cao. Vậy những câu hỏi phỏng vấn xin việc Quản lý sản xuất cơ bản gồm những gì?
Giới thiệu bản thân sẽ là một trong những câu hỏi dễ gặp nhất khi phỏng vấn vị trí Quản lý sản xuất. Trước khi tìm hiểu về những thông tin khác về bạn thì họ cần biết bạn là ai, bạn là người như thế nào.
Vậy khi gặp câu hỏi này thì bạn sẽ trả lời như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Với những câu hỏi mang tính giới thiệu thì ứng viên thông minh sẽ đưa ra câu trả lời ngắn gọn, súc tích và cần thiết. Những thông tin chất lượng cần thiết đưa ra là họ tên, năm sinh, quê quán, nơi ở hiện tại, quá trình học tập và làm việc của bản thân,...
Là một người quản lý, cái khó khăn nhất chính là quản lý nhân viên, bạn có thể dễ dàng ra quyết định sa thải hoặc sẵn sàng tuyển dụng nhân viên mới đạt chất lượng tốt nhất hay không?
Đó là tất cả những gì mà nhà tuyển dụng muốn biết khi đưa ra câu hỏi này, nếu gặp nó bạn sẽ trả lời như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Bạn có thể nói về những lần bạn thực hiện công tác phỏng vấn ứng viên để nhận và chuyền sản xuất của mình, đồng thời cũng đưa ví dụ cụ thể về trường hợp nhân viên bị sa thải để đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng.
Ví dụ:
“Trước đây, khi làm Quản lý sản xuất, tôi từng được mời vào các cuộc phỏng vấn để tìm người thay thế cho 3 nhân viên sản xuất nghỉ việc đột xuất. Trường hợp này buộc phải tìm nhân viên thay thế gấp nhưng không vì thế mà tôi chọn bừa 1 người, tôi sẽ chú ý tới cách trả lời phỏng vấn của họ sau đó kết hợp với những thông tin mà họ đưa ra để đánh giá khách quan nhất.
Là một người quản lý, nhất là ở bộ phận sản xuất, có những lúc dù không muốn nhưng tôi buộc phải sa thải nhân viên của mình vì họ đã phạm phải những lỗi không thể khắc phục.”
Nếu như bạn có ý tưởng nào hay hơn, độc đáo hơn để trả lời nhà tuyển dụng khi gặp câu hỏi này thì đó là một điều luôn được khuyến khích.
Xem thêm: Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn quản lý dự án hay nhất
Là một người quản lý, nhất là trong khâu sản xuất thì việc cắt giảm chi phí tiết kiệm cho doanh nghiệp là điều hoàn toàn dễ hiểu, nó buộc phải xảy ra trong hoạt động sản xuất hàng ngày và không ai khác, Quản lý sản xuất chính là người chỉ đạo trực tiếp việc cắt giảm chi phí này.
Khi đưa ra câu hỏi, nhà tuyển dụng mong muốn nhìn thấy tầm chiến lược của nhà quản lý, với những nhà quản lý sản xuất thì việc đưa ra nhiều phương án cắt giảm chi phí hiệu quả chắc chắn sẽ thu hút được sự quan tâm của nhà tuyển dụng.
Gợi ý trả lời:
Việc cắt giảm chi phí là điều cần thiết và bắt buộc xảy ra nhưng đó không phải là điều dễ dàng. Thực tế thì cũng có không ít nhà quản lý với ý tưởng táo bạo và đa dạng sau khi trình bày thì đều bị từ chối.
Bởi vậy, trước khi đưa ra phương án nào thì ứng viên cần suy xét thật kỹ, tính toán cẩn thận xem phương án đó có thực sự hiệu quả và đã là tối ưu nhất chưa?
Trong trường hợp này, nếu như nhà quản lý chưa có kinh nghiệm thì rất khó nhìn thấy hiệu quả của phương án cắt giảm chi phí sản xuất mình nêu ra, vì vậy những ứng viên có kinh nghiệm thường sẽ giành lợi thế và ghi điểm cao hơn.
Những câu hỏi phỏng vấn Quản lý sản xuất cơ bản cũng không quá khó đúng không nào, nhất là khi đã có gợi ý trả lời kèm theo thì chắc chắn ứng viên nào cũng chinh phục được nhà tuyển dụng. Tuy nhiên vẫn còn vài câu hỏi nâng cao, mức độ khó hơn mà bạn cần phải đối phó, vậy đó là những câu hỏi nào và bạn sẽ trả lời sao khi gặp phải chúng?
Quản lý sản xuất là vị trí thuộc hàng ngũ lãnh đạo của công ty, theo đó họ không chỉ quản lý hoạt động liên quan tới sản xuất mà họ còn quản lý các vấn đề liên quan tới con người, nghĩa là công nhân và nhân viên sản xuất.
Với một môi trường sản xuất rộng lớn như xưởng, nhà máy hay xí nghiệp thì các vấn đề khiến công nhân tranh chấp là vô kể. Họ có thể tranh chấp nhau về sản lượng, sự ùn tắc cũng xảy ra cãi vã, hay quyền lợi không được công bằng,...
Nhà tuyển dụng đã tính toán rất kỹ khi đưa ra câu hỏi này, chủ yếu là muốn xem khả năng lãnh đạo, xử lý vấn đề thường ngày của quản lý sản xuất như thế nào.
Gợi ý trả lời:
Càng về sau các câu hỏi càng khó, điển hình như câu hỏi vừa rồi. Để giải quyết được tình huống theo hướng tích cực và đạt hiệu quả cao nhất thì ứng viên Quản lý sản xuất cần phải có kinh nghiệm. Nhiều khi cách giải quyết trên lý thuyết đôi khi chưa thực sự thuyết phục, nhà tuyển dụng có thể phản biện và nếu như bạn chưa được trải nghiệm thì sẽ không thể lý luận.
Đây là câu hỏi có phần thiên vị cho các ứng viên có kinh nghiệm tuy nhiên đó cũng là hợp lý bởi đối tượng mà nhà tuyển dụng muốn tìm cho vị trí này đó chính là Quản lý sản xuất có kinh nghiệm.
Bạn sẽ phải suy nghĩ thật kỹ các phương án này sinh trong đầu, sau đó xem đâu là cách giải quyết tốt nhất và trình bày.
Không chỉ quản lý về mảng số lượng hàng hoá, Quản lý sản xuất cũng phải cân đối làm sao để tất cả các mặt hàng sau sản xuất đều phải đạt chất lượng tối ưu nhất.
Gợi ý trả lời:
Để nhân viên của mình đảm bảo chất lượng sản xuất, trong quá trình làm việc, quản lý sản xuất sẽ phải kiểm tra thường xuyên tình hình lao động của công nhân viên, kiểm tra đột xuất bất cứ 1 công đoạn để nhân viên nâng cao tinh thần trách nhiệm.
Bên cạnh đó, các bảng chỉ dẫn thao tác sản xuất để đảm bảo chất lượng đối với mỗi công đoạn đều phải có hình ảnh kèm theo hướng dẫn cụ thể. Đây là cách được xem là tối ưu cũng như nhắc nhở công nhân viên không được quên đi nhiệm vụ của mình.
Ngoài ra, khi tuyển dụng đầu vào, Quản lý sản xuất cũng yêu cầu nhân viên mới phải học thuộc các kỹ năng và thao tác đối với công đoạn làm việc của mình, đó cũng là nền tảng để họ tạo ra sản phẩm chất lượng tốt hơn.
Xem thêm: Khám phá những câu hỏi phỏng vấn giám đốc kinh doanh chuẩn
Với Quản lý sản xuất, một vị trí tương đối quan trọng trong doanh nghiệp cho nên ngay từ khâu tuyển dụng, ứng viên cũng sẽ được “chăm sóc đặc biệt” hơn.
Trước khi đi phỏng vấn, ứng viên cần tìm hiểu thật nhiều tài liệu liên quan tới chuyên ngành của mình, với những câu hỏi thường gặp thì cần tìm đáp án sau đó học thuộc, hiểu chúng để khi được hỏi có thể chủ động trả lời.
Chú ý tác phong cũng như ngoại hình của mình bởi bạn đang ứng tuyển cho vị trí quản lý chứ không phải nhân viên bình thường. Một bộ trang phục lịch sự như vest có thể giúp bạn xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp và đáng tin cậy hơn nhé.
Hãy tự tin và bình tĩnh trước mỗi câu hỏi nếu không bạn sẽ bị mất kiểm soát và quên sạch kiến thức đã ôn từ nhiều ngày trước. Khi trả lời thì dứt khoát, tự tin và nhìn thẳng vào mắt nhà tuyển dụng, bạn sẽ là ứng viên tạo được ấn tượng tốt nhất trong mắt nhà tuyển dụng.
Bạn thấy những câu hỏi phỏng vấn Quản lý sản xuất có đơn giản? Học thuộc cách trả lời trên đây bạn sẽ gia tăng cơ hội trúng tuyển. Theo dõi những bài viết tiếp theo của vieclam123.vn để cập nhật những thông tin hữu ích nhất, chúc bạn thành công với công việc mình lựa chọn.
Đừng nhầm lẫn Quản lý sản xuất và Quản lý chất lượng vì chúng là 2 vị trí hoàn toàn khác biệt. Vừa rồi bạn đã tìm hiểu chi tiết về những câu hỏi phỏng vấn cho vị trí Quản lý sản xuất vậy khi ứng tuyển Quản lý chất lượng thì bạn sẽ trả lời như thế nào? Sau đây là tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn Quản lý chất lượng thường gặp nhất, mời bạn theo dõi để xem gợi ý trả lời nhé.
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023