Blog

Bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên viên tuyển dụng chưa từng tiết lộ

14/12/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Nếu bạn đã có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động nhân sự tại vị trí nhân viên tuyển dụng, đã đến lúc bạn đủ tự tin để đưa bản thân mình vào một vị trí mới - chuyên viên tuyển dụng. Để chứng tỏ những kỹ năng, kiến thức của bản thân xứng tầm và đủ năng lực trở thành một chuyên viên tuyển dụng thì bạn hãy thể hiện thật xuất sắc trong buổi tuyển dụng. Khám phá ngay trọn bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên viên tuyển dụng dưới đây để dễ dàng biến giấc mơ thành hiện thực bạn nhé.

1. Đặc trưng nổi bật trong bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên viên tuyển dụng

Xét từ đặc điểm của vị trí nghề nghiệp, ở một vị thế cao hơn với vai trò, trách nhiệm lớn hơn và kỹ năng chuyên môn cũng được yêu cầu khắt khe thì nhà tuyển dụng cần phải đưa ra những câu hỏi có độ khó, tập trung vào tính chuyên môn sâu của nghề nhân sự. Xét từ hai chữ "chuyên viên", nó cao hơn một bậc so với vị trí "nhân viên". Do đó những yêu cầu về mọi mặt, từ chuyên môn, kiến thức, các kỹ năng đều phải sâu rộng mới có thể đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp và tính chất của công việc.

Đặc trưng trong những câu hỏi dành cho vị trí chuyên viên tuyển dụng

Với những phân tích nêu trên, nhà tuyển dụng sẽ phải soạn ra một bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên viên tuyển dụng có nội dung "hóc búa" hơn vì nếu dễ dàng và không đi sâu vào tính chuyên môn của nghề, hẳn công ty sẽ không thể chọn lọc ra được ứng viên tiềm năng nhất trong vô số hồ sơ được gửi đến. Cũng vì vị trí chuyên viên tuyển dụng được phát triển lên từ vị trí nhân viên tuyển dụng cho nên những câu hỏi được phân lập không rõ ràng nhưng lại có độ xoáy sâu và yếu tố chuyên môn và bản lĩnh.

Với những câu hỏi mang đặc điểm như vậy, ứng viên buộc phải thể hiện thật tốt giá trị bản lĩnh của mình trong câu trả lời. Giá trị bản lĩnh này sẽ là điều để nhà tuyển dụng nhận diện và khẳng định bạn xúng tầm trở thành một chuyên viên trong lĩnh vực tuyển dụng và đó chính là lý do để họ lựa chọn bạn.

Tìm hiểu về bộ câu hỏi tuyển dụng dành cho vị trí chuyên viên tuyển dụng

Nhưng điêu quan trọng nhất, bạn cần phải có một sự chuẩn bị thật tốt để sẵn sàng và tự tin đối diện với mọi thử thách mà nhà tuyển dụng sẽ đặt ra cho bạn trong suốt buổi phỏng vấn. Vậy thì làm thế nào để vượt qua được chúng một cách chủ động? Hãy tìm hiểu trước bộ câu hỏi phỏng vấn vị trí chuyên viên tuyển dụng và coi đó là hành trang ôn luyện để bạn sẵn sàng "thi". Ngay sau đây, vieclam123 sẽ bật mí những câu hỏi phỏng vấn chuyên viên tuyển dụng chưa được công bố nhiều nhưng lại được đưa ra rất nhiều trong các buổi phỏng vấn vị trí chuyên viên tuyển dụng dành cho bạn tham khảo.

Xem thêm: Phỏng vấn bao lâu có kết quả? Tìm ra câu trả lời rõ ràng nhất

2. Bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên viên tuyển dụng và gợi ý trả lời hay

2.1. Những câu hỏi lý thuyết nghề chuyên viên tuyển dụng

2.1.1. Câu hỏi về giá trị của tốc độ tuyển dụng

Những câu hỏi đắt giá được dùng để phỏng vấn chuyên viên tuyển dụng

Thường khi câu hỏi này sẽ ít xuất hiện trong các buổi phỏng vấn nhân viên tuyển dụng thông thường nhưng nó sẽ luôn có mặt để test các ứng viên ở vị trí chuyên viên tuyển dụng. Nhà tuyển dụng của doanh nghiệp sẽ muốn biết quan điểm của bạn về tốc độ tuyển dụng quan trọng như thế nào? Nó có phải là yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng ứng viên sau  khi được tuyển vào làm việc hay không.

Bạn hãy nhìn vào thực tế sau để tự mình tạo ra một trải nghiệm về tốc độ tuyển dụng:

Doanh nghiệp thường dành cho người chuyên viên nhiệm vụ với yêu cầu khá nghiêm ngặt, đó là tính toán và cảm nhận vai trò của tốc độ tuyển dụng bằng cách giao cho nhiệm vụ tìm được ứng viên trong một khoảng thời gian nhanh nhất. Làm sao để bạn trả lời câu hỏi này thật khôn ngoan?

Nếu như vị trí bạn hướng tới chính là vị trí cấp cao trong nghề nhân sự, đó là một chuyên viên tuyển dụng thì chẳng có lý do gì bạn lại bỏ cuộc không phân tích được tính chất của câu hỏi này để tìm ra hướng trả lời đúng đắn, phù hợp và thuyết phục.

Câu hỏi lý thuyết dành cho chuyên viên tuyển dụng là gì?

Cụ thể, nhà tuyển dụng sẽ để ý nhiều hơn đến bạn khi bạn có sự quan tâm ít đi cho tốc độ tuyển dụng, thay vào đó bạn đặt kỳ vọng nhiều lên chất lượng và ý định về sự gắn bó của ứng viên. Trả lời theo chiều hướng đó thì ắt sẽ ghi điểm tốt và khiến nhà tuyển dụng không phải ấn tượng sâu sắc về bạn.

Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ dành cho bạn để ghi nhớ khi đưa ra câu trả lời đó là bạn không nên thẳng thắn phủi đi giá trị của tốc độ trong hoạt động tuyển dụng vì nó vẫn có rất nhiều sự tác động quan trọng.

2.1.2. Cách đo lường sự hiệu quả trong quy trình tuyển dụng

Một câu hỏi về tính toán, đo lường như thế này thì một câu trả lời khôn ngoan nhất đó chính là đưa ra đáp ứng không cụ thể. Đây không phải là một câu hỏi dễ vì cho tới những nhà tuyển dụng cấp cao, giàu chuyên môn và kinh nghiệm cũng phải công nhận đây là một việc vô cùng khó khăn.

Để vượt qua câu hỏi, bạn hãy đưa ra ít nhất là lý thuyết mà bạn biết về cách tính toán trong tuyển dụng để đạt hiệu quả mục tiêu hoặc thay vào đó là đưa ra phương pháp từng dùng mà đạt được hiệu quả nhất định.

Câu hỏi thường được đưa ra trong buổi phỏng vấn chuyên viên tuyển dụng

Xem thêm: Nhìn thấu tính cách ứng viên bởi các câu hỏi phỏng vấn về thái độ

2.2. Những câu hỏi tình huống cho vị trí chuyên viên tuyển dụng

2.2.1. Bạn giới thiệu về công ty như thế nào cho ứng viên?

Câu hỏi này được đưa ra khi nhà tuyển dụng đặt bạn vào hoàn cảnh đã trở thành chuyên viên tuyển dụng của công ty và đảm nhận nhiệm vụ tìm kiếm, chọn lọc nhân tài cho đơn vị họ. Một trong những sự kết nối đầu tiên với ứng viên mà chuyên viên tuyển dụng cần tạo ra đó chính là lời giới thiệu về công ty.

Việc này là một mẹo để họ kiểm tra xem bạn đã tìm hiểu về công ty như thế nào, có kỹ không, có dành nhiều thời gian không. Nếu như bạn có thể đưa ra được đầy đủ các thông tin cơ bản và cả những thông tin nổi bật, có tính cập nhật thì chắc hẳn sẽ dễ dàng được nhà tuyển dụng chú ý tới vì họ đánh giá cao tâm huyết của bạn dành cho công ty.

2.2.2. Khi ứng viên từ chối lời mời nhận viện, bạn cần làm gì?

Hãy đưa ra một phương án hợp lý nhất và đừng bao giờ chọn cách bỏ qua. Dù sau đó giữa công ty và ứng viên không có sự kết nối thì bạn là người ở lại, bạn vẫn sẽ tiếp tục công việc tuyển dụng nhân tài, do đó bạn cần có cái nhìn rộng mở, đa chiều trong mọi quyết định của người ứng viên, bao gồm cả việc biết lý do vì sao họ lại từ chối được làm việc ở công ty bạn. Cách bạn xử lý, giải quyết những trường hợp này sẽ cho thấy bạn có tầm nhìn của một chuyên viên tuyển dụng. Tầm nhìn rất quan trọng trong vấn đề giúp cho người chuyên viên có thể thâu tóm được đặc điểm của ứng viên và chủ động điều khiển cuộc tuyển dụng.

Những câu hỏi dành cho ứng viên tại vị trí chuyên viên tuyển dụng

Gọi điện là một gợi ý hay để bạn xử lý vấn đề đối với ứng viên từ chối nhận việc. Đây là một sự kết nối nhằm mục đích tìm hiểu nguyên nhân trong hành động của ứng viên, từ đó xây dựng phương án tối ưu hơn cho các lần tuyển dụng sau cũng là cách để chuyên viên tuyển dụng có thêm nhiều bí quyết xử lý tình huống khác nhau.

Nhìn chung, trên đây là bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên viên tuyển dụng với những nội dung quan trọng, hóc búa ít nhà tuyển dụng nào chia sẻ. Chúng tôi rất mong rằng sau khi bạn đọc kết thúc bài viết này thì sẽ tích lũy được thêm vài phần tự tin cho buổi phỏng vấn sắp tới và trong tương lai, rất vui để được nhận tin mừng của bạn đã trở thành một chuyên viên tuyển dụng tại nơi bạn muốn phấn đấu lập nghiệp.

Những câu hỏi phỏng vấn hay dành cho nhà tuyển dụng

Tìm hiểu ngay các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng qua bài viết bên dưới để trau dồi thêm nghiệp vụ trong nghề nhân sự của bạn. Chắc chắn rằng sau khi đọc xong bài viết bạn sẽ có thêm nhiều câu hỏi hay dành cho ứng viên, quan trọng hơn hết là chọn lọc được đúng ứng viên phù hợp với công việc.

Các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023