close
cách
cách cách cách cách cách

Bật mí cách quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ chủ shop cần biết cho mình

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Chuỗi cửa hàng bán lẻ là mô hình hoạt động rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ để mang đến hiệu quả tối ưu nhất. Song song với việc có thêm nhiều cửa hàng để tăng doanh thu thì bài toán quản lý sẽ là vấn đề được đặt ra. Vậy, cách quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ như thế nào? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết ngay sau đây nhé!

1. Tại sao cần có cách quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ?

Một điều mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy đó là với các nhà bán lẻ, dù lựa chọn hoạt động kinh doanh ẩm thực, thời trang, quán cafe hay nhà thuốc,... thì đều sẽ rất thành công với cửa hàng đầu tiên của riêng mình. Tuy nhiên, đến khi có thêm cửa hàng thứ 2, rồi thứ 3, thứ 4, thứ năm 5,.... thì có lẽ mọi chuyện đã đi theo một chiều hướng khác.

Cách quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ
Cách quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ

Với những cửa hàng mới, doanh thu và hiệu quả kinh doanh thường không có sự ấn tượng hay khởi sắc như cửa hàng thứ nhất. Khách hàng cũng thường có sự so sánh về chất lượng giữa các chuỗi cửa hàng trong cùng hệ thống khác nhau. Cùng với đó, hầu hết các cửa hàng được mở thêm mang tính tự phát khá nhiều khi thấy cửa hàng đầu tiên kinh doanh rất hiệu quả. Chính vì thế mà không có một chiến lược hay kế hoạch cụ thể nào được đưa ra cho việc mở rộng quy mô thành chuỗi cửa hàng bán lẻ. 

Với những thực trạng trên như vậy, các nhà bán lẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình vận hành, quản lý chuỗi cửa hàng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả kinh doanh và doanh thu sau đó. Và nếu kéo dài thì đây sẽ có thể là nguyên nhân dẫn đến việc thua lỗ và đóng cửa các cơ sở mở thêm. Thực tế thì điều này đã diễn ra khá nhiều khi nhà bán lẻ không biết cách quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ của mình.

Việc biết cách quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ sẽ là cách để vận hành hiệu quả dây chuyền hoạt động trong chuỗi cửa hàng, thúc đẩy sự tăng trưởng của từng cửa hàng và đảm bảo được sự phát triển với mỗi chi nhánh được mở ra.

2. Cách quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ hiệu quả

Mở rộng quy mô kinh doanh với các chuỗi cửa hàng bán lẻ đồng nghĩa với việc các nhà quản lý cần có cho mình một kế hoạch cũng như cách quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ hiệu quả cho mình. Chỉ có như vậy thì mới hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra khi “càng lớn càng khổ”. Vậy, đâu sẽ là cách để nhà quản lý vận hành tốt chuỗi cửa hàng bán lẻ cho mình?

​ Những điều nhà quản lý cần quan tâm​
​ Những điều nhà quản lý cần quan tâm​

2.1. Quản trị vấn đề tài chính

Tài chính là yếu tố cơ bản để duy trì hoạt động kinh doanh dù cho ở bất cứ quy mô nào. Vấn đề tài chính được nói tới ở đây bao gồm tất cả những khoản thu chi xuất hiện ở các hình thức khác nhau và phát sinh trong những thời điểm khác nhau như vật tư, nguyên liệu, tiền vốn,... ở thời điểm hình thành vốn hay trong quá trình hoạt động,... Quản lý tốt vấn đề tài chính sẽ là cách để nhà quản lý có thể có được sự kiểm soát tốt nhất về hiệu quả kinh doanh, hoạt động của chuỗi cửa hàng. Thông qua đó, có những chiến lược đầu tư cụ thể cho từng hạng mục để đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh của hệ thống.

Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra đó là không phải nhà quản lý nào cũng biết cách quản lý tài chính, nhất là khi quy mô càng lớn, càng được mở rộng thì mức độ khó cũng cao hơn. Đòi hỏi một người quản lý có kiến thức và chuyên môn vững vàng hơn.

Những câu hỏi mà các nhà quản lý cần đưa ra cho mình để quản trị tài chính hiệu quả có thể kể đến như:

- Cách huy động nguồn vốn như thế nào? Dự kiến về khoảng thời gian để cửa hàng mới có thể hòa vốn?

- Dòng tiền sử dụng cho việc nhập hàng, bán hàng, chi phí vận hành,...

- Dòng tiền tồn động

Quản trị tài chính
Quản trị tài chính

- Tổng doanh thu theo từng mốc thời gian cụ thể

- So sánh về lợi nhuận ở các chi nhánh với nhau

- Doanh thu thuần thu được khi đã trừ đi các chi phí

Mỗi một thời điểm thì chuỗi cửa hàng bán lẻ sẽ có tình hình hoạt động khác nhau. Quản trị tài chính là sẽ cách để nhà quản lý có thể kịp thời điều chỉnh các chiến lược, phương thức hoạt động nhằm giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra. 

2.2. Quản trị nguồn nhân lực

Yếu tố con người luôn là yếu tố nòng cốt cho sự phát triển của doanh nghiệp cũng như chuỗi cửa hàng bán lẻ. Nếu nhân viên không được đào tạo tốt thì sẽ không thể đạt được hiệu quả kinh doanh cần có, đồng thời, việc giữ chân khách hàng cũng trở nên nan giải hơn rất nhiều.

Thế nhưng, thực tế ở Việt Nam thì nhà quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ thường không quá chú tâm, quan trọng vào việc training, đào tạo nhân viên của mình. Hầu hết, các nhân viên làm việc tại chuỗi cửa hàng bán lẻ đều là nhân viên part time, họ không xác định làm việc lâu dài, vì thế mà vấn đề quản lý nhân sự, xây dựng đội ngũ nhân viên nòng cốt gặp rất nhiều khó khăn.

Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực

Các nhà quản lý cần chú trọng vào việc đào tạo nhân sự ngay từ những bước đầu tiên, đó là quy trình tuyển dụng. Lựa chọn nhân viên có khả năng gắn bó lâu dài, trao cho họ các quyền lợi, đãi ngộ nhất định. Đào tạo, training về tác phong làm việc, cách thức trả lời và chăm sóc khách hàng. Từ đó, truyền bá văn hóa làm việc cho nhân viên. 

Có được một đội ngũ nhân viên nòng cốt thì chính là có thêm một cánh tay đắc lực để mỗi một chi nhánh có thể tự vận hành một cách bài bản, trơn tru nhất. 

2.3. Quản lý hàng hóa, sản phẩm

Đây là yếu tố chính ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của từng chi nhánh. Nhà quản lý cần có kế hoạch cho việc phân phối các mặt hàng ở từng chi nhánh, đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng, giá cả phải chăng và đa dạng chủng loại.

Mỗi một địa điểm tiêu thụ đều sẽ cần có những sản phẩm, hàng hóa đặc trưng riêng, đáp ứng nhu cầu của người dân nơi đó. Nhà quản lý cần phải đảm bảo quá trình cung ứng hàng hóa kịp thời cho từng cửa hàng để không gây ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh.

Tuy nhiên, quá trình vận chuyển thường khá tốn kém và gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là vấn đề kiểm soát chất lượng của sản phẩm. Nếu hàng hóa không tốt, không đảm bảo rõ ràng về nguồn gốc thì cũng khó để có thể tiêu thụ, nhất là khi khách hàng ngày càng đòi hỏi cao hơn.

Hàng hóa và sản phẩm
Hàng hóa và sản phẩm

Ngoài ra, vấn đề kho hàng và kiểm soát hàng tồn kho cũng rất quan trọng trong việc quản lý hàng hóa, sản phẩm. Các nhà quản lý cần có sự tính toán chi tiết để sắp xếp các kho hàng ở vị trí thuận tiện nhất cho việc vận chuyển, cung ứng sản phẩm.

2.4. Quản trị khách hàng

Chuỗi cửa hàng bán lẻ cần có khách hàng, nhưng nhà quản lý bán lẻ lại không biết gì về khách hàng. Liệu bạn có giữ được chân khách hàng tại cửa hàng của mình không?

Thu thập dữ liệu, thông tin khách hàng và đưa ra các phán đoán về đối tượng khách hàng tiềm năng sẽ là cách để nhà quản lý có thể đề ra chiến lược và thu hút khách hàng hiệu quả hơn. Từ đó, giữ chân được khách hàng đến với cửa hàng lâu dài hơn.

Đừng để khách hàng đi vào rồi lại đi ra, bạn cần có sự nghiên cứu, hành động để nắm bắt được tâm tư, sự quan tâm của khách với sản phẩm, dịch vụ bên mình. Chỉ có như vậy thì bạn mới có thể xây dựng được các khách hàng trung thành đối với mình. Việc há miệng chờ sung, để khách hàng tự tìm đến với mình sẽ không bao giờ là cách để kinh doanh, quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ cả.

Khách hàng
Khách hàng

Thực tế thì việc phát triển quy mô bán hàng với chuỗi cửa hàng bán lẻ sẽ đòi hỏi nhà quản lý cần có nhiều kiến thức và kỹ năng cho mình. Từ đó mới có thể định hình được cách quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ hiệu quả. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ phát triển, chuyển đổi số sẽ là xu hướng tất yếu, nhà quản lý cửa hàng bán lẻ cần có cho mình công cụ, phần mềm quản lý bán hàng phù hợp. Từ đó, việc kiểm soát thông tin, dữ liệu của tất cả hệ thống sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Và trên đây là những cách quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ. Hy vọng rằng, bài viết đã gửi tới bạn đọc các thông tin hữu ích để có thể vận dụng cho mô hình kinh doanh bán lẻ của mình nhé!

Bán hàng online cần những gì? Giải đáp thắc mắc cho nhà kinh doanh

Bán hàng online cần những gì? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để tự tin hơn khi khởi nghiệp và kinh doanh cho mình nhé!

Bán hàng online cần những gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.