Blog

Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn bằng tiếng Anh thường gặp nhất

07/08/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Một số câu hỏi phỏng vấn bằng tiếng Anh bạn hay gặp và gợi ý cách trả lời để bạn cảm thấy tự tin hơn khi phỏng vấn, giúp mở rộng cơ hội việc làm của bạn hơn.

Hiện nay tiếng Anh đang dần trở thành ngôn ngữ phổ biến tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới, các công ty cũng đang dần có yêu cầu cao hơn về ngoại ngữ của những ứng viên tuyển dụng để có thể bắt kịp xu hướng thế giới. Tuy nhiên việc phỏng vấn bằng tiếng Anh lại không phải là thế mạnh của nhiều người, vì thế mình sẽ tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn bằng tiếng Anh hay và cách trả lời để các bạn có thể kham khảo và áp dụng.

1. Câu hỏi phỏng vấn bằng tiếng Anh phổ biến và cách trả lời

Dưới đây sẽ là tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn bằng tiếng Anh thông dụng và cách trả lời. Hãy ghi nhớ nó vì biết đâu trong cuộc phỏng vấn sắp tới bạn sẽ được hỏi chúng.

1.1. Giới thiệu về bản thân của bạn

Đây là câu hỏi cơ bản nhưng vô cùng quan trọng mà hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ hỏi ứng viên, vì đây là cách mở đầu cuộc phỏng vấn tiếng Anh cũng như để nhà tuyển dụng có cái nhìn sơ lược về bạn. Vì thế hãy trả lời thật khéo léo để tạo ấn tượng với họ.

Một số mẫu câu hỏi tiếng Anh nhà tuyển dụng có thể sử dụng:

- Tell me about yourself. (Nói cho tôi nghe về bạn nào)

- Can you introduce a little about yourself? (Bạn có thể giới thiệu một chút về bản thân mình?)

Có thể bạn đã luyện tập phần này nhiều ở trường học hay các lớp học tiếng Anh, nhưng bạn đừng nên chủ quan. Nhà tuyển dụng sẽ không quan tâm đến việc nhà bạn có mấy người, bạn yêu thích cái gì hay những thứ xung quanh cuộc sống của bạn. Cái họ cần chính là kiến thức, kĩ năng bạn đang có có phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển hay không, và định hướng tương lai nghề nghiệp của bạn như thế nào. Vì thế những điều bạn cần nếu ra đó là: tên, trường, ngành học, kinh nghiệm có liên quan tới công việc, thành tự liên quan, hoặc sở thích cá nhân nhưng sở thích đó có liên quan đến ngành học hoặc công việc bạn ứng tuyển.

Câu trả lời ví dụ

Ví dụ 1: 

My name is Linh. I was born in Da Nang but I have been living in Ha Noi for 5 years. I studied at National Economics University and graduated in 2018. My major is hospitality management and I have 2 years experience as a waitress in Lotte hotel. Most of my spare time I spend cooking and travelling, I really love getting new experience.

(Tên của tôi là Linh. Tôi sinh ra ở Đà Nẵng nhưng hiện tại đang sống ở Hà Nội được 5 năm rồi. Tôi học và tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân vào năm 2018. Ngành học của tôi là Quản trị khách sạn và tôi có 2 năm kinh nghiệm làm nhân viên phục vụ tại khách sạn Lotte. Tôi dành hầu hết thời gian rảnh của mình để nấu ăn và du lịch, tôi rất thích có những trải nghiệm mới).

Ví dụ 2: 

Good morning, my name is Nguyen Ngoc Linh. I’m 22 years old. I have just graduated from Ha Noi University with the major of Tourism Management. I have eight months experience as an full time employee at the Phuong Dong boutique hotel. I want to find a new opportunity on this tourism field to apply well knowledge and skills that I learned at University. I think I am able to work in a team and adapt well with the company’s culture. 

(Chào buổi sáng, tên của tôi là Nguyễn Ngọc Linh. Tôi năm nay 22 tuổi.  Tôi vừa mới tốt nghiệp trường đại học Hà Nội với chuyên ngành quản trị du lịch. Tôi có 8 tháng trải nghiệm công việc như một nhân viên chính thức của khách sạn Phương Đông. Tôi muốn tìm kiếm cơ hội việc làm mới trong lĩnh vực quản trị du lịch để có thể ứng dụng tốt những kiến thức và kỹ năng đá học ở trường đại học. Tôi nghĩ bản thân có khả năng làm việc trong một nhóm và thích nghi tốt với văn hóa công ty.)

Ví dụ 3

Hi, my name is Nguyen Do Ngoc Mai. I’m twenty five years old and now live in Ha Noi. I have two-year-experience in restaurant management and now I want to change my career path into marketing. I’m an extrovert peson, love making friends and trvelling to discover the new things in the world. 

(Xin chào, tên của tôi là Nguyễn Đỗ Ngọc Mai. Tôi năm nay 25 tuổi và hiện đang sống ở Hà Nội. Tôi có hai năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị nhà hàng và nay tôi muốn thay đổi con đường sự nghiệp của bản thân sang lĩnh vực marketing. Tôi là một người hướng ngoại, yêu thích việc kết bạn vè đi du lịch để khám phá những điều mới mẻ trên thế giới)

1.2. Các điểm mạnh/ưu điểm của bạn

Đây là câu giỏi giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về thế mạnh, ưu điểm của bản thân bạn. Không nên đưa ra quá nhiều ưu điểm, hãy chắt lọc những cái mà bạn cảm thấy là cần thiết và đặc biệt là những điều đó đáp ứng được với công việc bạn ứng tuyển. 

Một số mẫu câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh nhà tuyển dụng có thể sử dụng:

- What are your strengths? (Những ưu điểm của bạn là gì?)

- What do you think your biggest strength is? (Bạn nghĩ đâu là điểm mạnh nhất của bản thân?)

- Why do you think we should hire you? (Tại sao chúng tôi nên mời bạn về làm việc?)

- What makes you fit for our company? (Điều gì ở bản thân bạn nghĩ là phù hợp với công ty chúng tôi?)

Vì những điểm mạnh bạn nêu ra cần phải phù hợp với tiêu chí công việc bạn ứng tuyển nên trước khi đi phỏng vấn bạn hãy tìm hiểu thật kĩ thông tin về công việc đó và luyện tập sao cho gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Câu trả lời ví dụ

Ví dụ 1

Based on my experience, I think my strongest strengts is team-work. I’m good at keeping a team together and I feel perfectly comfortable working with my teammates. Not only team-work, but also the ability to work under pressure. I always try my best to get things done on time no matter how hard it is.

(Dựa vào kinh nghiệm của mình, tôi nghĩ điểm mạnh nhất của bản thân là kĩ năng làm việc nhóm. Tôi giỏi trong việc xây dựng tình đoàn kết của cả nhóm và tôi hoàn toàn thấy thoải mái khi được làm việc cùng mọi người. Không chỉ vậy, tôi còn có khả năng làm việc dưới áp lực. Tôi luôn cố gắng hoàn thành mọi công việc được giao đúng thời hạn cho dù có khó khăn như thế nào đi nữa.)

Ví dụ 2

I think the good communication skill is one of the most my outstanding strenths. I can quickly adapt with the working environment by making friends with many people. In my own opinion, the communication skill is very important, especially in the Sales position. So that is the reason why I apply for this position in your company.

(Tôi nghĩ kỹ năng giao tiếp tốt là một trong những ưu điểm nổi trội. Tôi có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc bởi kết bạn được với rất nhiều người. Theo quan điểm của tôi, kỹ năng giao tiếp là kỹ năng quan trọng đặc biệt là trong vị trí sales. Đó là lí do vì sao tôi ứng tuyển cho vị trí này ở trong công ty của bạn.)

Ví dụ 3

I can be confident to say that I am a hard working person. I always try my best to complete the tasks that have been given by my supervisors. In addition, I also have good teamwork as well as communication skills that will support me a lot at work.

(Tôi có thể tự tin nói rằng tôi là một người chăm chỉ. Tôi luôn cố gắng hoàn thành công việc được giao bởi người quản lí của mình. Thêm vào đó, tôi cũng có kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp tốt, cái mà hỗ trợ tôi rất nhiều trong công việc.)

Ví dụ 4

My greatest strength is my writing: I work well under pressure, and I am never late. It was an important part, so I undertook this work, and with great precision, I was able to complete the article. It has not only been completed on time, but has been positively commented by readers of the publication.

(Thế mạnh lớn nhất của tôi là khả năng viết: Tôi làm việc tốt dưới áp lực và tôi không bao giờ đến muộn. Đó là một phần quan trọng để tôi đã đảm nhận công việc này, và với độ chính xác cao, tôi đã có thể hoàn thành bài viết. Nó không chỉ hoàn thành đúng thời gian mà còn được độc giả của ấn phẩm nhận xét tích cực.)

Ví dụ 5 

I have strong points in finance: I find that I'm good at working with numbers and I really love it.  Learn about their needs and find ways to help them achieve the profits they want and they are very satisfied with my advice, and I have helped my clients increase their net worth by 10% per year.

(Tôi có điểm mạnh trong lĩnh vực tài chính: Tôi nhận thấy mình giỏi làm việc với các con số và tôi thực sự yêu thích nó. Tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng và tìm cách giúp họ đạt được lợi nhuận mong muốn và họ rất hài lòng với lời khuyên của tôi, đồng thời tôi đã giúp khách hàng của mình tăng giá trị tài sản ròng lên 10% mỗi năm.)

Ví dụ 6

In my point of view, my greatest strength is its ability to solve problems quickly and efficiently. I can see many aspects of a problem, which makes me eligible to complete my work even in challenging conditions. Solving that problem allowed me to become a better communicator. I think that my ability to see all aspects of a problem will help to collaborate better with my team members.

(Theo quan điểm của tôi, điểm mạnh nhất của tôi là khả năng giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tôi có thể nhìn thấy nhiều khía cạnh của một vấn đề, điều đó giúp tôi có đủ khả năng để hoàn thành công việc của mình ngay cả trong những điều kiện đầy thử thách. Giải quyết vấn đề đó cho phép tôi trở thành một người giao tiếp tốt hơn. Tôi nghĩ rằng khả năng nhìn thấy mọi khía cạnh của một vấn đề sẽ giúp cộng tác tốt hơn với các thành viên trong nhóm của tôi.)

Ví dụ 7

My strongest points are my work ethic and my willingness to take pressure jobs when necessary. I am not afraid to accept a difficult customer or to do a project that no one else wants because it is the customers and projects that will give me a lot of experience and experience.

(Điểm mạnh nhất của tôi là tinh thần làm việc và sẵn sàng nhận những công việc áp lực khi cần thiết. Tôi không ngại nhận một khách hàng khó tính hay làm một dự án mà không ai muốn bởi chính khách hàng và dự án sẽ cho tôi nhiều kinh nghiệm và trải nghiệm.)

1.3. Các điểm yếu/nhược điểm của bạn

Mục đích của câu hỏi này là để nhà tuyển dụng xem khả năng tự nhận thức, tự đánh giá của bạn, và để xem bạn đã cố gằng khắc phục điểm yếu đó ra sao. Bạn sẽ bắt gặp câu hỏi này ở nhiều cuộc phỏng vấn đấy.

Một số mẫu câu hỏi nhà tuyển dụng có thể sử dụng:

- What are your weaknesses? (Điểm yếu bạn nhận ra ở bản thân là gì?)

- What do you think your biggest weakness is? (Đâu là điểm yếu mà bạn nghĩ bạn cần khắc phục nhất?)

Một mẹo nhỏ là bạn nên đưa một điểm yếu và nêu luôn cách khắc phục, điều đó sẽ chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy bạn có nhận thức về bản thân và luôn cố gắng sửa chữa nó, đồng thời cũng thể hiện tính cầu tiến của bản thân, gây ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng.

Câu trả lời ví dụ

Ví dụ 1

I think my biggest weakness is my English ability at the moment. But I believe that is temporary issuse. I definitely try my best to improve it as fast as I can.

(Tôi nghĩ rằng điểm yếu của tôi vào thời điểm hiện tại chính là khả năng tiếng Anh của tôi. Nhưng tôi tin đây chỉ là vấn đề nhất thời mà thôi. Tôi chắc chắn sẽ cải thiện tiếng Anh của mình nhanh nhất có thể.)

Ví dụ 2

I think the biggest weakness is that I am a perfectionist, which means that I always try to get the job done perfectly. Therefore, in some cases, it takes me a lot of time to consider and correct mistakes before completing a project. 

(Tôi nghĩ rằng điểm yếu lớn nhất của bản thân là tôi là một người quá cầu toàn, điều này có nghĩa rằng tôi luôn cố gắng để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. vì vậy, trong một vài trường hợp, nó khiến tôi mất quá nhiều thời gian để xem xét và sửa lỗi sai trước khi hoàn thành một dự án)

Ví dụ 3

I tend to be too strict and often criticize myself. Whenever I complete a project, I feel that I can do better for the job even though I still receive positive feedback from colleagues and customers. This often makes me overwork and make me feel exhausted.

(Tôi có xu hướng quá nghiêm khắc và thường xuyên chỉ trích bản thân. Bất cứ khi nào tôi hoàn thành một dự án, tôi cảm thấy rằng tôi có thể làm tốt hơn cho công việc mặc dù tôi vẫn nhận được những phản hồi tích cực từ đồng nghiệp và khách hàng. Điều này thường khiến tôi làm việc quá sức và khiến tôi cảm thấy kiệt sức.)

Ví dụ 4

I am extremely introverted, which makes me wary when sharing my ideas in a group or contributing ideas to group meetings. I feel that I always have good ideas, but I am not always comfortable presenting. I took an important classes and began to try to discuss my thoughts freely. I am still actively improving this and have achieved certain results over the past year.

(Tôi là người cực kỳ hướng nội, điều này khiến tôi cảnh giác khi chia sẻ ý kiến ​​của mình trong nhóm hoặc đóng góp ý kiến ​​cho các cuộc họp nhóm. Tôi cảm thấy mình luôn có những ý tưởng hay nhưng không phải lúc nào tôi cũng thấy thoải mái khi trình bày. Tôi tham gia một lớp học quan trọng và bắt đầu cố gắng thảo luận những suy nghĩ của mình một cách thoải mái. Tôi vẫn đang tích cực cải thiện điều này và đã đạt được những kết quả nhất định trong năm qua.)

1.4. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?

Đây là lúc nhà tuyển dụng muốn biết rõ hơn về mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Câu trả lời này hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng, kiến thức, kĩ năng và tính cách của bạn. Đây là câu hỏi thể hiện tham vọng và ý chí cầu tiến của bạn thân bạn, nhưng bạn nên lưu ý mục tiêu bạn nói ra cần phải có tính thực tế và không quá viển vông. 

Một số mẫu câu hỏi nhà tuyển dụng có thể sử dụng:

- What are your short-term/long-term goals? (Những mục tiêu bạn đặt ra trong ngắn hạn/dài hạn là gì?)

- What are your goals for the future? (Trong tương lai mục tiêu của bạn là gì?)

Đây cũng là câu hỏi thể hiện sự gắn bó của bạn với công ty, sự cam kết có làm việc với công ty lâu dài hay không, nên bạn hãy chú ý nữa nhé.

Câu trả lời ví dụ

Ví dụ 1

My short-term goal is to find a job which fits my personality and my ability. I want to work in a company has professional working environment where I can improve and contribute. An my long-term goals is to build a stable career and take management responsibilities.

(Mục tiêu ngắn hạn của tôi là tìm kiếm được công việc phù hợp với tính cách và khả năng của mình. Tôi muốn làm ở một công ty có môi trường làm việc chuyên nghiệp để tôi có thể phát triển và đóng góp công sức của mình. Còn về mục tiêu dài hạn, tôi muốn xây dựng một sự nghiệp ổn định và nhận những công việc có liên quan đến quản lý.)

Ví dụ 2

My immediate goal is to be able to be employed in this position, where I can continue to grow and improve myself both personally and at work. I like challenges and look forward to opportunities where I will be able to take on more responsibilities. In the end, I like to move to management with a focus on strategy and development and advancing to a higher position where I can build a solid career. In the immediate future, I focus on improving my communication skills through after-school courses. I am very interested in leadership positions and know that effective communication is very important. Although I am happy to be a member of any team I have participated in, I am looking forward to being able to take on small leadership roles, and I eventually found a manager and leader. . I have been very fortunate to have so many friends who are managers and team leaders who are willing to help and share their insights, and I look forward to the opportunity to be an advisor to others like me in this field.

(Mục tiêu trước mắt của tôi là có thể được tuyển dụng vào vị trí này, nơi tôi có thể tiếp tục phát triển và hoàn thiện bản thân cả về bản thân lẫn công việc. Tôi thích thử thách và mong chờ những cơ hội mà tôi có thể đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn. Cuối cùng, tôi muốn chuyển sang làm công việc quản lý, tập trung vào chiến lược và phát triển và thăng tiến lên vị trí cao hơn, nơi tôi có thể xây dựng sự nghiệp vững chắc. Trước mắt, tôi tập trung nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình thông qua các khóa học sau giờ học. Tôi rất quan tâm đến các vị trí lãnh đạo và biết rằng giao tiếp hiệu quả là rất quan trọng. Mặc dù tôi rất vui khi trở thành thành viên của bất kỳ nhóm nào mà tôi đã tham gia, nhưng tôi mong muốn có thể đảm nhận những vai trò lãnh đạo nhỏ, và cuối cùng tôi đã tìm được một người quản lý và lãnh đạo. . Tôi đã rất may mắn khi có rất nhiều người bạn là quản lý và trưởng nhóm sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ những hiểu biết của họ, và tôi mong có cơ hội được trở thành cố vấn cho những người khác như tôi trong lĩnh vực này.)

Ví dụ 3

My current short-term goal is to develop and use my marketing and communication skills in a job like this. However, I want to develop and take on new positions in the future when I have the necessary experience and skills. I will prepare for this goal by always improving my skills and being ready to take on a small group leadership in the process of working and developing my professional career by attending courses or Leadership conference to equip knowledge.

(Mục tiêu ngắn hạn hiện tại của tôi là phát triển và sử dụng các kỹ năng tiếp thị và giao tiếp của mình trong một công việc như thế này. Tuy nhiên, tôi muốn phát triển và đảm nhận những vị trí mới trong tương lai khi đã có đủ kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết. Tôi sẽ chuẩn bị cho mục tiêu này bằng cách luôn trau dồi kỹ năng và sẵn sàng đảm nhận vai trò lãnh đạo nhóm nhỏ trong quá trình làm việc và phát triển nghề nghiệp của mình bằng cách tham gia các khóa học hoặc hội nghị lãnh đạo để trang bị kiến ​​thức.)

Ví dụ 4

In the short term, I hope to work as a sales representative for a company like yours - providing excellent customer service. As a Sale position for a company, I believe I will learn, develop and have the necessary experience to be able to take on higher positions in the future.

(Trước mắt, tôi hy vọng được làm đại diện bán hàng cho một công ty như của bạn - cung cấp dịch vụ khách hàng một cách tốt nhất. Ở vị trí Sale cho một công ty, tôi tin rằng mình sẽ học hỏi, phát triển và có những kinh nghiệm cần thiết để có thể đảm nhận những vị trí cao hơn trong tương lai.)

1.5. Công việc trước đây của bạn

Đây là câu hỏi bạn phải trả lời thật sự khôn khéo vì nhà tuyển dụng đang đánh giá mức độ cam kết của bạn với công ty. Không cần thiết phải bịa đặt ra, bạn hãy trả lời trung thực nhưng mang ý nghĩa tích cực, dựa vào định hướng nghề nghiệp, mục tiêu, kì vọng của bạn trong tương lai nhiều hơn.

Một số mẫu câu hỏi nhà tuyển dụng có thể sử dụng:

- Why did you leave your last job? (Tại sao bạn lại nghỉ công việc cũ?)

- Why are you leaving your current job? (Tại sao bạn lại nghỉ công việc hiện tại bạn đang làm?)

Lưu ý tuyệt đối không được nói xấu sếp cũ và đồng nghiệp, vì sẽ có 2 trường hợp xấu xảy ra: nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn đã nói xấu được sếp và đồng nghiệp cũ thì bạn sẽ nói xấu sếp mới và đồng nghiệp mới mà không gặp khó khăn gì; hoặc công ty cũ của bạn hiện đang là đối tác của công ty bạn đang ứng tuyển, như vậy bạn đã tự đặt mình vào tình thế khó xử rồi.

Câu trả lời ví dụ

Ví dụ 1

I thought I wasn’t able to show my abilities I have. I’m looking for a company where I can get new challenges, new oppotunities and contribute as much value as I can.

(Tôi nghĩ rằng tôi chưa thể hiện được hết khả năng của mình. Tôi muốn làm việc ở một công ty mà tôi có thể có nhiều thách thức mới, nhiều cơ hội mới và tôi có thể đóng góp nhiều giá trị nhất có thể.)

Ví dụ 2

My expectation for my previous job was that I would teach my students an entirely new eighth grade English curriculum that I would have to develop myself, but I would have the support of a teacher. Colleagues in all classes. This blend of support and independence allowed me to successfully develop a new curriculum still in use today.

(Kỳ vọng của tôi cho công việc trước đây là tôi sẽ dạy cho học sinh của mình một chương trình giảng dạy tiếng Anh lớp tám hoàn toàn mới mà tôi sẽ phải phát triển bản thân, nhưng tôi sẽ có sự hỗ trợ của một giáo viên. Đồng nghiệp trong tất cả các lớp. Sự pha trộn giữa hỗ trợ và độc lập này cho phép tôi phát triển thành công một chương trình giảng dạy mới vẫn được sử dụng cho đến ngày nay)

Ví dụ 3

In my previous job, my expectations were based on job descriptions and interviews that my work would be primarily related to jobs on projects with a Team. Finally, many of my projects are ones I developed and completed myself. While my expectations are not fully met, this independence allows me to significantly enhance my skills in all aspects of project development.

(Trong công việc trước đây của tôi, kỳ vọng của tôi dựa trên các mô tả công việc và các cuộc phỏng vấn rằng công việc của tôi sẽ chủ yếu liên quan đến các công việc trong các dự án với một Nhóm. Cuối cùng, nhiều dự án của tôi là những dự án do tôi tự phát triển và hoàn thành. Mặc dù kỳ vọng của tôi không được đáp ứng đầy đủ, nhưng sự làm việc độc lập này cho phép tôi nâng cao đáng kể kỹ năng của mình trong mọi khía cạnh của quá trình phát triển dự án.)

Ví dụ 4

One expectation I have for my previous job is that I will have the opportunity to be an administrative assistant to enter a range of leadership roles. This expectation has been met. For example, I became a supervisor and instructor for all interns and part-time administrative staff. I also attended several leadership and management workshops. I believe that my experience and skills as a manager will help me to take on a good role as a supervisor at the company.

(Một kỳ vọng mà tôi dành cho công việc trước đây của mình là tôi sẽ có cơ hội trở thành trợ lý hành chính để đảm nhận nhiều vai trò lãnh đạo. Kỳ vọng này đã được đáp ứng. Ví dụ, tôi đã trở thành người giám sát và hướng dẫn cho tất cả các sinh viên thực tập và nhân viên hành chính bán thời gian. Tôi cũng đã tham dự một số hội thảo về lãnh đạo và quản lý. Tôi tin rằng kinh nghiệm và kỹ năng của mình với tư cách là người quản lý sẽ giúp tôi đảm nhận tốt vai trò giám sát tại công ty.)

Ví dụ 5

I was responsible for recruiting in the previous role. I hope that this position will expand to help train and develop employees, and those wishes have been met. I have been successful in coordinating hiring, bringing up new employees and staff development programs for existing employees.

(Trước đây tôi cịu trách nhiệm là một người tuyển dụng. Tôi hy vọng rằng vị trí này sẽ mở rộng để giúp đào tạo và phát triển nhân viên, và những mong muốn đó đã được đáp ứng. Tôi đã thành công trong việc phối hợp tuyển dụng, nâng cấp nhân viên mới và các chương trình phát triển nhân viên cho nhân viên hiện tại.)

1.6. Bạn quản lý thời gian của mình có tốt không?

Câu hỏi:

Do you manage your time well? 
Anh/Chị quản lý thời gian của mình có tốt không? 
 
In what ways do you manage your time well? 
Anh/Chị quản lý thời gian của mình theo những cách nào? 
 
(Các) cách trả lời. 
 
I know I manage my time well because I’m never late to work, and I’ve never missed a deadline. 
Tôi biết tôi quản lý thời gian của mình tốt bởi vì tôi chưa bao giờ đi làm trễ, và chưa bao giờ bị trễ thời hạn cuối. 
 
I’m good at managing my time. I stay both busy at home and at work and being able to manage my time is necessary for me to do everything that I want to do. 
Tôi giỏi quản lý thời gian của tôi. Tôi bận việc cả ở nhà lẫn tại nơi làm việc và có thể quản thời gian của mình là cần thiết đối với tôi để làm mọi việc mà tôi muốn làm. 
 
I manage my time well by planning out what I have to do for the whole week. It keeps me on track and even helps me to be more efficient. 
Tôi quản lý thời gian của mình tốt bằng cách lập kế hoạch cho những việc tôi phải làm trong cả tuần. Nó giữ cho tôi theo dõi việc việc đang làm và thậm chí giúp tôi đạt hiệu quả cao hơn. 

1.7. Tại sao bạn chọn chuyên ngành này?

Câu hỏi:

Why did you choose your major? 
Tại sao anh chọn chuyên ngành này? 
 
(Các) cách trả lời. 
 
I majored in History because I enjoyed learning about the past. I always try to apply my history knowledge in many things I do. This knowledge allowed me to study many different experiences. 
Tôi chuyên ngành lịch sử vì tôi thích học về những cái đã xảy ra trước đây. Tôi luôn cố gắng áp dụng sự hiểu biết về lịch sử của mình vào nhiều việc tôi làm. Kiến thức này đã cho phép tôi nghiên cứu nhiều trải nghiệm khác nhau. 
 
I majored in English because it was a major that would make me more skilled in reading, writing, and communicating. I believe English is a tool that is used everywhere, so I thought it was the best major for me. 
Tôi chuyên ngành tiếng Anh vì đó là một môn học chính sẽ làm cho tôi có kỹ năng hơn trong việc đọc, viết và giao tiếp. Tôi tin rằng tiếng Anh là một công cụ được sử dụng ở khắp mọi nơi, vì vậy tôi đã nghĩ đó là chuyên ngành tốt nhất đối với tôi. 
 
I majored in Psychology because I was interested in seeing how the mind works. I also found it useful because it helped me to work with people better by understanding differences in everyone. 
Tôi chuyên ngành tâm học vì tôi thích hiểu rõ tâm trí hoạt động như thế nào. Tôi cũng nhận thấy chuyên ngành này rất có ích vì nó giúp tôi làm việc với mọi người tốt hơn do hiểu rõ những sự khác nhau ở từng người. 
 
I majored in Biology because I initially wanted to go to med school. Although I decided not to go to med school, I still wanted to complete my bachelor’s degree. 
Tôi chuyên về Sinh vật học vì lúc đầu tôi muốn học trường Y. Mặc dù tôi đã quyết định không học trường Y, nhưng tôi vẫn muốn hoàn tất bằng cử nhân của mình. 

1.8. Tại sao bạn lại xin một công việc không đúng chuyên ngành

Câu hỏi:

Why are you applying for a job that you didn’t major in? 
Tại sao anh/chị nộp đơn xin một công việc không đúng chuyên ngành của mình? 
 
Why didn’t you pursue a career in your major? 
Tại sao anh/chị không theo đuổi một sự nghiệp theo chuyên ngành của mình? 
 
(Các) cách trả lời. 
 
I majored in English because I liked to write. Because I didn’t know exactly what I wanted to do, I majored in something I was very interested in. After working for a year on the marketing team, I realized that this is what I want to be doing. 
Tôi đã chọn chuyên ngành tiếng Anh vì tôi thích viết. Vì tôi đã không biết chính xác việc tôi muốn làm, nên tôi đã chọn chuyên ngành về cái gì mà tôi thích. Sau khi làm việc trong nhóm tiếp thị được khoảng một năm, tôi nhận ra đây là công việc mà tôi muốn tiếp tục làm. 
 
I majored in History, but during my senior year, I had an opportunity to work at an accounting firm. After seeing first hand at the work they were doing, I really wanted to become an accountant. 
Tôi đã chọn chuyên ngành lịch sử, nhưng trong thời gian học năm cuối tôi đã có một cơ hội làm việc cho một công ty kế toán. Sau khi trực tiếp thấy và trải nghiệm công việc mà họ đang làm, tôi thật sự muốn trở thành một kế toán. 
 
I was planning on going to Dental School so I majored in Biology. After working with computers, I realized how interesting and challenging it was. So I studied computers on the side because I wanted a career in working with computers. 
Tôi đã dự định học trường Nha, vì vậy tôi đã chọn chuyên ngành Sinh vật học. Sau khi làm việc về lĩnh vực máy vi tính, tôi nhận ra công việc này hết sức thú vị và đầy thách thức. Do đó tôi đã học thêm về máy vi tính vì tôi muốn có một sự nghiệp làm việc về máy tính. 

1.9. Thứ kế tiếp bạn muốn học là gì

Câu hỏi:

If you could learn something such as a new skill, what would it be? 
Nếu anh/chị có thể học một cái gì đó, chẳng hạn như một kỹ năng mới, thì đó sẽ là gì? 
 
What’s the next thing you want to learn? 
Thứ kế tiếp anh/chị muốn học là gì? 
 
(Các) cách trả lời. 
 
I would love to learn more about auditing. As a tax accountant, I primarily work on tax. But I like all aspects of accounting and I think auditing would be very interesting. 
Tôi rất thích tìm hiểu thêm về kiểm toán. Là một nhân viên kế toán thuế, tôi chủ yếu làm việc về thuế. Nhưng tôi thích tất cả các khía cạnh của kế toán và tôi nghĩ kiểm toán sẽ rất thú vị. 
 
The next thing I want to learn is how to make web pages. I think this skill can be used anywhere. If I want a personal web site, I would make it myself. And if my group at work needed an internal web site to organize activities, I would be able to make one. 
Điều tiếp theo tôi muốn tìm hiểu là làm thế nào để tạo ra các trang web. Tôi nghĩ rằng kỹ năng này có thể được sử dụng bất cứ nơi nào. Nếu tôi muốn có một trang web cá nhân, tôi sẽ tự làm. Và nếu nhóm của tôi tại nơi làm việc cần một trang web nội bộ để tổ chức các hoạt động, tôi sẽ có thể làm một trang. 
 
I want to learn the different ways to market globally. In my marketing team, I learned everything about marketing on a local level, but I would really love to learn about marketing to different countries. 
Tôi muốn tìm hiểu các cách khác nhau để tiếp thị toàn cầu. Trong đội ngũ tiếp thị của tôi, tôi đã học được tất cả mọi thứ về tiếp thị ở cấp địa phương, nhưng tôi thực sự rất thích tìm hiểu về tiếp thị tới các nước khác nhau.

1.10. Bạn không thích gì ở công ty chúng tôi

Câu hỏi:

What have you heard about our company that you didn’t like? 
Điều gì về công ty chúng tôi mà anh chị không thích? 
 
(Các) cách trả lời. 
 
From my research, I didn’t find anything I disliked. This company provides great benefits, works on exciting products, and is listed in the top 100 companies to work for. 
Từ việc tôi tự tìm hiểu, tôi không thấy bất kỳ điểm nào tôi không thích. Công ty này cung cấp rất nhiều lợi ích, tạo ra những sản phẩm thú vị và được đánh giá thuộc top 100 công ty đáng để làm việc cùng. 
 
When I search for a job, I always look for negative things. However, I didn’t find anything that I didn’t like. That’s why I’m very excited to have this opportunity to work here. 
Khi tôi tìm kiếm công việc, tôi luôn hiểu về những điều tiêu cực. Tuy nhiên, tôi không tìm thấy điều gì làm tôi không thích. Đó là lý do vì sao tôi rất hứng thứ khi có cơ hội làm việc ở đây. 
 
Hmmm… I read up on this company thoroughly and even spoke with a friend who works here. I didn’t hear anything negative about ABC Company. Is there something I should know before working here? 
Hmmm, tôi đã đọc về công ty và thậm chí đã nói chuyện với một người bạn đang làm việc tại đây. Tôi không nghe bất kỳ điều tiêu cực nào về công ty ABC cả. Liệu có điều gì tôi cần biết trước khi làm việc tại đây hay không? 

1.11. Bạn có đang cân nhắc về công việc nào khác không

Câu hỏi:

Are you considering any other offers right now? 
Hiện tại, Anh/Chị có đang cân nhắc bất cứ lời mời tuyển dụng nào không? 
 
(Các) cách trả lời. 
 
I’m not considering any of my offers right now. 
Hiện giờ, tôi không cân nhắc về lời mời làm việc ở đâu cả. 
 
I was considering an offer I received last week, but I don’t think I will be accepting that position. 
Tôi đã cân nhắc một lời mời tuyển dụng tôi nhận được hồi tuần rồi, nhưng tôi nghĩ là tôi sẽ không được nhận vị trí đó. 
 
I’m thinking about an offer I have, but I want to keep my options open. 
Tôi đang nghĩ về một lời mời tuyển dụng, nhưng tôi muốn các lựa chọn của tôi không bị bó buộc. 

2. Câu hỏi bạn dành cho nhà tuyển dụng

Đây thường sẽ là câu hỏi kết thúc buổi phỏng vấn của bạn, đừng trả lời qua loa như “No, I don’t have any question” (không, tôi không có câu hỏi gì cả), vì như vậy bạn đang lỡ mất cơ hội họ dành cho bạn, cơ hội để bạn tìm hiểu kĩ lưỡng về công việc, công ty bạn muốn ứng tuyển cũng như cơ hội được nói lên suy nghĩ, thắc mắc của bản thân. 

Một số mẫu câu hỏi nhà tuyển dụng có thể sử dụng:

- Do you have any question? (Bạn có câu hỏi gì ko?)

- Do you need any information from me/us? (Bạn có cần thông tin gì từ tôi/chúng tôi không?)

Cách bạn đặt câu hỏi cũng sẽ tạo ấn tượng với người tuyển dụng nên bạn nhớ chọn lọc câu hỏi nhé, vì nếu đặt câu hỏi quá ngớ ngẩn, tất cả những gì bạn xây dựng từ đầu buổi phỏng vấn sẽ hoàn toàn sụp đổ. 

Câu hỏi ví dụ bạn nên hỏi:

Câu hỏi 1. 
Do you have any questions? 
Anh/Chị có câu hỏi gì thêm không? 

Câu hỏi 2. 

Does this job usually lead to other positions at the company? 
Công việc này có thường dẫn tới những vị trí công việc khác trong không ty không? 
 
Câu hỏi 3. 

Tell me some of the skills that you want in a candidate for this position. 
Xin cho tôi biết vài kỹ năng mà quý công ty cần ở một ứng viên để làm vị trí công việc này. 
 
Câu hỏi 4. 

What are the people I’ll be working with like? 
Tôi sẽ làm việc cùng những đồng nghiệp như thế nào ạ? 
 
Câu hỏi 5. 

How is this company doing in comparison with competitors? 
Công ty này hoạt động ra sao khi so sánh với những đối thủ khác? 
 
Câu hỏi 6. 

I know of products X and Y, does the company plan to introduce any new products? 
Tôi biết công ty có sản phầm X và Y, vậy công ty có kế hoạch giới thiệu sản phẩm mới nào không? 
 
Câu hỏi 7. 

What is the company doing to maintain its market strength? 
Quý công ty đang làm gì để duy trì sức mạnh thị trường của mình? 
 
Câu hỏi 8. 

How many employees work for this company? 
Có bao nhiêu nhân viên làm việc cho công ty này? 
 
Câu hỏi 9. 

What has been the company’s layoff history in recent years? 
Lịch sử sa thải của công ty trong những năm gần đây như thế nào? 
 
Câu hỏi 10. 

Do you know of any anticipated cutbacks in any departments in the near future? 
Ông/Bà có dự đoán trong thời gian sắp tới sẽ có những đợt cắt giảm tại bất kỳ phòng ban nào không? 
 
Câu hỏi 11. 

What major problems has the company recently d? 
Những vấn đề chính mà gần đây công ty phải đối mặt là gì? 
 
Câu hỏi 12. 

What type of training do you provide here? 
Công ty sẽ đưa ra loại hình tập huấn (dành cho nhân viên) gì? 
 
Câu hỏi 13. 

What do you like best about this company? 
Anh/Chị thích điều gì nhất về công ty này? 
 
Câu hỏi 14. 

What position title will I be reporting to? 
Chức danh vị trí mà tôi sẽ chịu trách nhiệm là gì? 
 
Câu hỏi 15. 

What other departments does this department work closely with? 
Bộ phận này làm việc chặt chẽ với những bộ phận nào? 
 
Câu hỏi 16. 

What kind of training should I expect? 
Loại hình đào tạo mà tôi có thể nhận là gì? 
 
Câu hỏi 17. 

How long is the training program? 
Chương trình đào tạo này kéo dài bao lâu? 
 
Câu hỏi  18. 

How did this position become available? 
Làm thế nào mà vị trí này lại được tuyển dụng? 
 
Câu hỏi 19. 

Is a written job description available? 
Có sẵn một bảng mô tả công việc không? 
 
Câu hỏi 20. 

Please describe a typical day for this position. 
Vui lòng mô tả một ngày làm việc tiêu biểu cho vị trí này. 
 
Câu hỏi 21. 

How long has this position been available? 
Vị trí tuyển dụng này đã được tuyển trong bao lâu rồi? 
 
Câu hỏi 22. 

How many candidates have you interviewed for this position? 
Có bao nhiêu ứng cử viên tham gia phỏng vấn cho vị trí này? 
 
Câu hỏi 23. 

How many total candidates will you be interviewing for this position? 
Có tổng cộng bao nhiêu ứng cử viên tham gia phỏng vấn cho vị trí này? 
 
Câu hỏi 24. 

Do you interview a large number of people before making an offer to a person, or do you make an offer to the first person who is qualified? 
Quý công ty sẽ phỏng vấn hàng loạt trước rồi sau đó quyết định sẽ nhận ai hay quý công ty sẽ đưa ra quyết định tuyển dụng ngay khi gặp người đạt yêu cầu? 
 
Câu hỏi 25. 

What type of hardware and software will I be working with? 
Tôi sẽ làm việc với kiểu phần cứng và phần mềm nào? 
 
Câu hỏi 26. 

What will my workstation be like? Will it be an office, a cubicle, or a desk? 
Chỗ làm việc của tôi sẽ trông như thế nào? Liệu nó là văn phòng, phòng nhỏ hay là bàn làm việc? 
 
Câu hỏi 27. 

What opportunities for advancement are available here? 
Ở đây có cơ hội thăng tiến không? 

Câu hỏi 28:
When will I get an answer for this interview? What is the next step?
Khi nào tôi có thể nhận được câu trả lời cho buổi phỏng vấn hôm nay? Bước tiếp theo sau khi qua vòng phỏng vấn là gì?

3. Một số lưu ý để bạn chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn

- Nên dự đoán câu hỏi sẽ được hỏi và chuẩn bị câu trả lời ở nhà trước: sẽ có một số câu hỏi liên quan trực tiếp đến chuyên ngành hay dựa vào kinh nghiệm, năng lực của bạn mà nhà tuyển dụng sẽ hỏi thêm, nhưng chắn chắn những câu hỏi mình nêu ở trên là những câu hỏi điển hình cho một buổi phỏng vấn bằng tiếng Anh. Vì thế bạn hãy chuẩn bị trước câu trả lời cho những câu hỏi này, tập trả lời một cách thành thạo, tự tin. Vì khi tham gia buổi phỏng vấn, việc trả lời lưu loát được các câu hỏi sẽ khiến bạn tự tin hơn và trả lời trôi chảy được các câu hỏi khó hơn từ nhà tuyển dụng. 

- Phỏng vấn thử: bạn nên tập dượt phỏng vấn ở nhà một vài lần cùng bạn bè, người thân để tự mình đánh giá điểm mạnh để phát huy và điểm yếu để khắc phúc trong quá trình phỏng vấn, việc luyện tập nhiều lần sẽ giúp bạn biết mình nên dùng mẫu câu nào để hợp lý, điều chỉnh giọng điệu bản thân và ổn định được tâm lý khi phỏng vấn thật sự.

- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể: việc kết hợp ngôn ngữ cơ thể và ngôn ngữ lời nói giúp bạn tự tin hơn khi phỏng vấn, ngoài ra khi bạn lỡ dùng từ sai muốn biểu đạt nhưng chưa sắp xếp được từ ngữ để nói ra thì bạn có thể dùng ngôn ngữ cơ thể làm nhà tuyển dụng dễ hiểu hơn.

Trong buổi phỏng vấn hoàn toàn có thể phát sinh nhiều câu hỏi khác nhau, thời gian phỏng vấn cũng không giới hạn, các bạn hoàn toàn có thể tự mình tạo dấu ấn cho nhà tuyển dụng. Vieclam123 chỉ giúp các bạn tổng hợp một số câu hỏi phỏng vấn bằng Tiếng Anh cơ bản, các gợi ý cách trả lời để các bạn kham khảo và giúp các bạn tự tin hơn khi phỏng vấn. Chúc các bạn may mắn!

>> Xem thêm bài viết khác:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023