Blog

Hướng dẫn lập mẫu biên bản tạm giữ đồ vật tài liệu đầy đủ nhất

15/03/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Điều tra viên khi tiến hành việc khám xét, tạm giữ đồ vật và những vật chứng như là tài liệu thì sẽ được quyền giữ những thứ đó. Nhưng để có thể giữ một cách hợp pháp nhất thì khi tiến hành khám xét việc tạm giữ tài liệu, đồ vật sẽ cần phải lập thành biên bản. Cùng chúng tôi khám phá ngay dưới đây về biên bản tạm giữ đồ vật tài liệu chi tiết nhất nhé!

1. Tổng quan chung về biên bản tạm giữ đồ vật, tài liệu

1.1. Khái niệm mẫu biên bản tạm giữ đồ vật, tài liệu

Biên bản tạm giữ đồ vật tài liệu là một trong những tài liệu và chứng cứ quan trọng để làm căn cứ liên quan đến khởi tố các vụ án, khởi tố,...Vì thế biên bản tạm giữ đồ vật, tài liệu sẽ cần phải được lập lên một cách rõ ràng và theo quy định.

Mẫu biên bản tạm giữ đồ vật, tài liệu trong đó sẽ ghi chép lại đầy đủ nội dung về việc tạm giữ đồ vật hoặc tài liệu trong những trường hợp khác nhau và từ đó làm căn cứ, cơ sở để điều tra, giải quyết, bằng chứng cho những trường hợp đó.

Khái niệm mẫu biên bản tạm giữ đồ vật tài liệu

Đồ vật khi bị tạm giữ có thể là bất cứ mọi đồ vật của chủ sở hữu còn tài liệu có thể là những văn bản, ảnh, video, ghi âm, ấn phẩm,...Những đồ vật, tài liệu này khi bị bắt giữ thì sẽ đều phải được nêu rõ trong biên bản. Cùng vieclam123.vn tìm hiểu rõ những quy định liên quan đến biên bản ở phần tiếp theo nhé.

Xem thêm: Mẫu biên bản niêm phong tang vật chuẩn và những thông tin chi tiết

1.2. Những quy định của biên bản tạm giữ đồ vật, tài liệu

1.2.1. Quy định tạm giữ đồ vật, tài liệu

Về quy định thì khi thực hiện khám xét, điều tra viên sẽ có quyền được giữ những đồ vật, tài liệu có liên quan nhưng sẽ cần phải lập thành biên bản. Nếu như đồ vật đó là hàng cấm, phi pháp thì sẽ cần phải chuyển trực tiếp đến ngay cơ quan có thẩm quyền. Còn nếu cần niêm phong thì việc đó phải diễn ra trước mặt cá nhân sở hữu hoặc những bên có liên quan.

Những đồ vật hoặc tài liệu khi bị thu giữ sẽ phải được bảo quản một cách nguyên vẹn nhất cho dù giá trị của nó ra sao. Bên cạnh đó, bất cứ cá nhân nào tự ý phá hoại những đồ vật, tài liệu được nêu trong biên bản thì sẽ phải chịu mọi hình thức trách nhiệm của Bộ luật hình sự.

1.2.2. Quy định về lập biên bản tạm giữ đồ vật hoặc tài liệu

Khi lập biên bản tạm giữ đồ vật, tài liệu thì biên bản cần phải được lập thành 4 bản để những người liên quan giữ bao gồm: chủ sở hữu đồ vật hoặc tài liệu, 1 bản bổ sung vào hồ sơ vụ án, 1 bản cho Viện kiểm sát và cho cơ quan quản lý liên quan.

Những quy định của biên bản tạm giữ đồ vật tài liệu

Về nội dung trong biên bản cần phải chỉ rõ ra thời gian, địa điểm tiến hành khám xét, nội dung khám xét và tạm giữ, tài liệu hoặc đồ vật gì, số lượng là bao nhiêu, tình trạng hiện tại ra sao, người có thẩm quyền khám xét, thu giữ là ai,…Để làm căn cứ cho những công việc liên quan sau này trong việc thu bằng chứng, khởi tố,...

Trong mẫu biên bản cần bắt buộc có chữ ký của những người tiến hành tạm giữ, các đối tượng có tham gia, người chứng kiến,...Bên cạnh đó thì nếu như có thêm bất cứ sửa chữa gì đều bản được xác nhận lại bởi các đối tượng đã ký trong biên bản. Nếu như người tham gia không tiến hành ký vào biên bản tạm giữ đồ vật, tài liệu thì đối tượng lập sẽ phải ghi rõ lý do và chỉ đối tượng khác ký vào biên bản đó.

Còn nếu như người tham gia không biết chữ thì cá nhân lập biên bản sẽ phải có trách nhiệm là đọc lên và vẫn phải đảm bảo có chữ ký của người chứng kiến. 

2. Hướng dẫn cách lập biên bản tạm giữ đồ vật tài liệu

Về hình thức thì biên bản tạm giữ đồ vật tài liệu giống như một văn bản hành chính thông thường. Trong biên bản này thì sẽ có phần mở đầu, phần nội dung tạm giữ và phần kết biên bản. Để bạn biết cách lập và hình dung chi tiết mẫu biên bản này thì sau đây chúng tôi sẽ bật mí cách viết chi tiết đến cho bạn:

Hướng dẫn cách lập biên bản tạm giữ đồ vật tài liệu

2.1. Phần đầu biên bản tạm giữ đồ vật tài liệu

Mẫu biên bản tạm giữ đồ vật tài liệu sẽ được viết theo mẫu số 126 theo thông tư 61/2017/TT-BCA. Ở phần đầu biên bản này sẽ bao gồm những nội dung như sau:

- Quốc hiệu và tiêu ngữ là không thể thiếu trong biên bản, phần này sẽ được viets chính giữa của trang giấy.

- Tên của biên bản, ở đây cũng chính là tiêu đề và được viết in hoa toàn bộ “BIÊN BẢN TẠM GIỮ ĐỒ VẬT TÀI LIỆU”

- Tiếp đến là thời gian cụ thể lập biên bản tạm giữ. Phần thông tin này cần phải nêu rõ giờ, ngày, tháng, năm và địa điểm lập biên bản. Nội dung phần này là bắt buộc và phải nêu một cách chi tiết.

- Thông tin của các cá nhân tiến hành thu giữ đồ vật. Những cá nhân này khi đưa thông tin vào cần ghi rõ họ tên và thông tin đang làm việc tại cơ quan nào. Trong đó, cá nhân bắt buộc có trong phần này phải có điều tra viên. Đây cũng chính là đối tượng lập biên bản.

Phần đầu biên bản tạm giữ đồ vật tài liệu cách viết chuẩn

- Nêu rõ các căn cứ liên quan để tiến hành lập biên bản tạm giữ đồ vật, tài liệu theo bộ luật tố tụng hình sự. Những căn cứ này không cần phải nêu quá cụ thể mà chỉ cần đưa ra số căn cứ là được.

2.2. Nội dung về việc tạm giữ đồ vật, tài liệu

Khi đi vào nội dung tạm giữ đồ vật tài liệu của đối tượng nào đó thì trong biên bản sẽ cần ghi rõ những thông tin như sau:

- Thông tin cá nhân của người bị tạm thu giữ đồ vật, tài liệu. Những thông tin cá nhân của đối tượng này sẽ bắt buộc ghi rõ như sau: họ và tên, giới tính, tên gọi khác, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp hiện tại, số điện thoại, số chứng minh thư và ghi rõ ngày cấp, nơi cấp.

- Thông tin về đồ vật, tài liệu bị tạm giữ:

Điều tra viên sẽ cần ghi rõ tên, số lượng, tình trạng, đặc điểm của đồ vật hoặc tài liệu đó. Nếu như đồ vật, hay tài liệu đó  bắt buộc niêm phong thì sẽ cần niêm phong ngay tại thời điểm đó và ghi luôn vào biên bản.

Nội dung về việc tạm giữ đồ vật, tài liệu trong biên bản

Ngoài ra, trong phần này cần ghi rõ về thái độ của cá nhân bị tạm giữ đồ vật, tài liệu. Phần này sẽ ghi dựa vào thái độ của đối tượng đó như là “hợp tác” hoặc “không hợp tác”.

- Tiếp theo trong phần nội dung của biên bản tạm giữ đồ vật, tài liệu sẽ cần ghi rõ nội dung trình bày bởi điều tra viên. Người lập biên bản sẽ cần tường thuật lại về nguồn gốc, thời gian địa điểm của từng loại đồ vật và tài liệu bị phát hiện. Phần trình bày này rất quan trọng cho nên sẽ cần phải nêu một cách đầy đủ và cụ thể.

Xem thêm: Mẫu đơn xin xe bị tạm giữ - bí quyết viết đơn hoàn chỉnh

2.3. Phần kết của biên bản tạm giữ đồ vật tài liệu

Cuối cùng trong phần biên bản về việc tạm giữ đồ vật, tài liệu sẽ có những thông tin sau đây:

- Nêu rõ thời gian kết thúc việc lập biên bản tạm giữ đồ vật và chỉ rõ là đã tạm giữ những đồ vật và tài liệu đó để phục vụ cho công tác có liên quan. Về thời gian cần chỉ rõ về giờ, ngày, tháng, năm kết thúc.

- Nêu rõ biên bản đã được đọc cho những người liên quan cùng nghe và đã được công nhận là đúng.

- Chỉ rõ số biên bản được lập thành là bao nhiêu, giao cho những ai. Biên bản này sẽ được lập thành 4 mẫu mới đúng quy định và người lập biên bản sẽ cần phải chỉ tên cá cá nhân hoặc tập thể nhận biên bản đó.

Hướng dẫ viết phần kết của biên bản tạm giữ đồ vật tài liệu

- Cuối cùng sẽ là chữ ký của điều tra viên và những biên có liên quan trong biên bản tạm giữ đồ vật, tài liệu.

Nếu như bạn muốn tiết kiệm thời gian và lập biên bản tạm giữ đồ vật, tài liệu một cách nhanh chóng nhất thì có thể tải về theo mẫu dưới đây vô cùng đầy đủ và chi tiết:

bien-ban-tam-giu-do-vat-tai-lieu.docx

Mong rằng qua bài viết đã giúp bạn hình dung rõ hơn về biên bản tạm giữ đồ vật tài liệu. Nếu như muốn khám phá nhiều biểu mẫu hơn thì hãy liên tục theo dõi các bài viết của chúng tôi để biết thêm thông tin nhé!

Đơn xin từ chức tổ trưởng

Xin từ chức bất kỳ một vị trí nào trong doanh nghiệp đều sẽ cần phải làm đơn theo đúng quy định để đảm bảo sự chuyên nghiệp cũng như quy định. Cùng đến với bài viết dưới đây để khám phá cách viết đơn xin từ chức tổ trưởng vô cùng đầy đủ và đúng chuẩn nhé!

Đơn xin từ chức tổ trưởng

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023