close
cách
cách cách cách cách cách

Bảo trì tòa nhà là gì? Quy trình thực hiện trong bảo trì tòa nhà?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Hiện nay, các tòa nhà mọc lên rất nhiều để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của con người. Chính vì thế mà vấn đề bảo trì, bảo đảm an toàn được đặt lên hàng đầu để mọi người có thể an tâm sử dụng cũng như sinh hoạt. Vậy, bảo trì tòa nhà là gì? Quy trình thực hiện chuẩn của bảo trì tòa nhà là gì? Sự cần thiết của công tác bảo trì ra sao? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

1. Theo bạn, bảo trì tòa nhà là gì?

Bảo trì tòa nhà là một hoạt động nằm trong công tác quản lý, vận hành tòa nhà hay quản lý bất động sản. Đây là hoạt động thiết yếu được thực hiện để đảm bảo sự an toàn của toà nhà, giúp cư dân sinh sống, làm việc tại tòa nhà có thể yên tâm và nhận được những trải nghiệm tốt nhất.

Bảo trì tòa nhà là gì
Bảo trì tòa nhà là gì

Hiện nay, nhắc đến vấn đề bảo trì toà nhà thì sẽ có 2 loại bảo trì được thực hiện, bao gồm bảo trì hệ thống kỹ thuật và bảo trì công trình xây dựng.

Với bảo trì hệ thống kỹ thuật, đây sẽ là hoạt động kiểm tra, sửa chữa hệ thống máy móc trong toàn bộ toà nhà. Đảm bảo các thiết bị vận hành trơn tru, đúng chức năng và không có lỗi gì xảy ra.

Bảo trì công trình xây dựng từ là quá trình kiểm tra, đánh giá tình hình của chính toà nha. Tường, nền, móng, độ sụt lún của tòa nhà,.... tất cả đều sẽ được kiểm tra chi tiết để chắc chắn toà nhà vẫn đạt đúng tiêu chuẩn và điều kiện để tiếp tục đưa vào vận hành, sử dụng. 

Bảo trì toà nhà sẽ cần được thực hiện định kỳ theo mốc thời gian cụ thể. Đây chính là nhiệm vụ cũng như là chức trách của bên quản lý toà nhà, chủ đầu tư. Hoạt động này cần được chú trọng trong từng bước thực hiện để giúp nâng cao tuổi thọ của toà nhà cũng như mang đến sự an toàn của các cư dân đang sinh hoạt, làm việc tại đây.

2. Bảo trì toà nhà có thực sự cần thiết hay không?

Với những thông tin định nghĩa về bảo trì tòa nhà là gì thì theo bạn, bảo trì toà nhà có cần thiết hay không?

Có cần thiết bảo trì tòa nhà không
Có cần thiết bảo trì tòa nhà không

2.1. Giúp chủ đầu tư giảm thiểu chi phí sửa chữa

Một trong những lợi ích của bảo trì toà nhà đó chính là lợi ích về mặt kinh tế. Chủ đầu tư sẽ có thể tiết kiệm một khoản phí đáng kể khi thực hiện việc bảo trì định kỳ đúng theo quy định, tiêu chuẩn đề ra. Điều này có nghĩa là gì?

Công tác bảo trì là công tác kiểm tra chi tiết và kỹ lưỡng toàn bộ về tòa nhà. Do đó, việc phát hiện ra những thiết bị, vấn đề của tòa nhà là rất cao. Từ đó, nhà đầu tư có thể nắm bắt và sửa chữa tức khắc ngay khi có dấu hiệu. 

Tuy nhiên, nếu như không bảo trì và đến khi có một vấn đề gì đó thực sự xảy ra thì chi phí mà chủ đầu tư phải bỏ ra thường sẽ lớn hơn rất nhiều. Nhất là khi nó ảnh hưởng đến sự an toàn của cư dân thì thiệt hại mà chủ đầu tư phải gánh vác về mặt kinh tế sẽ cao hơn so với chi phí bỏ ra cho công tác bảo trì toà nhà định kỳ.

2.2. Đảm bảo sự an toàn của cư dân

Đây là mục đích và vai trò chính của hoạt động bảo trì tòa nhà. Một toà nhà được đưa vào sử dụng và theo thời gian thì chắc chắn, các thiết bị cũng như chất lượng tòa nhà sẽ có sự thay đổi. Do vậy mà công tác kiểm tra định kỳ sẽ có thể phát hiện được những vấn đề này.

Đảm bảo sự an toàn cho cư dân
Đảm bảo sự an toàn cho cư dân

Thông qua việc bảo trì tòa nhà, những lỗi trong hệ thống, máy móc thiết bị sẽ có thể được phát hiện và sửa chữa, bảo dưỡng kịp thời. Chất lượng của toà nhà cũng được đánh giá một cách cẩn thận hơn. Từ đó, những phát sinh về lỗi sẽ kịp thời được phát hiện và sửa chữa, nâng cấp. Điều này sẽ đảm bảo được sự an toàn của tất cả cư dân trong tòa nhà.

2.3. Là chức trách của chủ đầu tư

Việc bảo trì tòa nhà là điều bắt buộc mà chủ đầu tư phải thực hiện. Điều này đã được quy định rõ ràng trong hệ thống pháp luật của nước ta về vấn đề quyền lợi, trách nhiệm của chủ đầu tư với các dự án, công trình bất động sản hiện nay.

Các chủ đầu tư có thể tiến hành thu phí cho việc bảo trì tòa nhà nhưng cần đảm bảo công tác bảo trì được diễn ra theo đúng quy trình, tiêu chuẩn và thời gian định kỳ. Trường hợp xảy ra bất cứ ai sót hay vấn đề nào liên quan tới công tác bảo trì thì chủ đầu tư sẽ là bên đứng ra chịu trách nhiệm, bao gồm trách nhiệm  khắc phục hậu quả và trách nhiệm bồi thường thiệt hại, tổn thất về vật chất, tinh thần cho cư dân (nếu có).

Về cơ bản thì bảo trì tòa nhà là hoạt động cần thiết và cực kỳ quan trọng. Nó không chỉ mang đến lợi ích kinh tế, mà còn là sự đảm bảo an toàn tối đa cho cư dân, giúp nâng cao tuổi thọ của toà nhà và cải thiện tính thẩm mỹ. Từ đó, toà nhà sẽ được đánh giá cao hơn về chất lượng, thúc đẩy được sự tăng trưởng trong tương lai khi thu hút được nhiều cư dân hơn.

Là trách nhiệm của chủ đầu tư
Là trách nhiệm của chủ đầu tư

3. Quy trình thực hiện trong công tác bảo trì kỹ thuật tòa nhà

bảo trì kỹ thuật tòa nhà sẽ được thực hiện theo một quy trình thống nhất, cụ thể. Các bước thực hiện bao gồm:

3.1. Tiến hành lên danh sách toàn bộ các thiết bị, máy móc

Bước đầu tiên trong quy trình thực hiện bảo trì kỹ thuật tòa nhà sẽ là lên danh sách các thiết bị trong tòa nhà. Đây là công đoạn cực kỳ quan trọng bởi nó sẽ giúp bộ phận bảo trì cũng như chủ đầu tư kiểm soát được số lượng, các loại thiết bị tương ứng được sử dụng trong tòa nhà. Giảm thiểu được khả năng bỏ quên hay thiếu sót trong công tác bảo trì.

Việc lập danh sách sẽ cần được phân loại đồng thời để các thiết bị, máy móc được cập nhật chuẩn xác. Số lượng cũng cần được ghi chi tiết, rõ ràng để tránh xảy ra thiếu sót khi bảo trì. 

Với các thiết bị liên quan tới hình ảnh kỹ thuật số thì nhân viên phụ trách sẽ phải lập phiếu lý lịch đối chiếu để công tác bảo trì được thực hiện đúng theo tiêu chuẩn, yêu cầu đề ra.

3.2. Khảo sát hiện trạng của các thiết bị

Khi đã có trong tay một danh sách chuẩn xác thì việc khảo sát hiện trạng là rất cần thiết. Qua công tác này, bộ phận bảo trì và chủ đầu tư sẽ biết được những thiết bị nào cần sửa chữa, thời gian bảo trì hợp lý là bao lâu và các thiết bị có đang thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ hay không. 

Quy trình bảo trì kỹ thuật tòa nhà
Quy trình bảo trì kỹ thuật tòa nhà

Chỉ khi thực hiện khảo sát thì mới có thể nắm bắt chính xác về thực trạng từng thiết bị, máy móc cụ thể. Và qua đó thì công tác bảo trì, bảo dưỡng mới được triển khai thực hiện đúng đối tượng và đúng mục đích đề ra.

3.3. Xây dựng kế hoạch bảo trì tòa nhà

Khi đã có trong tay về các thiết bị, máy móc cần bảo trì thì nhân viên bảo trì sẽ lập kế hoạch chi tiết về việc bảo trì hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà. Kế hoạch cần nêu rõ các đối tượng cần thiết phải bảo trì, sửa chữa, thay thế, số lượng và chi phí cụ thể.

Kế hoạch lập ra sẽ được gửi đến ban quản lý toà nhà, chủ đầu tư để được xem xét, phê duyệt và thống nhất với nhau về công tác thực hiện nếu như kế hoạch được thông qua.

3.4. Công tác chuẩn bị cho quá trình bảo trì

Trước khi thực hiện việc bảo trì thì sẽ cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho công tác bảo trì tòa nhà sắp tới. Chuẩn bị đầy đủ về dụng cụ, nguyên vật liệu sẽ cần sử dụng trong quá trình bảo trì. Các thiết bị, máy móc mới để dùng thay thế hay các công tác khác,...

Việc chuẩn bị đầy đủ, chi tiết sẽ là cơ sở giúp cho quá trình bảo trì được nhanh chóng, hiệu quả hơn rất nhiều.

Gồm 5 bước cơ bản
Gồm 5 bước cơ bản

3.5. Thực hiện công tác bảo trì kỹ thuật tòa nhà

Khi các bước trên đã được thực hiện thì cuối cùng sẽ là công đoạn bảo trì kỹ thuật tòa nhà. Nhân viên phụ trách cần thực hiện việc bảo trì theo đúng kế hoạch đã trình và nhân viên toà nhà sẽ cần có sự hỗ trợ, giám sát thực hiện. 

Ban giám sát cần kiểm tra, theo dõi chặt chẽ quy trình thực hiện và tiến hành nghiệm thu bảo trì với biên bản kèm theo sau khi hoàn tất.

Trên đây chính là các thông tin chi tiết về bảo trì tòa nhà. Chắc hẳn, qua bài viết, bạn đã hiểu được bảo trì tòa nhà là gì cũng như quy trình thực hiện công tác bảo trì kỹ thuật toà nhà ra sao.

Bảng mô tả công việc nhân viên văn thư chi tiết nhất dành cho bạn

Bảng mô tả công việc nhân viên văn thư gồm những gì? Yêu cầu công việc và mức đãi ngộ ra sao? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Bảng mô tả công việc nhân viên văn thư

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.