close
cách
cách cách cách cách cách

Acquisition là gì? Khám phá những kiến thức xoay quanh Acquisition

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Hoạt động thu mua lại các doanh nghiệp đang tồn tại một cách phổ biến vì nhiều người muốn tiếp tục kế thừa thay vì phải mất công gây dựng từ đầu. Thuật ngữ Acquisition tồn tại với giá trị biểu thị cho hình thức thu mua doanh nghiệp. Vậy bạn có biết Acquisition là gì?

Hãy khám phá cụ thể về Acquisition qua bài viết dưới đây nhé.

1. Acquisition là gì?

Acquisition mang nghĩa là mua lại. Nó được diễn ra với hình thức doanh nghiệp lớn mua lại doanh nghiệp nhỏ hơn. Có thể mua tất cả hoặc chỉ một phần nào đó. Khi đó, doanh nghiệp mua lại có quyền sở hữu doanh nghiệp được mua một cách hợp pháp. Việc mua lại này không có thay đổi về tư cách pháp nhân của bên mua.

Acquisition là gì
Acquisition là gì?

Vậy việc này có ảnh hưởng gì tới nền kinh tế hay không bởi mỗi một doanh nghiệp được đăng ký vốn dĩ là một mảnh ghép, một nhân tố tạo nên sự phát triển của nền kinh tế. Tiếp tục có cái nhìn rộng mở hơn về Acquisition qua những thông tin dưới đây.

2. Acquisition có ảnh hưởng ra sao đối với nền kinh tế?

Việc thu mua lại các doanh nghiệp nhỏ là cách loại bỏ, thanh lọc những đơn vị, tổ chức yếu kém. Bên cạnh đó cũng cộng gộp lại thanh thế, sức mạnh, tiếng tăm cho doanh nghiệp đi mua. Hành động mua lại một doanh nghiệp nhỏ hơn là cách thực hiện một phần ý tưởng giúp doanh nghiệp lớn mở rộng thêm quy mô, tầm vóc. Vậy thì ẩn phía sau đó chính là tạo ra sự cạnh tranh thêm phần gay gắt, cũng là chất xúc tác để ngành nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung được phát triển hơn nữa.

Mọi loại chi phí cũng được giảm thiểu đáng kể nhờ vào hoạt động của Acquisition. Bên cạnh đó còn đem tới cơ hội nâng cao chất lượng cho sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng khả năng cung ứng, phục vụ tốt cho thị phần.

Một tác động đáng kể nữa mà Acquisition mang tới cho nền kinh tế đó là giảm nguy cơ nhiễu thương.

Acquisition tác động đến nền kinh tế như thế nào
Acquisition tác động đến nền kinh tế như thế nào?

3. Acquisition có bao nhiêu hình thức phổ biến?

Tính trên phạm vi toàn cầu tiếp nhận, Acquisition hiện tồn tại hai hình thức phổ biến. Chúng là gì?

3.1. Acquisition mua lại tài sản

Người ta gọi loại này với tên gọi tiếng Anh là Acquisition of Assets. Bản chất của hình thức này đó là mua lại tài sản từ doanh nghiệp khác với toàn bộ hoặc một phần. Khi giao dịch được diễn ra, bên được mua lại cần chuyển giao hết quyền sở hữu đối với tài sản được mua lại cho bên mua.

3.2. Acquisition thu mua cổ phiếu

Cách gọi khác sẽ là Acquisition if Shares. Hình thức này áp dụng đối với cổ phiếu, bên mua có thể mua một phần hay mua toàn bộ cổ phiếu của một công ty khác. Việc thu mua này đem đến kết quả giúp doanh nghiệp trở thành một đại cổ đông tại công ty bị mua. So với hình thức Acquisition trên thì đây là hình thức được tiến hành phổ biến hơn cả.

Hình thức của Acquisition
Hình thức của Acquisition

4. Vai trò của Acquisition

Rất nhiều lý do để các doanh nghiệp thực hiện việc mua bán, sáp nhập. Tuy vậy có thể xác định lý do cốt lõi vẫn là giúp doanh nghiệp tồn tại và được mở rộng thêm, trở nên đa dạng về nguồn hàng, sản phẩm, dịch vụ cung cấp trên thị trường, giúp giảm chi phí, tăng thị phần cho công ty mẹ.

Còn rất nhiều vai trò mà Acquisition mang lại có ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với doanh nghiệp. khám phá để chắc chắn bạn có thể quyết định nên tiến hành Acquisition hay không.

4.1. Acquisition giúp thâm nhập dễ dàng vào thị trường nước ngoài

Mua lại một doanh nghiệp nước ngoài chính là một hành trình kết nối để tiếp cận thuận lợi, bước chân thành công vào thị trường của quốc gia đó. Càng tuyệt vời hơn khi bạn thu mua được doanh nghiệp bản địa có lợi thế về nhân công, về dây chuyền sản xuất hay máy móc, thương hiệu, các mối quan hệ hợp tác, ... Từ đó nguồn chi phí đầu tư hoàn toàn được giảm thiểu là bài toán vô cùng có lợi cho doanh nghiệp.

Acquisition quan trọng ra sao
Acquisition quan trọng ra sao?

4.2. Thâu tóm – một chiến lược hay cho sự thúc đẩy tăng trưởng

Đặt vào thế so sánh hai chiến lược gồm tự gồng mình mở rộng quy mô và mua lại doanh nghiệp khác để mở rộng quy mô thì đương nhiên cách làm thứ hai sẽ giúp doanh nghiệp nhàn hơn mà lại là giải pháp tốt cho mọi kết quả tuyệt vời được tạo ra. Đó là sự tiết kiệm chi phí đầu tư, là cách rút ngắn thời gian tối đa để quy mô được mở rộng. Lợi ích quá rõ ràng như thế quả thực không có lý do để chúng ta từ chối phương thức đầu tư này.

4.3. Giảm thiểu được sự dư thừa về công sức và cạnh tranh xấu

Trong kinh doanh, cạnh tranh luôn tốt nhưng nếu cạnh tranh xảy ra quá nhiều thì đại đa số doanh nghiệp đều sẽ tìm cách để thực hiện Acquisition. Điều này giúp giảm sự dư thừa đối với công suất lao động, cũng giúp nhiều mối cạnh tranh “quá tải” bị loại bỏ. Nhờ vậy mà doanh nghiệp càng có nhiều tâm trí đổ dồn vào khai thác những nhà cung cấp lớn.

4.4. Kế thừa hoàn hảo nền công nghệ mới

Khi mua lại công ty, bạn sẽ được kế thừa mọi thứ từ công ty đó. Vì vậy nếu đơn vị bị mua lại có ứng dụng công nghệ tân tiến, thúc đẩy hiệu suất công việc nhanh chóng hơn.

Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp đã làm theo cách Acquisition để mở rộng quy mô và tận dụng được nhiều lợi ích. Vậy bạn có biết những thương vụ nào đình đám hay không? Đừng chỉ khám phá Acquisition là gì một cách đầy lý thuyết mà hãy nắm bắt sự tác động, ứng dụng của nó trong thực tế như thế nào.

5. Một vài thương vụ Acquisition nổi tiếng ngành khách sạn

Những thương vụ Acquisition nổi tiếng
Những thương vụ Acquisition nổi tiếng

- Thương vụ 1: Công ty Hanel Hà Nội mua lại 70% cổ phần của Deawoo.

- Thương vụ 2: BRG mua lại khách sạn Hilton Opera Hà Nội, giúp BRG có được đối tác từ Áo và Đức.

- Thương vụ 3: Sovia mua lại Furama Đà Nẵng, An Lâm Ninh Vân Bay, Ana Mandara.

- Thương vụ 4: Công ty du lịch Thiên Minh Acquisition toàn hệ thống Victoria trong và ngoài nước tại Campuchia.

- Thương vụ 5: Khách sạn Mường Thanh Acquisition 53,4% cổ phần của Phương Đông.

6. Một số kiểu Acquisition

6.1. Acquisition Thân thiện

Hình thức này được tạo nên từ sự đồng thuận của tất cả người trong hội đồng quản trị tại doanh nghiệp bị mua lại. Để tạo ra kiểu Acquisition này, bên mua lại thường sẽ gửi đề nghị tới hội đồng, tới từng cổ đông để thông báo và thuyết phục họ.

Nếu tất cả cổ đông cảm thấy có lợi và đều đồng loại đồng ý thì sẽ thuận lợi để thu mua lại và tạo nên kiểu giao dịch mua lại thân thiện.

Các kiểu Acquisition
Các kiểu Acquisition

6.2. Acquisition theo cách thâu tóm ngược

Đây là kiểu chuyển đổi hình thức trong kinh doanh. Nó xảy ra khi công ty không đủ điều kiện niêm yết đã thực hiện Acquisition công ty đủ điều kiện, qua đó nắm quyền kiểm soát nhờ việc đổi tên của cổ phiếu được niêm yết.

Ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu kiểu Acquisition Backflip. Là kiểu công ty đi mua tự biến mình trở thành công ty con của doanh nghiệp bị mua. Có điều gì đặc biệt ở đây. Đó là khi công ty lớn nhưng ít danh tiếng sẽ mua công ty dù nhỏ hơn nhưng lại có danh tiếng lớn hơn.

Như vậy, với những kiến thức chia sẻ ở trên, bạn đã nắm được Acquisition là gì hay chưa? Những điều tuyệt vời liên quan đến Acquisition sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển tốt hơn. Đây quả thực là kiến thức đáng để khám phá, nắm bắt.

Cập nhật từ vựng tiếng Anh về công việc

Từ vựng tiếng Anh về công việc được chia sẻ đầy đủ qua bài viết bên dưới đây. Bạn cập nhật nội dung bài viết để mở rộng vốn từ ngữ cho mình nhé.

Từ vựng tiếng Anh về công việc

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.