Blog

Truyền thông là gì? Sự phát triển mạnh mẽ của ngành truyền thông

22/09/2020

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Truyền thông là gì? Tại sao ngành truyền thông lại ngày càng phát triển và trở thành lựa chọn nghề nghiệp của đông đảo bạn trẻ. Chúng ta cùng tìm hiểu về ngành truyền thông qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

1. Truyền thông là gì?

Truyền thông là quá trình chia sẻ thông tin, thuộc một dạng tương tác xã hội mà ở đó có ít nhất hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ những quy tắc và tín hiệu chung. Những thông tin có thể được truyền đạt từ người gửi đến người nhận, thông qua đó còn có thể ẩn dụ những thông điệp ý nghĩa trong cuộc sống.

Truyền thông bao gồm ba phần chính là nội dung, hình thức và mục tiêu. Nội dung thông tin có thể là những hành động, kinh nghiệm, hiểu biết, lời khuyên về một lĩnh vực nhất định. Quá trình truyền đạt thông tin có thể được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau như qua cử chỉ, qua bài phát biểu, bài viết, bản tin truyền hình. Mỗi nội dung truyền tải đến người nghe, người đọc đều có những mục đích nhất định, để ca ngợi, phê phán, đưa ra thông điệp hành động,...

Truyền thông có thể được chia thành nhiều hình thức như truyền thông không bằng lời, truyền thông bằng lời và truyền thông biểu tượng.

  • Truyền thông không bằng lời: Các thông tin không được thể hiện ra bằng lời nói mà bằng biểu cảm, cử chỉ trên gương mặt.

  • Truyền thông bằng lời: Được thực hiện khi chúng ta sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt thông tin đến người khác.

  • Truyền thông biểu tượng: Được thể hiện qua những hình ảnh biểu tượng mà mọi người có thể hiểu được để truyền tải thông điệp.

Quá trình truyền thông có thể diễn ra liên tục ngay cả khi bạn đang ngồi yên, không thực hiện cuộc hội thoại với người khác thì các thông tin có thể được truyền đạt đến bạn bằng nhiều cách khác nhau dù là vô tình hay cố ý.

Xem thêm: Mẫu cv xin việc ngành truyền thông chuẩn nhất.

2. Các yếu tố cơ bản của truyền thông

Truyền thông bao gồm các yếu tố cơ bản như: nguồn, nội dung, kênh truyền thông, người nhận, phản hồi, nhiễu. Cụ thể các yếu tố này có thể được hiểu như sau:

  • Nguồn: Nguồn chính là nơi bắt nguồn những thông tin, dữ liệu có thể được truyền đi đến mọi người.

  • Nội dung: Nội dung chính là phần thông tin được truyền tải tới mọi người, cả những thông điệp được rút ra.

  • Kênh truyền thông: khi chia sẻ thông tin, người chia sẻ cần lựa chọn kênh truyền thông phù hợp sao cho có thể tiếp cận được nhiều đối tượng người nghe tiềm năng. Một số kênh truyền thông có thể kể đến như: truyền hình, Internet, tờ rơi, báo chí, radio, biển quảng cáo, điện thoại, tạp chí.

  • Người nhận: người nhận chính là người sẽ tiếp nhận những thông tin đã được truyền đi.

  • Phản hồi: Sau khi tiếp nhận những thông tin, người nhận có thể có những phản hồi cá nhân với vấn đề tiếp nhận được. Phản hồi đó có thể là tích cực cũng có thể là tiêu cực, tùy theo quan điểm và cách nhìn nhận của mỗi người.

  • Nhiễu: Nhiễu là những tác nhân gây ra việc hiểu lầm, hiểu sai trong quá trình truyền đạt thông tin.

3. Phương tiện truyền thông

Phương tiện truyền thông là những phương thức cụ thể mà doanh nghiệp sử dụng để thực hiện mục đích truyền thông của mình. Một số phương tiện truyền thông phổ biến và mang lại hiệu quả cao hiện nay như internet, truyền hình, báo chí, hay sách, phát thanh, quảng cáo, băng đĩa. Cùng tìm hiểu ưu nhược điểm của một số phương tiện truyền thông sau đây.

3.1. Internet

Internet hiện đang được coi là phương tiện truyền thông phổ biến và mang lại hiệu quả nhất hiện nay. Truyền thông trên Internet là một dạng quảng cáo trên các Website, Google Search. Truyền thông trên Internet có thể tiếp cận được một số lượng lớn người xem. Tuy nhiên, hình thức truyền thông này cũng có những nhược điểm nhất định như không tiếp cận được chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu.

Thêm vào đó, ngày càng có nhiều thông tin được cập nhật trên Internet, đôi khi là những nguồn thông tin không chính thống. Chính bởi vậy, khi khách hàng xem các bài trên Internet cũng sẽ hạn chế niềm tin vào những bài truyền thông của bạn. 

3.2. Truyền hình

Truyền hình từ lâu đã trở thành phương tiện truyền thông hiệu quả và có “uy lực’. Mỗi khi xem chương trình truyền hình, bạn vẫn hay bắt gặp những quảng cáo, dù muốn hay không thì vô hình chung những thông tin từ quảng cáo đó cũng đã có những tác động nhất định đến thị hiếu của bạn.

Thêm vào đó, truyền thông qua truyền hình có thể tận dụng những ưu thế về hình ảnh, âm thanh sinh động để có thể thu hút sự quan tâm của khách hàng. Mức độ tin cậy của truyền hình cũng tương đối cao, thông tin được kiểm duyệt chặt chẽ nên cũng có tầm ảnh hưởng không nhỏ tới người nghe.

Nhược điểm của phương thức truyền thông này là chi phí truyền thông tương đối cao nên sẽ không phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ có chi phí marketing ít. Đôi khi quảng cáo quá nhiều và không phù hợp sẽ gây khó chịu cho người xem truyền hình, từ đó gây ra tác động tiêu cực.

3.3. Báo chí

Báo chí cũng là một trong những phương tiện truyền thông lâu đời. Truyền thông qua báo chí có ưu điểm đó là chi phí rẻ, độ tin cậy từ công chúng cao và tương đối dễ tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên, ngày nay, khách hàng sử dụng báo chí để tiếp cận thông tin tương đối ít, đặc biệt là giới trẻ ít khi cầm trên tay tờ báo giấy để tiếp cận thông tin.

3.4. Mạng xã hội

Mạng xã hội là phương thức truyền thông hiện đang nổi trong lĩnh vực truyền thông bởi những hiệu quả mà nó mang lại. Truyền thông qua mạng xã hội có thể mang đến hiệu quả nhanh chóng, tiếp cận được đối tượng khách hàng thuộc nhiều nhóm tuổi khác nhau. Hơn nữa, chi phí marketing mà doanh nghiệp phải bỏ ra cũng ở mức tương đối, không quá đắt đỏ so với các phương tiện truyền thông khác.

Tuy nhiên, truyền thông qua mạng xã hội khó có thể tiếp cận được đối tượng khách hàng mong muốn và khách hàng cũng có những e ngại nhất định về nguồn tin trên mạng xã hội nên đôi khi doanh nghiệp khó có thể đạt được mục đích truyền thông như mong muốn.

4. Các ngành truyền thông

Ngành truyền thông cũng được chia ra thành nhiều mảng nhỏ hơn, ví dụ như ngành truyền thông báo chí, ngành truyền thông thực hành, ngành truyền thông media hay nghiên cứu truyền thông. Mỗi ngành truyền thông được nêu trên lại có những đặc điểm chuyên biệt và nghiên cứu về những khía cạnh khác nhau của truyền thông, chúng ta hãy cùng tìm hiểu:

4.1. Ngành truyền thông báo chí

Ngành truyền thông báo chí bao gồm:

  • báo in

  • báo điện tử

  • báo hình

  • báo phát thanh

Đặc tính của ngành truyền thông báo chí là:

  • mang tính thời sự

  • tính thực tế

  • tính chính xác cao

Để có thể làm việc trong ngành truyền thông báo chí, bạn không những cần kiến thức tốt mà còn phải nhanh nhạy, xông pha để có thể mang đến những cái nhìn rộng về nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội. “Sự thật” luôn được xem là tôn chỉ hàng đầu của ngành truyền thông báo chí.

4.2. Ngành truyền thông thực hành

Ngành truyền thông thực hành bao gồm:

  • Public Relations (PR)

  • Corporate Communication (ngành truyền thông kinh doanh)

  • Non-profit Communication (ngành truyền thông phi lợi nhuận)

Ngành truyền thông thực hành có vai trò đưa ra thông điệp, có các hoạt động truyền đạt thông điệp để đạt được mục tiêu nhất định. 

Ngành truyền thông phi lợi nhuận còn tương đối mới mẻ và thường làm việc cho các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức bảo trợ xã hội, tổ chức về văn hóa như Đại sứ quán hay trung tâm văn hóa các nước.

4.3. Ngành truyền thông media

Ngành truyền thông Media có thể hiểu là dùng máy ảnh, máy quay phim để dựng lên những sản phẩm truyền thông để tiếp cận khán giả. Người làm việc trong ngành truyền thông Media cần phải có sự sáng tạo, bay bổng để làm nên những tác phẩm nghệ thuật, tạo nên hình thức mới mẻ cho thông điệp được gửi gắm.

4.4. Ngành nghiên cứu truyền thông

Người làm việc trong ngành nghiên cứu truyền thông chịu trách nhiệm cho việc nghiên cứu những xu hướng truyền thông mới nhất, từ đó xây dựng chiến lược truyền thông cụ thể cho doanh nghiệp. Nghiên cứu truyền thông giống như việc xây dựng nền tảng cơ sở truyền thông vững chắc, từ đó có thể tạo ra hàng ngàn sản phẩm truyền thông khoa học, có đo lường, tính toán đầy đủ và mang đến hiệu quả cao.

4.5. Ngành truyền thông đa phương tiện

Ngành truyền thông đa phương tiện hay còn gọi là ngành công nghệ đa phương tiện là ngành có sự tích hợp của các yếu tố trong ngành báo chí truyền thông và công nghệ thông tin. Ngành truyền thông báo chí nhằm mục đích thiết kế, sáng tạo để tạo ra các sản phẩm mang tính đa phương tiện trong lĩnh vực truyền thông như báo chí, quảng cáo, sản xuất phim, trò chơi, truyện,...

5. Sức mạnh của truyền thông

Không ai có thể phủ nhận được sức mạnh của truyền thông trong cuộc sống hiện tại, nhất là khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển với tốc độ lan truyền thông tin nhanh đến chóng mặt. Không chỉ ở tốc độ mà ngành truyền thông còn ảnh hưởng đến tất cả mọi lĩnh vực, ngành nghề trong cuộc sống, từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đến các chia sẻ trong gia đình, chia sẻ về quan niệm, lối sống của từng cá nhân.

Nhờ vào sự phát triển của các trang mạng xã hội và các kênh truyền thông như Facebook, TV, báo chí, mà con người có thể gắn kết với nhau tạo thành một vòng kết nối bền chặt.

Nhờ vào truyền thông mà các chính sách về văn hóa, xã hội của Nhà nước cũng được truyền đạt đến toàn thể người dân một cách nhanh chóng. Dựa vào truyền thông, Nhà nước có thể tuyên truyền những chính sách phát triển để người dân nghe và thực hiện theo. 

Truyền thông cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp để quảng bá hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm, thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Biết tận dụng sức mạnh truyền thông để tiếp cận khách hàng chính là mấu chốt dẫn đến thành công của doanh nghiệp.

Truyền thông có thể mang đến những hiệu quả tích cực, đóng góp vào sự phát triển bền vững của nhà nước cũng như doanh nghiệp, tập thể, cá nhân. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát tốt truyền thông và để lan truyền những thông tin, hình ảnh không tốt thì nhà nước, doanh nghiệp có thể sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề.

Nhìn ở một khía cạnh khác, là một người tiếp nhận thông tin, mỗi cá nhân cũng cần phải biết chắt lọc thông tin, tìm hiểu những nguồn tin chính xác để tránh bị truyền thông chi phối, ảnh hưởng tiêu cực đến quan điểm, nhìn nhận của bạn.

6. Các lập kế hoạch truyền thông hiệu quả

Để có thể tận dụng sức mạnh truyền thông, mỗi doanh nghiệp, cá nhân cần cẩn trọng trong việc lập kế hoạch truyền thông. Cụ thể, để có thể truyền thông hiệu quả, cần thực hiện các bước sau.

6.1. Xác định mục tiêu truyền thông

Trước khi bắt đầu một kế hoạch truyền thông, mỗi doanh nghiệp cần phải xác định được mục tiêu, thực hiện truyền thông để làm gì? trong thời gian bao lâu và kết quả mong muốn là gì. Việc xác định cụ thể mục tiêu truyền thông cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng đánh giá hiệu quả của quá trình truyền thông sau khi kết thúc dự án, từ đó có những điều chỉnh thích hợp cho những dự án truyền thông tiếp theo.

Cùng với đó, khi xác định mục tiêu truyền thông, doanh nghiệp cũng cần xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng, là tập khách hàng mà doanh nghiệp muốn họ lắng nghe, biết đến và quan tâm về sản phẩm, thương hiệu mà họ quảng bá. Khi xác định được tập khách hàng hướng tới thì doanh nghiệp mới có thể lựa chọn được kênh truyền thông phù hợp, thiết kế nội dung và hình thức để tiếp cận hiệu quả. 

Thực tế, việc chia nhỏ đối tượng khách hàng mục tiêu hoặc chỉ tập trung vào một nhóm khách hàng nhất định sẽ mang lại hiệu quả truyền thông cao hơn. 

6.2. Xác định thông điệp truyền thông

Thông điệp truyền thông chính là điều bạn muốn nói, muốn truyền tải tới người nghe khi thực hiện chiến dịch truyền thông. Thông điệp phải phù hợp, ý nghĩa, ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ thì hiệu quả truyền thông mới cao. Thông điệp cần đánh trúng tâm lý khách hàng, hướng đến những gì họ cần để thỏa mãn sự quan tâm của công chúng. Bởi vậy doanh nghiệp cần đầu tư thời gian, tâm sức để có được thông điệp truyền thông ý nghĩa nhất, không chỉ mang lại lợi ích cho bên truyền thông mà còn đáp ứng được sự quan tâm của công chúng.

6.3. Lựa chọn kênh truyền thông và thiết kế nội dung

Có rất nhiều kênh truyền thông như đã được nhắc đến trước đó như truyền hình, báo chí, Internet, tờ rơi, radio, biển quảng cáo, điện thoại, tạp chí. Mỗi kênh truyền thông lại có những ưu nhược điểm riêng và tiếp cận đối tượng khách hàng riêng biệt. Bởi vậy, cần lựa chọn kênh truyền thông sao cho chính xác để có thể thực hiện kế hoạch truyền thông một cách hiệu quả.

Điều tiếp theo cần thực hiện là thiết kế nội dung truyền thông thật hay và ý nghĩa, phù hợp với thị hiếu người xem.

6.4. Lên kế hoạch truyền thông và ngân sách

Cần có kế hoạch truyền thông cụ thể, thời điểm nào là thích hợp để phát hành, chi phí cần thiết để thực hiện kế hoạch truyền thông.

6.5. Đo lường và báo cáo 

Sau chiến dịch truyền thông, doanh nghiệp cần đánh giá hiệu quả của chiến dịch đó, so sánh với mục tiêu ban đầu để xác định chiến dịch có thực sự thành công như mong đợi. Nếu như không đạt được hiệu quả truyền thông mong muốn thì tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề để rút kinh nghiệm trong những dự án sau.

Lập báo cáo truyền thông để báo cáo lại tiến trình và kết quả cho người đứng đầu doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư là việc quan trọng sau mỗi chiến dịch truyền thông.

7. Học ngành truyền thông ở đâu?

Nếu bạn yêu thích ngành truyền thông và đang có định hướng theo đuổi nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực này trong tương lai thì việc tìm hiểu thông tin xem nên học ngành truyền thông ở đâu, cơ hội nghề nghiệp ngành truyền thông sau khi ra trường cũng như mức lương, mức đãi ngộ xứng đáng ngay từ bây giờ là vô cùng cần thiết.

7.1. Học ngành truyền thông ở đâu?

Trên địa bàn Hà Nội, một số trường Đào tạo ngành báo chí, ngành truyền thông đa phương tiện, ngành quan hệ công chúng được nhiều bạn trẻ lựa chọn như trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học quốc gia Hà Nội), Học viện báo chí và tuyên truyền, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, Đại học văn hóa Hà Nội.

7.1.1. Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)

Khoa Báo chí và Truyền thông của trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn được thành lập hơn 25 năm, đã có những thành tựu đáng kể trong việc đào tạo nhiều thế hệ sinh viên giỏi phục vụ cho ngành truyền thông.  Đây là một trong những địa chỉ uy tín và lựa chọn đáng để bạn cân nhắc khi muốn theo đuổi ngành truyền thông.

Bạn có thể học theo các bậc học Cử nhân, Thạc sĩ hay Tiến sĩ. Các thầy cô giảng dạy trong khoa đều là những Giáo sư, Tiến sĩ nổi tiếng trong ngành Báo chí, truyền thông.

Để có thể đăng ký nguyện vọng vào khoa Báo chí hay quan hệ công chúng của trường, bạn cần tham gia thi ở các khối thi như A0, D, C. Mức điểm xét tuyển tùy theo từng năm, dao động trong khoảng từ 17-26 điểm.

Địa chỉ: 336 Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

7.1.2. Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Giống như tên gọi của trường, trường tập trung đào tạo các chuyên ngành Báo chí, truyền thông, quảng cáo, tuyên truyền, đây cũng là những điểm mạnh và nổi trội nhất của trường. Chương trình giảng dạy tại trường được liên kết với nhiều chương trình học nổi tiếng khác trên thế giới như Đại học Công nghệ Sydney, Đại học Monash, Đại học La Trobe (Australia).
Ngành học bạn có thể theo đuổi khi học tại trường như ngành báo chí, truyền thông đa phương tiện, quan hệ công chúng. Bạn cần dự thi các môn thi khối C, D để có thể đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào trường. Mức điểm dao động từ 17-25 điểm.

7.2. Cơ hội nghề nghiệp ngành truyền thông

Sau khi tốt nghiệp các chuyên ngành về truyền thông, sinh viên có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí công việc khác nhau. Cụ thể một số vị trí tiêu biểu như:

7.2.1.Chuyên viên truyền thông nội bộ

Chuyên viên truyền thông nội bộ là người chịu trách nhiệm cho việc lên kế hoạch tổ chức các sự kiện, hoạt động và chương trình truyền thông nhằm mục đích chính là gắn kết các thành viên trong công ty, tuyên truyền văn hóa doanh nghiệp đến từng cá nhân. Mức lương của vị trí này có thể dao động từ 8-12 triệu đồng.

7.2.2. Chuyên viên quan hệ công chúng

Chuyên viên quan hệ công chúng là người đại diện cho công ty doanh nghiệp để tham gia các buổi gặp mặt với các bên báo chí, truyền thông khác để xây dựng mối quan hệ. Đồng thời, họ cũng là người lên kế hoạch tổ chức các buổi họp báo, bài phát biểu để quảng bá hình ảnh công ty. Mức lương hàng tháng cho vị trí chuyên viên quan hệ công chúng có thể dao động từ 7-15 triệu đồng.

7.2.3. Nhân viên PR

Nhân viên PR chịu trách nhiệm cho việc lên kế hoạch quảng cáo cho các sản phẩm của công ty, mang thương hiệu của công ty đến với đông đảo công chúng. Sau mỗi chiến dịch quảng cáo, nhân viên PR cần đánh giá hiệu quả của nội dung PR, từ đó rút kinh nghiệm cho những lần lên ý tưởng sau. Công việc của nhân viên PR tương đối vất vả, tuy nhiên mức lương cũng khá tương xứng, dao động từ 9-15 triệu đồng.

7.2.4. Nhân viên Digital Marketing

Vị trí Digital Marketing là vị trí được đông đảo các bạn trẻ hiện nay theo đuổi. Công việc chính là sử dụng phần mềm, công nghệ số để chạy các sản phẩm quảng cáo của doanh nghiệp trên các trang mạng xã hội, trên Internet. Nhân viên Digital Marketing sẽ phải lên kế hoạch, nghiên cứu thị trường để có thể có đưa ra được sản phẩm Marketing chất lượng, hiệu quả cao. Mức lương cho vị trí Digital Marketing dao động từ 9-12 triệu đồng.

7.3. Mức lương 

Mức lương của người làm việc trong ngành truyền thông rất đa dạng, tùy vào vị trí làm việc và từng dự án lớn nhỏ. Bình quân, mức lương của sinh viên mới ra trường có thể dao động từ 8-15 triệu đồng. Những người làm việc lâu năm trong ngành và có thể chịu trách nhiệm cho những dự án truyền thông lớn thì mức lương sẽ cao hơn rất nhiều. Tức là triển vọng phát triển trong ngành truyền thông rất cao, chỉ cần bạn có năng lực tốt để tạo nên những sản phẩm truyền thông chất lượng.

Như vậy, qua bài viết trên đây của Vieclam123.vn, chắc hẳn bạn đã hiểu được ngành truyền thông là gì rồi đúng không. Nếu bạn đang có ý định học tập và làm việc trong ngành này thì hãy cố gắng trau dồi cho bản thân những kiến thức và kỹ năng quan trọng, cần thiết để có thể thành công trong lĩnh vực đầy tiềm năng này nhé.

>> Tin liên quan:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023