Blog

Sức mạnh của trò chơi xếp hình và những điều phụ huynh cần biết

28/07/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bạn nghĩ gì khi quyết định chọn mua cho trẻ một bộ trò chơi xếp hình? Đơn giản vì trẻ thích những hình thù nhiều màu sắc hay phụ huynh đang chọn đồ chơi có mục đích cho con trẻ? Không phải ai cũng biết đến sức mạnh kì diệu mà trò chơi xếp hình mang đến cho trí não của trẻ. Hãy cùng bài viết sau đây tìm hiểu xem điều gì khiến trò chơi xếp hình luôn thịnh hành và không ngừng cải tiến trở thành món đồ chơi được nhiều phụ huynh chọn lựa nhất cho con em mình.

1. Lịch sử ra đời đầy bất ngờ của trò chơi xếp hình

Trò chơi xếp hình ra đời tại Anh với mục đích ban đầu không phải là để làm công cụ giải trí mà là một phương pháp học được Jonh Spilsbury sáng tạo ra năm 1762. Người giáo viên này đã dày công tâm huyết tạo ra trò chơi xếp hình chỉ để học trò của mình học tốt môn Địa lý. Để phát triển được mô hình học tập này ông đã phải kỳ công dán bản đồ lên mộ tấm gỗ lớn rồi lại cắt chúng ra từng mảnh để học sinh của mình dựa vào việc lắp ghép sẽ ghi nhớ được bản đồ.

Tại thời điểm đó, phương pháp học Địa lý này của Jonh được đưa vào áp dụng rộng rãi phục vụ công tác giảng dạy cho đến khi các nhà sản xuất thấy được tiềm năng của phương pháp này và quyết định biến chúng thành trò chơi dành cho người lớn vào năm 1907. Chỉ một năm sau khi phát hành trò chơi xếp hình đã tạo nên làn sóng mạnh mẽ và trở thành trào lưu tại nước Mỹ vào năm 1908. Nhưng đó chưa phải là đỉnh điểm của cơn sốt trò chơi xếp hình, trò chơi này mang về doanh thu khổng lồ vào những năm 1929 – 1933. Bạn có tin được không khi mà trò chơi này lại thịnh hành đúng lúc Mỹ rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế và số lượng người thất nghiệp tràn lan? Đơn giản thôi, chính vì thất nghiệp nên con người ta quá rảnh rỗi và quyết định mua trò chơi xếp hình về rồi nghiện chúng.

Không chỉ dừng lại ở vai trò của một phương pháp dạy học hay một trò chơi thú vị mà xếp hình còn trở thành một công cụ kích cầu trong thị trường quảng cáo. Lần đầu tiên đến với vai trò mới xếp hình đã được một công ty sản xuất bàn chải đánh răng sử dụng làm hàng khuyến mại khi khách hàng mua sản phẩm của họ. Mô hình này vô tình khiến cho lượng tiêu thụ mặt hàng của công ty này tăng cao và xếp hình tiếp tục sự nghiệp quảng cáo của mình cho rất nhiều các nhãn hàng khác và mô hình này vẫn tồn tại cho đến bây giờ. Nếu các mẹ để ý thì sẽ thấy các hãng sữa tươi liên tục áp dụng chiến lược này để đánh vào tâm lý trẻ nhỏ và nhu cầu mua sữa cho con của mẹ. Tất cả những lý do đó cho phép trò chơi xếp hình vẫn còn phổ biến đến tận ngày nay.   

2. Bí mật nào cho phép trò chơi xếp hình trở thành hiện tượng ngay khi ra đời

Không đơn giản chỉ là một trò chơi đó là điều mà xếp hình đã khẳng định ngay khi nó được ra đời với mục đích phục vụ cho học tập. Quả thật trò chơi xếp hình không chỉ màu mè như vẻ ngoài của nó mà lợi ích nó mang lại cũng thật sự phong phú. Phụ huynh thường nghĩ mua cho con trẻ trò chơi xếp hình là để trẻ phát triển trí não nhưng lại không biết phát triển trí não cụ thể là phát triển cái gì hay phát triển như thế nào. Trước khi cho trẻ tiếp xúc với bất cứ điều gì cha mẹ cần phải biết rõ về sự vật sự việc đó. Cụ thể như việc tại sao lại chọn xếp hình là trò chơi phát triển trí não cho con mà không phải bất kỳ loại đồ chơi nào khác.

2.1. Trò chơi xếp hình cho phép trẻ phát triển nhận thức về mọi thứ xung quanh

Các nhà tâm lý học cho rằng sự phát triển của não bộ ở trẻ nhỏ gắn liền với sự thay đổi của môi trường xung quanh. Môi trường xung quanh ở đây là tất cả những gì trẻ nhìn thấy , sờ thấy, cảm nhận thấy. Một trò chơi đòi hỏi sự tập trung, khéo léo, óc quan sát và khả năng ghi nhớ như xếp hình chính là công cụ lý tưởng để trẻ trở nên nhanh nhạy khi tiếp xúc với mọi thứ bên ngoài. Nếu trò chơi xếp hình đòi hỏi ở trẻ sự huy động tất cả các giác quan thì việc cảm nhận mọi thứ xung quanh cũng vậy. Một đứa trẻ thông minh khi đam mê với xếp hình sẽ có cái nhìn phong phú, trừu tượng hơn về thế giới xung quanh. Những gì trong cuộc sống mà trẻ chưa biết chính là mảnh ghép còn thiếu khiến não bộ bị kích thích hình thành sự tò mò, tìm tòi và khám phá cho đến khi trẻ tìm được câu trả lời của mình. Mà kiến thức xung quanh con là vô tận nên việc cho trẻ chơi xếp hình chính là tạo động lực cho não bộ phát triển, cho con thoải mái khám phá thế giới xung quanh mình.

2.2. Trò chơi xếp hình và năng lực phát triển phản xạ của trẻ

Khi chơi xếp hình trẻ không đơn thuần chỉ là đặt các mảnh ghép ở cạnh nhau mà còn phải khiến chúng khớp lại mới có thể tạo ra được hình đúng. Các bộ xếp hình của trẻ nhỏ thường khoogn thiết kế với quá nhiều mảnh ghép để trẻ có thể rèn luyện theo từng cấp độ với số lượng mảnh ghép tăng dần. Muốn thắng trong trò chơi xếp hình trẻ buộc phải dùng mắt để quan sát và dùng trí não để ghi nhớ. Việc trẻ sử dụng tay để cầm nắm các mảnh ghép rồi ghi nhớ hình dạng của chúng giúp cơ thể trẻ tự hình thành phản xạ phát hiện ra hình ảnh trùng khớp dựa trên màu sắc hình dáng của mảnh ghép mà trẻ đã cầm. Đó có thể là nhờ khả năng tự động sắp xếp phi thường của não bộ được phát triển thông qua việc chơi trò chơi xếp hình.

2.3. Trò chơi xếp hình cho phép trẻ phát triển tư duy logic

Đây có lẽ là chức năng của trò chơi xếp hình được nhiều phụ huynh biết đến nhất khi lựa chọn trò chơi này cho con em mình. Chức năng này có thể được dễ dàng nhìn thấy ngay khi bạn cầm vào bộ xếp hình và nắm được luật chơi. Đơn giản thôi, bạn kết nối đủ toàn bộ các miếng ghép, khớp với nhau và ra được hình mẫu, vậy là trò chơi của bạn hoàn thành. Nhưng để làm tốt điều này trên một bức tranh lớn hàng trăm mảnh ghép sẽ là khó khăn vô cùng lớn dễ khiến trẻ bỏ cuộc.

 Chưa kể trí não của trẻ nhỏ chưa thể ghi nhớ và bao quát được bức hình rộng lớn đến vậy, việc ghi nhớ các chi tiết đã là quá tải chứ chưa nói đến việc trẻ phải phân tích bức hình xem nên bắt đầu từ đâu. Vậy nên bộ xếp hình nhỏ nhất dành cho trẻ sẽ bao gồm 4 miếng ghép để trẻ bắt đầu với cấp độ thấp nhất. Chỉ với 4 miếng ghép sẽ không làm khó trẻ ngay khi chúng vô tình đẩy được 2 miếng ghép khớp lại, chúng sẽ tự hiểu ra quy luật của trò chơi và bộ não sẽ tiếp tục tư duy xoay quanh hành động trẻ vừa làm được. Cứ thế tư duy của trẻ sẽ trở nên logic và phát triển lên tầng cao hơn khi độ khó của trò chơi tăng dần theo số lượng mảnh ghép. Tư duy logic sẽ phát triển mạnh mẽ hơn khi trẻ tự nắm bắt được bí quyết của trò chơi bằng cách phân loại các mảnh ghép và chia chúng theo nhóm để trẻ dễ dàng tìm kiếm và hoàn thiện bức hình.

2.4. Trò chơi xếp hình và bài học về tính kiên trì

Trò chơi xếp hình nói dễ thì rất là dễ mà nói khó thì rất là khó, độ khó của trò chơi này chính là thử thách sự kiên nhẫn. Một bức hình 4 mảnh có thể chẳng làm khó ai nhưng bức hình 400 mảnh ghép có thể là cả một sự nỗ lực của người lớn chứ đừng nói đến trẻ nhỏ. Vậy nên đây được xem là trò chơi không lứa tuổi, bất kỳ ai đam mê cũng có thể đến với trò chơi này. Thứ hạng trong trò chơi này không chỉ được quyết định bởi số lượng mảnh ghép mà còn ở tốc độ hoàn thành. Tuy nhiên bạn phải hoàn thành được hình ghép thì mới có thể bàn đến chuyện xếp hạng tốc độ. Người lớn khi đương đầu với những bức hình khó còn có thể lựa chọn bỏ buộc nhưng trẻ em thì sao? Nhiều người sẽ cho rằng đến người lớn còn muốn dừng lại thì làm sao trẻ em làm được. Nhưng quan điểm này hoàn toàn là sai lầm nếu bạn cho rằng mọi đứa trẻ đều sẽ bỏ cuộc.

Thật ra trẻ khi được làm quen với trò chơi xếp hình qua từng cấp độ là đã tự rèn luyện được cho bộ não tính bền bỉ và sự kiên trì. Mỗi cấp độ trong xếp hình mà trẻ vượt qua đều là sự nỗ lực trong tập trung tư duy và suy nghĩ muốn dành chiến thắng của trẻ. Người lớn có thể thử sức luôn với bộ xếp hình ở cấp độ khó và lựa chọn bỏ qua cho rằng phí thời gian, dù sao cũng chỉ là một trò chơi. Nhưng đối với tẻ đó có thể là một thử thách to lớn mà trẻ sẽ đạt đến trình độ cao hơn khi trẻ vượt qua được nên một đứa trẻ bền bỉ với xếp hình sẽ không dễ dàng từ bỏ thử thách và điều này cũng tương tự với mọi thứ diễn ra xung quanh trẻ. Bền bỉ là bền bỉ, kiên trì là kiên trì, đó là con người trẻ chứ không phải là cách mà trẻ đối diện với những sự việc khác nhau.

2.5. Trò chơi xếp hình và thử thách về trí nhớ

Trí nhớ siêu phàm cộng với tư duy logic và phản xạ nhanh nhạy là những yếu tố tạo nên nhà vô địch trong trò chơi này. Hoàn thành bức hình xem như là một sự thành công nhưng sự vượt bậc về thời gian cho thấy sự khác biệt trong năng lực của mỗi người. Rèn luyện khả năng ghi nhớ vừa là lợi ích vừa điều kiện bắt buộc nếu muốn hoàn thành trò chơi này. Nếu không thể ghi nhớ hình dáng, màu sắc và đặc điểm của từng miếng ghép đã cầm qua bạn sẽ rất khó khăn trong việc tìm lại để hoàn thiện bức hình. Trẻ ghi nhớ tốt sẽ có phản xạ nhanh nhạy hơn đó là một trong những lợi ích mà trò chơi xếp hình mang lại. Trẻ nhỏ giống như một trang giấy trắng và việc học hỏi ghi nhớ những thứ mới mẻ hấp dẫn với chúng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

2.6. Xếp hình không giới hạn lứa tuổi – không giới hạn người chơi

Phân cấp trong trò chơi xếp hình về độ khó sẽ chia theo số lượng mảnh ghép vậy nên từ trẻ nhỏ 2 -3 tuổi cho đến thanh niên hay người lớn tuổi đều có thể tham gia trò chơi này. Ngoài lợi ích về phát triển trí não nói riêng cho trẻ thì đây còn là trò chơi của sự gắn kết và thể hiện tinh thần đồng đội. Trẻ có thể chơi cùng nhau để để tăng tình cảm bạn bè cùng nhau vượt qua khó khăn thử thách mà trò chơi đem đến. Cha mẹ có thể cùng con cái chơi xếp hình để hướng dẫn trẻ và thể hiện sự gắn bó, tình cảm giữa những người thân trong gia đình. Càng nhiều người tham gia bạn sẽ cần bức hình càng lớn. Thi đấu hoàn thành cùng một bức tranh và giải thưởng thắng cuộc dành cho người hoàn thành trước cũng là một hình thức để chơi trò chơi này. Số lượng mảnh ghép cho một bức tranh là không giới hạn nên bạn có thể thỏa sức tìm kiếm người chơi cùng. Bằng chứng là mới đây 1600 sinh viên của trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã chung tay hoàn thành một bức hình hoa sen với 531.232 miếng ghép trong vòng 17 tiếng liên tục. Bức tranh hoa sen mang ý nghĩa truyền tải nét đẹp văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế và bức tranh này đã được tổ chức Guinness Thế Giới ghi nhận danh hiệu: Bức tranh ghép tư duy lớn nhất và nhiều mảnh ghép nhất thế giới. Điều đó cho thấy những điều lớn lao có thể được tạo nên từ những mảnh ghép nhỏ bé nhất và xếp hình không đơn thuần chỉ là một trò chơi.

Trò chơi xếp hình chính là một điển hình cho câu nói học mà chơi. Nếu đã ra đời từ lâu và đạt được nhiều thành tựu to lớn như vậy thì điều gì đang khiến phụ huynh băn khoăn khi đưa mô hình trò chơi vào việc giáo dục trẻ. Đừng sợ con trẻ mải chơi không lo học hay nghĩ rằng đó chỉ là những trò chơi vô bổ. Mỗi việc trẻ làm, mỗi lời trẻ nói, mỗi hành động, mỗi suy nghĩ đều là bài học đối với con trẻ. Điều cha mẹ làm là mang đến những cơ hội tốt nhất cho con trẻ phải triển chứ không phải là lo xa.\

>> Đọc thêm:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022