Blog

Thị trường là gì? Khái niệm, đặc điểm, cách phân loại thị trường

25/12/2020

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Thị trường là cái tên, thuật ngữ thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta. Tuy vậy nhưng không phải ai cũng nắm được chính xác khái niệm thị trường là gì. Vì vậy hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

1. Thị trường là gì?

1.1. Thị trường là gì?

Thị trường là môi trường cho phép người mua và người bán trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu của cả hai bên về cung và cầu.

Một số khái niệm khác về thị trường mà bạn có thể tham khảo như: “Thị trường là tập hợp những người mua, người bán tác động qua lại lẫn nhau, dẫn đến khả năng trao đổi”.

Hay một cách hiểu khác về thị trường chính là “nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất định nào đó”. Hiểu theo nghĩa này, chúng ta có thể phân loại thị trường như thị trường gạo, thị trường chứng khoán, thị trường cà phê, thị trường vốn,....

Thị trường cũng có thể được định nghĩa dựa trên địa điểm, khu vực thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi. Theo đó, chúng ta có một số cách gọi quen thuộc như, thị trường Hà Nội, thị trường miền Bắc, thị trường miên Trung, thị trường miền Nam,....

Trong ngành kinh tế, thị trường được hiểu là nơi tồn tại các quan hệ mua bán hàng hóa , nơi mà ở đó người mua và người bán có mối quan hệ cạnh tranh với nhau. Theo đó, thị trường được chia thành ba loại:

  • Thị trường hàng hóa-dịch vụ

  • Thị trường lao động

  • Thị trường tiền tệ

Các biểu hiện của thị trường mà chúng ta thường thấy trong cuộc sống như chợ truyền thống, chợ online, siêu thị, chứng khoán, sàn đấu giá. 

1.2. Phân loại thị trường

Thị trường có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau, tùy theo từng nội dung và yếu tố cụ thể.

  • Dựa trên quan hệ mua bán giữa các quốc gia: thị trường nội địa và thị trường quốc tế

  • Dựa vào vai trò của người mua và người bán: thị trường được phân thành thị trường người bán và thi trường người mua

  • Dựa vào mối quan hệ cung cầu: thị trường thực tế, thị trường tiềm năng và thị trường lí thuyết

  • Dựa vào hình thái vật chất của đối tượng trao đổi: thị trường hàng hóa và thị trường dịch vụ

  • Dựa vào số lượng người mua và người bán trên thị trường: thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo và thị trường độc quyền.

2. Yếu tố hình thành nên thị trường

Thị trường được hình thành bởi những yếu tố cơ bản sau:

2.1. Chủ thể tham gia thị trường

Chủ thể tham gia thị trường bao gồm người mua, người bán, người môi giới và nhà quản lý thị trường. Trong đó, vai trò của từng chủ thể trong thị trường như sau:

  • Người mua: người có nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống

  • Người bán: người sở hữu các sản phẩm, dịch vụ

  • Người môi giới: thực hiện chức năng tư vấn, định hướng, làm trung gian giữa người mua và người bán

  • Người quản lý thị trường: là các cơ quan chức năng có nhiệm vụ giám sát, quản lý thị trường đảm bảo thị trường vận hành an toàn và trôi chảy. 

2.2. Khách thể thị trường

Khách thể thị trường là các sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa, vốn, sức lao động,...là những đối tượng mà các chủ thể tham gia hướng tới. Tài sản giao dịch trên thị trường có thể là những tài sản hữu hình (tiền mặt, gạo, thóc, những thứ hữu hình có thể đem ra trao đổi), hoặc tài sản vô hình như bằng sáng chế, bản quyền, nhượng quyền thương mại, nhãn hiệu, tên thương mại,...

2.3. Giá cả trên thị trường

Giá cả trên thị trường được hình thành trên cơ sở cung cầu các mặt hàng hóa. Ví dụ nếu cầu > cung thì giá cả sẽ tăng lên và ngược lại, cầu < cung thì giá cả sẽ giảm.

3. Một vài hình thái thị trường

3.1. Thị trường tự do

Thị trường tự do là thị trường được tự do hoạt động mà không có sự can thiệp của chính phủ. Ở thị trường tự do này, người bán và người mua có thể tự do hoạt động, dẫn đến một vài tác động như người bán giành độc quyền thị trường dẫn đến tăng giá cả của sản phẩm, chèn ép người mua. 

Nếu hoạt động của các chủ thể tham gia trong thị trường tự do ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường thì các cơ quan chính phủ, nhà nước, cơ quan thương mại sẽ can thiệp ở mức độ nhất định.

3.2. Thị trường tiền tệ

Đây được xem là loại thị trường lớn nhất trên thế giới, hoạt động 24/7, cs sự tham gia của nhiều đối tượng trên thế giới từ chính phủ, ngân hàng, nhà đầu tư, người tiêu thụ, mua bán tiền tệ. Khách thể của thị trường này là tiền tệ, được giao dịch và trao tay liên tục.

3.3. Thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch cổ phiếu của các công ty. Thị trường chứng khoán luôn là thị trường rất sôi động, có tính phức tạp cao và khó kiểm soát. Hiện nay, hầu hết các giao dịch chứng khoán đều được thực hiện qua mạng lưới điện tử. Chỉ có một vài địa điểm giao dịch là người bán và người mua thực hiện trực tiếp, gặp gỡ, tương tác qua lại.

3.4. Thị trường hàng hóa

Thị trường hàng hóa là nơi diễn ra sự trao đổi, mua bán các sản phẩm, phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của con người. Có thể phân loại sản phẩm trên thị trường hàng hóa thành các loại như:

  • Sản phẩm liên quan đến nguồn năng lượng như: dầu, khí đốt, than đá, diesel sinh học

  • Những loại hàng hóa mềm và ngũ cốc: lúa mì, yến mạch, ngô, gạo, đậu nành, cà phê, cacao, đường, vải bông,....

  • Hành hóa tài chính: trái phiếu,...

4. Một số thuật ngữ tiếng Anh về thị trường

Thị trường trong tiếng Anh là “Market”. Khi học về ngành kinh tế, một số thuật ngữ tiếng Anh về thị trường hết sức cơ bản và quan trọng mà bạn cần phải nắm được như:

4.1. Market Research

Market Research là “nghiên cứu thị trường”, là hoạt động thu thập dữ liệu một cách có hệ thống về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như con người, công ty, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, tình hình kinh tế toàn cầu,...

Mục đích của việc nghiên cứu thị trường là để công ty tiếp cận thị trường một cách hiệu quả hơn, từ đó xác định được tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, vạch ra được những chiến lược cụ thể kịp thời thích ứng sự thay đổi của điều kiện môi trường, cũng như đi trước đối thủ. 

Có hai hình thức nghiên cứu thị trường phổ biến là nghiên cứu sơ cấp và nghiên cứu thứ cấp. Nghiên cứu sơ cấp là việc doanh nghiệp trực tiếp đi thực hiện các cuộc nghiên cứu, khảo sát, phỏng vấn chuyên sâu,  để tự đưa ra đánh giá, tổng hợp. Nghiên cứu thứ cấp là việc sử dụng dữ liệu đã sẵn có trên các tạp chí, báo đài, thông tin từ các hiệp hội, tổ chức thương mại, từ các chuyên gia kinh tế...để phân tích, rút ra kết luận. 

4.2. Niche market

Thuật ngữ “Niche Market” hay còn được gọi là “thị trường ngách” là một phân đoạn nhỏ của thị trường, mục tiêu hướng đến những đối tượng khách hàng riêng biệt. Doanh nghiệp hoạt động trong thị trường Niche Market bởi chỉ muốn tập trung phục vụ, khai thác tiềm năng từ một đối tượng khách hàng chứ không muốn cạnh tranh với các đối thủ mạnh trên thị trường.

Thị trường ngách là một dạng thị trường có mức độ cạnh tranh nhỏ, dễ gây ấn tượng với khách hàng hơn bởi nó có mục đích rõ ràng, cụ thể, dễ cá nhân hóa và tập trung vào việc nâng cao trải nghiệm của khách hàng. 

Ví dụ: thị trường du lịch rất rộng lớn, có thị trường du lịch trong nước, nước ngoài. Một số “ông lớn” trong ngành du lịch Việt Nam như “Hanoitourist”, “Saigontourist”,...Tuy nhiên, để giảm mức độ cạnh tranh với những đối thủ đã có vị trí đứng trên thị trường, bạn có thể chọn con đường “nhỏ” để đi. Ví như bạn có thể tổ chức những tour du thuyền tận hưởng dành cho đối tượng người trung niên-là những người có tiền, có thời gian nghỉ ngơi và có nhu cầu tận hưởng cuộc sống. Hoặc bạn có thể tập trung vào những tour du lịch trải nghiệm cho những bạn trẻ, tour trekking,...

Tuy nhiên, thị trường nhỏ cũng có những nhược điểm nhất định của nó. Ví dụ như quy mô thị trường rất nhỏ, đối tượng khách hàng tiềm năng không chiếm số lượng lớn, nếu những doanh nghiệp lớn cũng tham gia vào thị trường ngách thì rất khó để cạnh tranh.

Niche Market cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi mà tính ổn định không cao, xu hướng của khách hàng dễ thay đổi,...

4.3. Market Cap

Market Cap hay “Market Capitalisation” được hiểu là vốn hóa thị trường, là tổng giá trị số cổ phần mà một công ty niêm yết. Vốn hóa thị trường là thước đo quy mô của một doanh nghiệp, tổng giá trị thị trường của doanh nghiệp đó. Các nhà đầu tư sẽ sử dụng con số “Market Cap” để so sánh doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác rối quyết định xem có nên đầu tư hay không. 

4.4. Target Market

Target Market là thị trường mục tiêu, hay là nhóm khách hàng mục tiêu có thể là các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. 

Để có thể xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp cần xác định được “ai là người có nhu cầu cho sản phẩm?”, “ai có khả năng chi trả cho sản phẩm đó”, ...Đồng thời, doanh nghiệp cần phân tích được những đặc điểm của đối tượng khách hàng mục tiêu như khu vực, tình trạng hôn nhân, giới tính, sở thích cá nhân, độ tuổi, chức vụ, thói quen,thu nhập…

Ví dụ thị trường mục tiêu của Facebook là khách hàng trên toàn cầu, nằm trong độ tuổi từ 18-35 tuổi. Thị trường mục tiêu của MCDonald là trẻ em, sinh viên, nhân viên văn phòng, độ tuổi từ 8 đến 45 tuổi có mức thu nhập trung bình. 

4.5. Market Demand

Market Demand được hiểu là nhu cầu thị trường, là những mong muốn về một sản phẩm dịch vụ, hàng hóa nào đó. Market Demand được phân chia thành 3 cấp độ cụ thể:

Thứ nhất là nhu cầu tự nhiên (need)là những nhu cầu vốn có của con người, tồn tại vĩnh viễn ở trong con người. Doanh nghiệp không thể tạo ra nhu cầu này mà cần phát hiện ra chúng để kịp thời đáp ứng.

Thứ hai là mong muốn (want) là những nhu cầu của con người gắn với kiến thức văn hóa, cá tính,hiểu biết của mỗi người. Người tiêu dùng khác nhau thường có nhu cầu và mong muốn khác nhau. Ví dụ như cùng là nhu cầu tìm hiểu thông tin nhưng người già thường có xu hướng xem trên báo giấy hoặc TV trong khi người trẻ lại muốn sở hữu một chiếc Smartphone để tìm kiếm thông tin nhanh chóng.

Thứ ba là khả năng thanh toán của con người (Demand) là nhu cầu có được một sản phẩm nào đó mà chỉ những đối tượng cụ thể mới có thể chi trả được. Ví dụ như Iphone 12 Pro ra khơi dậy lên mơ ước sở hữu của biết bao người nhưng sản phẩm chỉ dành cho những người có thu nhập cao và sẵn sàng chi trả cho dòng sản phẩm này để thể hiện “đẳng cấp” khác biệt của mình. 

4.6. Market Analysis

Market Analysis là hoạt động phân tích thị trường, nhằm thấu hiểu nhu cầu khách hàng, đánh giá được đối thủ cạnh tranh, nhận ra được những thách thức và cơ hội kinh doanh để từ đó xây dựng các chiến lược phát triển. Cụ thể khi phân tích thị trường, doanh nghiệp cần tập trung vào một số vấn đề như:

  • Market Size: quy mô thị trường

  • Market Segment: phân khúc thị trường

  • Customer Mix: phân tích khách hàng

  • Competition Influence: ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh

  • Market share: thị phần

Ngoài những thuật ngữ trên đây, còn rất nhiều những thuật ngữ khác liên quan đến thị trường mà những bạn theo học ngành kinh tế cần nắm được. Vì vậy, hãy tự trau dồi thêm cho bản thân thật nhiều hiểu biết để học tập thật tốt khi còn ngồi trên ghế nhà trường và có thể ứng dụng trong công việc tương lai nhé.

Trên đây là giải thích của Vieclam123 về “thị trường là gì”. Bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin khái quát, tổng quan nhất. Các bạn nên tham khảo thêm nhiều tài liệu chuyên sâu để có thể hiểu rõ hơn về nền kinh tế. Chúc các bạn học tốt và thành công.

>> Xem thêm tin:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023