Raid 0 là gì và những điều cần biết cho bạn về chức năng của Raid 0
Raid 0 là gì và những điều cần biết cho bạn về chức năng của Raid 0
Với những ai làm việc chuyên về chuyển dữ liệu thì chắc hẳn không còn xa lạ gì với định nghĩa của Raid 0. Nhưng điều này không phải ai ai cũng biết rõ về nó. Vậy, bạn đã biết Raid 0 là gì chưa? Chức năng của Raid 0 là gì và ưu nhược điểm của nó? Vậy hãy cùng khám phá ngay sau đây những thông tin vô cùng hữu ích về Raid 0 ngay nhé!
Trước khi đi tìm hiểu về khái niệm về Raid 0 thì chúng ta cần phải hiểu rõ hơn về khái niệm chung của nó là Raid. Raid là một chữ viết tắt của cụm từ Redundant Array of Independent Disks. đây là một hệ thống hoạt động thông qua kết nối những dãy ổ cứng có chi phí thấp từ đó hình thành lên một thiết bị nhớ có một dung lượng lớn.
Thực chất thì đây là một giải pháp phòng hộ để có thể ghi dữ liệu lên nhiều đĩa cứng trong cùng một thời điểm. Hiện nay thì Raid ngày càng trở nên phổ biến hơn và phát triển. Về sau thì Raid còn giúp gia tăng tốc độ truy xuất dữ liệu từ đĩa cứng.
Hiện nay có rất nhiều loại Raid khác nhau bao gồm: Raid 1, Raid 5, Raid 6, Raid 10 và Raid 0. Mỗi loại có những chức năng và ưu nhược điểm khác nhau và trong đó thì Raid 0 được nhiều người sử dụng nhiều nhất. Vậy Raid 0 là gì?
Raid 0 hay còn có tên gọi khác là Raid cấp độ 0, đây là một loại Raid được sử dụng nhiều nhất vì có khả năng nâng cao hiệu suất tốc độ ghi và trao đổi dữ liệu trong ổ cứng.
Ví dụ về việc lưu trữ của Raid 0 như sau: Chẳng hạn bạn có file dung lượng là 500MB, khi bắt đầu tiến hành lưu trữ thì file dữ liệu này sẽ được sao lưu vào 1 ổ cứng và Raid 0 sẽ có nhiệm vụ lưu file này vào hai ổ đĩa là disk 0 và disk 1. Mỗi ổ sẽ có dung lượng đều nhau là 250MB giúp cho thời gian đọc ghi giảm xuống.
Để có thể sử dụng được Raid 0 này thì sẽ cần tối thiểu là 2 đĩa cứng và cho phép máy tính ghi lại dữ liệu theo phương thức Striping. Loại Raid 0 này sẽ được phân chia dữ liệu với bất kỳ số lượng đĩa và thông lượng dữ liệu cao hơn nhưng trong quá trình đó khả năng chịu lỗi và dữ liệu sẽ không được lưu lại. Đây là Raid chủ yếu được sử dụng khi mà người dùng cần độ độ thay vì là dự phòng việc mất dữ liệu.
Trong tất cả các loại Raid thì Raid 0 luôn nằm trong top những loại Raid được sử dụng phổ biến nhất. Sở dĩ được sự yêu thích này vì Raid 0 có một tốc độ ghi vô cùng nhanh. Tốc độ đọc ghi này sẽ nhanh gấp đôi bình thường chính vì thế nên Raid 0 được sử dụng một cách rộng rãi nhất trong các loại hình của Raid.
Đối tượng thích hợp để sử dụng Raid 0 sẽ là những dịch vụ cần đến lưu trữ và truy xuất với tốc độ cao như là dịch vụ chạy cơ sở dữ liệu, video streaming,...Nhưng với các hình thức này thì sẽ cần đến sao lưu backup.
Tuy rằng việc đọc ghi dữ liệu sẽ được giảm thiểu xuống rất nhiều so với lý thuyết nhưng loại Raid 0 này khi dùng sẽ có những nhược điểm là tiềm ẩn về dữ liệu.
Dữ liệu khi sử dụng Raid 0 sẽ dễ bị rò rỉ bởi vì nó được chia đôi và lưu trên hai loại ổ đĩa khác nhau. Nếu trong trường hợp mà bất cứ ổ đĩa nào bị hỏng thì dữ liệu sẽ bị mất rất cao và điều này sẽ gây rất nhiều bất lợi cho người dùng. Do hai ổ đều có cùng dung lượng như nhau nên rất khó để thay thế.
Bên cạnh Raid 0 thì trong Raid còn có những loại Raid khác và chức năng của chúng so với Raid 0 cũng có sự khác biệt. Sau đây là chi tiết về từng loại Raid đối với Raid 0:
Raid 1 - Đây là loại Raid khá cơ bản và có khả năng đảm bảo được sự an toàn dữ liệu so với Raid 0 và cũng được nhiều người sử dụng. Về cơ bản thì loại Raid này cũng gần tương tự với Raid 0. Các phương thức hoạt động cũng cần phải có ít nhất là hai ổ cứng nhưng hiệu năng của nó sẽ kém xa so với Raid 0. Đây là loại Raid sẽ rất phù hợp với những nhà quản trị khi cần những hệ thống thông tin lớn và quan trọng.
Raid 5 - Cũng là một trong số loại Raid được sử dụng rộng rãi và cũng tương tự như rai 0 và Raid 1 tức là các thông tin dữ liệu sẽ được phân chia trên các ổ cứng. So với hai loại Raid trên thì Raid 5 sẽ yêu cầu đến 3 ổ cứng. Nhưng điểm lợi thế ở Raid này là nếu như 1 ổ bị hỏng thì ổ còn lại sẽ hoạt động một cách bình thường và các thông tin sẽ không bị mất đi.
Raid 6 - Đây là loại Raid có sự phát triển hơn từ Raid 5. Raid 6 sẽ gần như giống với Raid 5 nhưng nó lại được sử dụng và lặp lại nhiều hơn trong sự phân tách dữ liệu để phân vào các ổ cứng. Chính điều này ở Raid 6 thì sự an toàn về dữ liệu sẽ được đề cao và an toàn hơn. Loại này sẽ yêu cầu đến tận ổ cứng và trong quá trình sử dụng thì chỉ được cho phép 2 ổ bị hỏng. Đây là loại Raid được sử dụng vô cùng phù hợp trong các hệ thống máy chứa thông tin.
Raid 10 - Đây chính là Raid từ kết hợp của Raid 1 và Raid 0. Quá trình hoạt động Raid này sẽ yêu cầu đến 4 ổ cứng nhưng chi phí sử dụng sẽ vô cùng cao và dữ liệu sẽ chỉ được sử dụng một nửa trên 4 ổ cứng.
Hiện nay, để triển khai Raid 0 cũng như các loại Raid khác thì chúng ta có thể làm theo cách thức như sau:
- Sử dụng trình điều khiển điều hành software Raid:
Với Raid phần mềm thì đây là một giải pháp có chi phí thấp nhất, hầu hết mọi hệ điều hành tồn tại hiện nay để có chức năng tích hợp tạo ra Raid. Nhưng không phải hệ điều hành nào cũng cho phép tích hợp để tạo ra mọi loại Raid. Chẳng hạn như hệ điều hành Windows Home sẽ chỉ cho phép tạo Raid 0 còn Raid 1 và Raid 5 tạo ra bằng máy chủ Windows. Ngoài ra, bố cục của Raid sẽ được liên kết không thể nào tách rời với hệ điều hành máy chủ cho nên phân vùng của nó sẽ không được sử dụng.
Loại Raid phần mềm chủ yếu được tạo trên laptop của người sử dụng cho nên nó sẽ cần đến CPU của máy chủ. Trong đó thì Raid 1 và 0 tải CPU sẽ không đáng kể nhưng những loại Raid khác sẽ cần dựa vào tính chẵn lẻ và có sự phụ thuộc vào số lượng đĩa, tốc độ mạnh của CPU.
Ngoài ra, trong hầu hết mọi trường hợp thì việc sử dụng Raid phần mềm sẽ không thực hiện được khi có tính liên tục và
- Sử dụng phần cứng đặc biệt hardware Raid:
Ở phần cứng, Raid được tạo ra bằng những phần cứng riêng và có hai sự lựa chọn bao gồm:
- Dựa vào chip Raid có chi phí rẻ tiền để tích hợp vào bo mạch chủ.
- Bộ điều khiển Raid độc lập phức tạp, những bộ điều khiển này có thể được trang bị CPU riêng và bộ nhớ đệm sẽ được sao lưu bằng pin và có thể trao đổi nóng.
So với Raid phần mềm thì Raid phần cứng có những lợi thế hơn bởi: cho phép người sử dụng tạo vùng khởi động, hỗ trợ trao đổi nóng, không phải sử dụng CPU của máy chủ và các lỗi được xử lý tốt hơn.
Như vậy, bài viết là tất tần tật các thông tin hữu ích về Raid 0 là gì và những điều cần biết dành cho bạn. Mong rằng qua đây bạn sẽ hiểu rõ hơn về Raid 0 và cách sử dụng chúng thật hiệu quả nhất.
Bạn đã biết ý nghĩa thực sự đằng sau cụm từ anti fan là gì chưa? Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua cụm từ này nhưng không biết được khái niệm chính xác của nó. Vậy hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu định nghĩa về anti fan ngay nhé!
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023