PPP là thuật ngữ được sử dụng để chỉ “hình thức đầu tư đối tác công tư”. Nếu chỉ nghe không có vẻ vẫn còn rất mơ hồ, vì vậy hãy cùng Vieclam123.vn tìm hiểu về thuật ngữ PPP qua bài viết dưới đây nhé.
PPP là viết tắt của hình thức đầu tư đối tác công tư. Hình thức đầu tư này có những đặc điểm như sau:
dựa trên hợp đồng dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án
Mục đích nhằm xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công
Ngoài ra, trong lĩnh vực mạng máy tính, PPP còn là viết tắt của từ tiếng Anh “Point to point protocol” được hiểu là giao thức điểm-điểm, giao thức liên kết dữ liệu được dùng để thiết lập kết nối trực tiếp giữa 2 nút mạng. PPP có nhiều kiểu mạng vật lý khác nhau như cáp tuần tự, dây điện thoại, mạng điện thoại, radio và cap quang.
Trong ngành kinh tế học, PPP là từ viết tắt của Purchasing Power Parity, có nghĩa là sức mua tương đương, là cách tính tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ của hai nước. Một loại hàng hóa, sản phẩm được bán ở hai nước khác nhau sẽ được tính ra bằng những đơn vị tiền tệ khác nhau, từ đó có thể so sánh sức mua của hai đơn vị tiền tệ.
Quay trở lại với ý nghĩa của PPP là “quan hệ đối tác công-tư” là mối quan hệ hợp tác giữa nhà nước với doanh nghiệp, nhà đầu tư nhằm cải tạo các công trình, dịch vụ công cộng. Hình thức đầu tư Công-Tư này có nhiều ưu điểm, cụ thể ưu điểm dành cho hai chủ thể tham gia chính là nhà nước và các cơ quan, doanh nghiệp tư nhân.
Đối với nhà nước:
Nhà nước tận dụng năng lực chuyên môn, công nghệ, kỹ thuật của những doanh nghiệp tư nhân để tạo nên những công trình, dịch vụ công chất lượng hơn. Từ đó tăng lên niềm tin, uy tín của nhà nước trong lòng nhân dân.
Nhờ vào tận dụng nguồn lực tư nhân mà nhà nước có thể tập trung vào việc xây dựng chính sách kinh tế, mở rộng quan hệ ngoại giao với các quốc gia trên thế giới,....là những công việc mà chỉ có nhà nước mới có đủ quyền hạn để thực hiện.
Rủi ro ban đầu thuộc hoàn toàn về nhà nước do công trình xây dựng là công trình chung, phục vụ lợi ích công đồng. Tuy nhiên, khi ký kết hợp đồng với tư nhân, nhà nước có thẻ giảm phần nào rủi ro. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, mức công nợ còn khá cao thì việc lựa chọn đầu tư PPP được xem là lựa chọn số 1 để phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước.
Nhà nước có thể lựa chọn nhiều hình thức góp vốn như vốn góp, vốn thanh toán cho nhà đầu tư, hoặc góp quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng thanh toán, quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ,...
Đối với tư nhân:
Khi tham gia vào dự án hợp đồng Công-tư với nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân cũng đạt được những lợi ích nhất định. Nhà đầu tư khi nhận dự án luôn cố gắng để đầu tư vào dự án với số vốn thấp nhất và đạt được hiệu quả, lợi nhuận cao nhất.
Cụ thể một số lợi ích mà doanh nghiệp tư nhân có thể đạt được như:
Xây dựng hình ảnh tốt hơn trong lòng công chúng bởi công trình được xây dựng nên chủ yếu hướng tới lợi ích của cộng đồng.
Nhiều cơ hội để tăng thêm kinh nghiệm thực hiện dự án trên thị trường, tăng thêm vị thế so với đối thủ cạnh tranh.
Tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động trong công ty,mở rộng cơ hội để thu hút thêm ngày càng nhiều nhân tài, là điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh.
Do có nhiều kinh nghiệm, doanh nghiệp có cơ hội tìm kiếm được những nguồn nguyên liệu, vật liệu thô chất lượng, giá cả giảm do mua hàng với số lượng lớn từ đó giảm được chi phí thực hiện dự án.
Kích thích tăng nhu cầu ở thị trường hiện tại và thị trường với sản phẩm và dịch vụ cung cấp
Giảm thiểu rủi ro do đã chia sẻ với nhà nước.
Dự án PPP ở nước ta còn có nhiều điểm hạn chế, vì vậy chưa thực sự thu hút các doanh nghiệp, tư nhân tham gia vào dự án này. Những hạn chế cụ thể của dự án PPP như:
+ Hành lang pháp lý chưa đầy đủ dẫn đến khó khăn trong việc triển khai đầu tư, vận hành và khai thác dự án
+ Tiến độ thực hiện dự án thường kéo dài
+ Quỹ đất thanh toán cho các dự án PPP không có sẵn
+ Người dân chưa nắm rõ về dự án PPP nên khi thực hiện nghĩa vụ PPP còn nhiều bức xúc
+ Nhiều dự án không minh bạch nên không có được sự đồng thuận trong xã hội
+ Dự án PPP khó có thể thu hút được đầu tư từ nước ngoài
Trên thế giới, có 5 mô hình PPP phổ biến:
1. Mô hình nhượng quyền (Franchise):
cơ sở hạ tầng được nhà nước xây dựng và sở hữu
tư nhân vận hành và khai thác.
2. Mô hình thiết kế - xây dựng - tài trợ - vận hành DBFO (Design- Build - Finance - Operate):
tư nhân sẽ đứng ra xây dựng, tài trợ và vận hành công trình
thuộc sở hữu nhà nước.
3. Mô hình xây dựng - vận hành - chuyển giao BOT (Build - Operate - Transfer):
công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng và vận hành công trình trong một thời gian nhất định
chuyển giao toàn bộ cho nhà nước.
4. Mô hình BTO (xây dựng - chuyển giao - vận hành):
là mô hình sau khi xây dựng xong thì chuyển giao ngay cho nhà nước sở hữu
công ty thực hiện dự án vẫn giữ quyền khai thác công trình.
5. Mô hình xây dựng - sở hữu - vận hành BOO (Build - Own - Operate):
công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng công trình, sở hữu và vận hành công trình.
Tại Việt Nam, có 7 hình thức PPP phổ biến, cụ thể:
1. Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Build-Operate-Transfer) (hợp đồng BOT):
cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng
nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định
hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (Build-Transfer-Operate) (hợp đồng BTO):
cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng
sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định.
3. Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (Build-Transfer)(hợp đồng BT):
cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng
nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện dự án khác.
4. Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (Build-Own-Operate) (hợp đồng BOO):
cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng
sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư sở hữu và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định.
5. Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (hợp đồng BTL):
cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng
sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư.
6. Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (hợp đồng BLT):
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng
nhà đầu tư được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định sau khi hoàn thành công trình
cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, hết thời hạn cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (hợp đồng O&M):
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư kinh doanh một phần hoặc toàn bộ công trình trong một thời hạn nhất định.
Dự án PPP được phân loại thành dự án PPP nhóm A, nhóm B, nhóm C. Trongd đó, dự án nhóm C được phân loại dựa trên giá trị của mức đầu tư.
Dự án sau có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng:
dự án về giao thông (bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ)
dự án về công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hóa chất, phân bón, xi măng, chế tạo máy, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản, xây dựng khu nhà ở
Dự án sau có tổng mức đầu tư dưới 80 tỷ đồng:
dự án giao thông (trừ các dự án cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ)
Dự án thủy lợi, cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, hóa dược, sản xuất vật liệu( trừ các dự án về hóa chất, phân bón, xi măng, công trình cơ khí, trừ các dự án về chế tạo máy, luyện kim, bưu chính, viễn thông)
Dự án sau có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng:
dự án sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản
dự án vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, công nghiệp…
Dự án sau có tổng mức đầu tư dưới 45 tỷ đồng:
dự án về y tế, văn hóa, giáo dục
dự án về nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao
Dự án về xây dựng dân dụng
Như vậy, trên đây là giải thích của Vieclam123 về “PPP là gì”. Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích. Chúc các bạn thành công!
>> Xem thêm tin:
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023