Blog

Quan hệ của hai phương pháp ghi chép Cornell Notes và Sketchnote

23/07/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Thay vì viết lại nguyên văn những điều bạn nghe  trên lớp và đã quá chán với những bài lý thuyết dài dòng hay công thức rắc rối thì hai phương pháp ghi chép mới  Cornell Notes và Sketchnote chính là sinh ra dành cho bạn. Khi sử dụng phương pháp Cornell sẽ giúp các bạn tổ chức được vở ghi, học tập chủ động, cải thiện kỹ năng học tập và quan trọng hơn là bạn biết cách kết hợp với việc ghi chép bằng hình ảnh qua phương pháp Sketchnote, đây là hai phương pháp giúp các bạn học  gì nhớ đó, mà còn dễ dàng học lại khi quên nữa.

1. Phương pháp ghi chép Cornell Notes

1.1. Cornell Notes là gì?

Cornell Notes là một phương pháp để ghi chép được phát minh bởi giáo sư Walter Pauk thuộc Trường Đại học Cornell thuộc nhóm những trường tốt nhất nước Mỹ vào những năm 1950, phương pháp này đề xuất một cách tổ chức các ghi chép hiệu quả khi học và được sử dụng rộng rãi dễ ghi chép bài giảng, bài thuyết trình hoặc đọc hiểu. Bên cạnh đó, phương pháp này còn có thể dùng trong công việc hằng ngày, kể cả khi bạn đi học tại các lớp học, tham gia các khóa học online, xem video trên mạng, đọc sách việc ghi chép được đơn giản hóa bằng các tóm tắt dễ hiểu, phương pháp này đã được chứng minh không chỉ có tác dụng ghi nhớ rất tốt mà còn tạo hiệu quả cao trong việc tra cứu lại nội dung trong tất cả công việc của bạn.

Cách ghi chép này có ưu điểm sau:

+/ Sử dụng phương  pháp này rất đơn giản, hiệu quả, tiết kiệm thời gian

+/ Khi học có thể dễ dàng sắp xếp gọn gàng các ghi chú được tóm tắt

+/ Sàng lọc nhanh các ý chính và khái niệm chính trong mỗi bài giảng,….

1.2. Cách ghi chép Cornell được thực hiện như thế nào?

Để ghi chép theo phương pháp Cornell bạn chia tờ giấy hoặc trang vở ghi chép của mình thành hai cột:

+/ Cột bên trái để ghi các ý chính hoặc các câu hỏi, các từ khóa như tiêu chí, khái niệm, …

+/ Cột bên phải để ghi chép những chi tiết liên quan đến ý chính tương ứng ở bên trái.

Ở phần cuối của trang giấy bạn dùng  để tổng hợp và ghi lại bản tóm tắt toàn bộ nội dung những gì mình đã học trong buổi hôm đó, phần tổng hợp này là phần quan trọng phần nói lên hết toàn bộ của bài học học.

Ví dụ: Khi bạn xem video hoặc nghe một bài giảng, đọc một cuốn sách, khi bạn gặp một ý mới quan trọng hoặc bạn có một câu hỏi liên quan đến nội dung đang xem/nghe/đọc thì bạn ghi sang cột bên trái, sau đó, bạn ghi chép những chi tiết cần thiết của ý đó vào cột bên phải.

Sau khi xem/nghe/đọc xong một phần hoặc toàn bộ nội dung thì bạn rà soát lại nhanh nội dung vừa học được và ghi lại tóm tắt ngắn ở phía cuối cùng của tờ giấy, việc này giúp cho bạn có thể ghi nhớ lâu hơn, đồng thời cũng là lúc mà bạn suy nghĩ về nội dung đó, đây là một hoạt động hữu ích để tăng cường tính hiệu quả của quá trình học tập.

1.3. Cách ôn tập với Cornell được thực hiện ra sao?

Khi  bạn cần tra cứu lại nội dung mà mình đã học thì bạn sử dụng tờ ghi chép này, nếu bạn cần rà soát lại các ý chính thì chỉ cần nhìn vào cột bên trái là sẽ có những ý chính mà bạn cần tìm hiểu.

Nếu bạn cần tìm hiểu lại sâu hơn về nội dung ví dụ, để chuẩn bị đi thi, lấy dữ liệu cho một buổi thuyết trình,…thì cần đọc thêm cột bên phải để hiểu sâu hơn về nội dung lúc đó bạn sẽ dễ dàng có kết quả tốt nhất trong các kỳ thi.

Nếu bạn muốn giới thiệu với một người khác về một cuốn sách hay một bộ phim bạn đã xem qua, … thì chỉ cần sử dụng đoạn tóm tắt ở phía cuối trang ghi chú là có thể nói lên hết những điều bạn muốn nói rồi.

2. Phương pháp ghi chép Sketchnote

2.1. Ghi chép Sketchnote là gì?

Là phương pháp dùng hình ảnh để minh họa cho các nội dung  các câu văn muốn diễn đạt hay các công thức bạn cần ghi nhớ, khi nghe người  và nhìn vào cách ghi chép này có vẻ hơi ngớ ngẩn nhưng các nghiên cứu cho thấy nếu bạn vẽ hình ảnh ra để nói lên một điều gì đó thì bạn sẽ dễ dàng nhớ lâu hơn.  

Đây là một phương pháp Sketchnote được phát triển bởi nhà thiết kế Mike Rohde với 2 cuốn sách The Sketchnote Handbook và Sketchnote Workbook, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một chuỗi thử nghiệm để so sánh giữa phương pháp viết và các phương pháp khác để ghi nhớ từ ngữ, ở thử nghiệm đầu tiên, họ cho các tình nguyện viên những từ dễ vẽ minh họa ví dụ quả táo và yêu cầu họ vẽ hoặc viết các từ đó và để đảm bảo các tình nguyện viên dành lượng thời gian bằng nhau, mỗi người được cho phép 40 giây cho mỗi từ và dùng hết khoảng thời gian đó.

Trong khoảng thời gian đó, khi người sử dụng phương pháp Sketchnote thì họ sẽ dành nhiều thời gian cho cách vẽ chi tiết một quả táo, khi nhìn lại thành quả thì rất dễ nhận dạng còn với người cứ viết đi viết lại hai chữ quả táo thì khi nhìn vào ta có thể thấy được một bản ghi chép toàn là chữ quả táo làm người đọc hoa đầu. Thí nghiệm sau đó so sánh giữa vẽ với các phương pháp khác: viết lại các đặc tính của vật chẳng hạn như màu sắc, hình dạng, kích thước, chủng loại hay nhìn vào hình ảnh của vật đó.

Rohde dùng khái niệm Sketchnote để gọi tên cách anh vẽ các hình khối, tranh ảnh kết hợp trong các bản ghi chép để ghi lại ý chính trong các buổi hội thảo, thay vì chép lại từng nội dung nhỏ, ông cũng khuyến khích mọi người dùng ký hiệu và hình khối như hộp, mũi tên, cỡ chữ to nhỏ khác nhau và những hình vẽ để minh họa cho bản ghi chép, nhờ vậy dù không phải là họa sĩ, bạn vẫn dễ dàng sử dụng sketchnote với những khối đơn giản và hình ảnh minh họa để vẽ được nội dung một cách dễ dàng giúp người đọc hiểu được bạn đang muốn truyền đạt gì qua hình ảnh đó.

2.2. Cách vẽ Sketchnote

Các nhà nghiên cứu cho rằng, vẽ là phương pháp hiệu quả nhất và nó tích hợp nhiều kỹ năng khác nhau, khi ta vẽ một vật, ta phải cân nhắc các đặc điểm vật lý, tưởng tượng nó trong đầu, dùng kỹ năng vận động để truyền đạt lại trên giấy, sự tích hợp này đem lại cho chúng ta một lượng thông tin phong phú hơn là khi chúng ta chỉ viết hay nhìn vào tranh ảnh.

Đầu tiên, trên một trang giấy A4 hãy vẽ một đường thẳng từ mép trên cách lề trái khoảng 1/4 độ rộng trang giấy và kéo dài hết 4/5 độ dài của trang để tạo ra một khu vực được gọi là khu vực gợi ý, tiếp theo, các bạn hãy kẻ một đường thẳng nằm ngang cách mép dưới tờ giấy khoảng 1/5 độ dài của trang để tạo ra khu vực tổng kết và phần còn lại của trang giấy chính là khu vực mà các bạn sẽ sử dụng để take note

Trong quá trình ghi chép thì khu vực gợi ý và tổng kết sẽ được để trống, khi tiết học bắt đầu, các bạn hãy sử dụng khu vực gợi ý để viết ra những câu hỏi giúp làm sáng rõ, kết nối và hỗ trợ việc ghi nhớ thông ti, còn với khu vực tổng kết sẽ là nơi các bạn viết vắn tắt 1-2 câu về ý nghĩa của những kiến thức mà các bạn vừa take note.

Về phía khu vực ghi chép thì cách bạn chọn format hay các ý để đưa vào phần này là hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích và ý tưởng của bạn, các bạn có thể viết thành câu, viết thành đoạn, sử dụng sơ đồ, hình vẽ hay bất kỳ phương pháp ghi chép nào mà các bạn cảm thấy phù hợp với bản thân và môn bạn đang học, đây chính là điểm mạnh nhất của phương pháp Cornell, vì nó không chỉ tận dụng được tính hiệu quả của 2 khu vực gợi ý và tổng kết mà nó còn có thể kết hợp được với rất nhiều những phương pháp ghi chép khác

Ví dụ, nếu kiến thức được các thầy cô hệ thống theo trình tự thời gian thì các bạn có thể sử dụng timeline để đánh dấu các mốc thời gian và viết một vài ý chính của các sự kiện diễn ra trong những khoảng thời gian đó, còn khi thầy cô sắp xếp kiến thức theo trình tự không gian thì các bạn nên sử dụng sơ đồ tư duy và hình vẽ để có thể ghi nhớ hay liên kết thông tin hiệu quả hơn.

Với Sketchnote, bạn chỉ cần nắm chắc các công cụ cơ bản gồm chữ, sườn bài, màu sắc và hình ảnh: Ít chữ, nhiều hình, thậm chí là đa màu sắc là những gì tạo nên cảm hứng cho người học với phương pháp ghi chép sáng tạo – Sketchnote, không những vậy nó còn tăng khả năng ghi nhớ và sự logic cho người ghi.

- Với chữ: Căn cứ vào kích thước chữ và font chữ, bạn sẽ phân biệt rõ được nội dung bài viết

Cụ thể, cỡ chữ to dùng để viết ý chính, cỡ chữ nhỏ dùng để biểu diễn ý phụ hoặc biểu đạt ý chính,  Font chữ đậm để nhấn mạnh sự quan trọng và font chữ mảnh để biểu đạt ý nhỏ.

- Sườn bài: Nếu bạn muốn phân biệt các ý, hãy dùng khung hình chữ nhật hay đám mây và đặt nội dung trong hình, còn nếu bạn muốn kết nối hoặc tạo quá trình tuần tự cụ thể, hãy dùng đường nét hoặc mũi tên để biểu đạt, có đa dạng loại mũi tên cũng như nét: mũi tên đậm, nhạt, đứt nét,…

- Màu sắc: Chỉ sử dụng một màu viết duy nhất để tiết kiệm thời gian đổi viết, tuy nhiên sau khi ghi xong bài giảng hoặc hoàn thành bài, bạn có thể dùng vài bút màu khác để tô điểm khiến nó thêm sinh động.

- Hình ảnh: Mọi hình ảnh được đơn giản hóa nhất và có thể thay thế nội dung, ví dụ nội dung về vòng đời của chiếc bánh Hamburger  thì bạn sẽ liên tưởng tới quá trình làm bánh Hamburger , nó cần các nguyên liệu nào, sản xuất ra sao và kết thúc cuộc đời của nó ở đâu, đây chính là lúc bạn liên tưởng đến nó thay vì bằng chữ bạn sẽ vẽ các hình ảnh liên quan ra.

2.3. Phương pháp Sketchnote mang lại các lợi ích gì về mặt tư duy

- Tốc độ nhận biết: Phương pháp này giúp chúng ta nhận biết thông tin một cách cực kỳ nhanh chóng, với nội dung toàn là chữ nên chúng ta phải đọc rất nhiều do đó thay vì phải đọc rất nhiều chữ như vậy khi sử dụng phương pháp này các bạn sẽ hình dung nó bằng hình ảnh sẽ ghi chép cũng như ghi nhớ nhanh hơn, bản Sketchnote bạn đã ghi lại sẽ giúp cho bạn nhận biết thông tin rõ ràng và chất lượng hơn.

- Khả năng ghi nhớ: Não bộ sẽ ghi nhớ thông tin bằng hình ảnh nhanh hơn so với chữ viết cho nên với phương pháp Sketchnote bạn có thể nhớ nhiều thông tin nhanh chóng và lâu hơn.

Với bảng sketchnote khi nhắm mắt nhớ lại bạn sẽ thấy một số hình ảnh bạn đã ghi lại  và từ đó dần nhớ được nội dung thông tin lâu hơn, các hình ảnh của khi sử dụng phương pháp Sketchnote giúp bạn nhớ tốt hơn và không còn phải ôn đi ôn lại nhiều lần để nhớ nội dung thông tin đó và mỗi lần nhìn vào bảng sketchnote bạn cũng cảm thấy dễ chịu hơn không cần phải cố gắng đọc lại từng câu một.

- Phân tích: Khi bạn sử dụng phương pháp này bạn sẽ phải nhìn vào nội dung của bài đó để phân tích nó để có thể vẽ lên những hình ảnh có liên quan tới nội dung đó, không có gì dễ dàng hơn để phân tích một đối tượng hay bối cảnh thông qua hình ảnh.

- Sáng tạo:  Phương pháp ghi chép Sketchnote sẽ giúp bạn sáng tạo một cách dễ dàng hơn  có thể dễ dàng kết hợp, chỉnh sửa, sắp xếp, thêm vào, hay loại bỏ những thông tin không cần thiết tất cả đều dễ dàng hơn khi bạn ghi chép bằng hình ảnh minh họa.

- Trình bày: Cách trình bày đầy sáng tạo, cuốn hút và dễ hiểu sẽ giúp bạn chia sẻ thông tin tốt hơn, những người không trực tiếp ghi chép cũng có thể dễ dàng tiếp nhận thông tin qua bản ghi chép Sketchnote.

- Sự hứng thú và say mê: Hình ảnh, màu sắc thì luôn hấp dẫn hơn là những dòng chữ dài ngoằng và cứng nhắc, khi dùng phương pháp ghi chép Sketchnote trong học tập và làm việc, bạn sẽ có hứng thú, động lực và say mê hơn.

2.4. Tại sao phương pháp này lại mang lại hiệu quả như vậy?

Bộ não của con người có 2 bên, mỗi bên não của con người đảm nhận chức năng khác nhau, bán cầu não trái đảm nhận chức năng về lời nói, suy luận, số, ký hiệu, xâu chuỗi, phân tích, liệt kê,… Trong khi đó bán cầu não phải đảm nhận chức năng về tưởng tượng, màu sắc, kích thước, nhịp điệu, tính toàn thể, nhận thức về không gian.

Khi sử dụng phương pháp ghi chép Sketchnote bạn phải vận dụng chức năng của cả hai bán cầu não, khi nghe giảng những nội dung như liệt kê, phân tích chúng ta có thể sử dụng bán cầu não trái để hoạt động, từ những chữ viết sẽ sáng tạo nó bằng các hình ảnh, điều này sẽ giúp khả năng tư duy được tăng lên từ đó việc nhận biết, ghi nhớ, phân tích, sáng tạo, trình bày, tạo sự hứng thú trong việc ghi chép này sẽ có nhiều hiệu quả cũng như thú vị hơn.

2.5. Việc sử dụng Sketchnote có một số mục đích

- Sketchnote mang tính cá nhân : Khi nghe giảng, bạn có thể ghi nhớ những thông tin và hình ảnh có ý nghĩa với mình, đây cũng là cách tuyệt vời để ghi lại những ý tưởng và quan sát của bạn, phương pháp ghi chép Sketchnote không phải các ghi chú mà là suy nghĩ cũng như cách diễn giải của bạn về một vấn đề nào đó bằng cách diễn đạt nó bằng hình ảnh.

- Sketchnote dành cho cộng đồng: Các sketchnote chất lượng tạo nên một quy trình bài giảng hay một sơ đồ cung cấp một tóm tắt trực quan để mọi người đọc và khám phá, phương pháp này ngày càng có nhiều người chia sẻ trên mạng bởi sự hiệu quả mà nó mang đến cho người xem không chỉ nội dung mà còn cả quan điểm của người tạo ra sketchnote đó.

- Sketchnote mang tính tính thực hành:  Việc sử dụng phương pháp ghi chép Sketchnote bằng hình ảnh giúp bạn rèn luyện được nhiều kỹ năng hơn như  các kỹ năng về mắt quan sát và lắng nghe, biết cách chọn lọc và sắp xếp nội dung phù hợp trong bài giảng, có thể tự tường thuật lại các nội dung mình đã Sketchnote, khả năng tư duy sáng tạo ngày càng phong phú  và đặc biệt là kỹ năng phác thảo hình ảnh nhanh

Tóm lại, hai phương pháp Cornell Notes và Sketchnote chắc chắn sẽ là trợ thủ đắc lực cho các bạn khi cần ghi nhớ những môn thuộc bài dài dòng hay công thức khó khăn, hãy lấy giấy bút và áp dụng ngay để khám phá hiệu quả không ngờ của nó cũng như tìm ra phương pháp phù hợp nhất cho riêng mình nhé. Chúc các bạn thành công!

>> Đọc thêm:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022