Blog

Operation là gì? Ý nghĩa của Operation trong kinh doanh

04/01/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Operation trong tiếng Anh có nghĩa là sự hoạt động, sự vận hành. Operation có thể ứng dụng trong nhiều hoạt động khác nhau trong cuộc sống để chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh, thao tác, sự làm việc. Theo dõi bài viết dưới đây của Vieclam123.vn để hiểu hết về ý nghĩa của Operation nhé.

1. Operation là gì trong tiếng Anh

Operation trong tiếng Anh được sử dụng như một danh từ với nghĩa phổ biến nhất là sự hoạt động, sự vận hành. Một số thuật ngữ tiếng Anh thường đi cùng với Operation như:

1. Come into Operation: đi vào quy trình vận hành

2. Begin Operation: bắt đầu vận hành

3. Be out of Operation: phá sản, không còn vận hành

4. Cease Operation: ngưng hoạt động

5. Day-to-day Operation: vận hành hàng ngày

6. In Operation: trong hoạt động, trong vận hành

7. In commercial Operation: trong hoạt động thương mại

8. Business Operation: Vận hành kinh doanh

9. Banking Operation: Hoạt động ngân hàng

10. Retail Operation: hoạt động bán lẻ

11. Manufacturing: hoạt động sản xuất

12. Overseas Operations: Hoạt động ở nước ngoài

13. Head/ Director of Operation: người đứng đầu hoạt động

14. Operations Department: phòng ban vận hành

15. An Operation to do sth: đi vào vận hành để thực hiện một cái gì đó.

16. Rescue Operation: hoạt động cứu hộ

17. A cost-cutting Operation: hoạt động cắt giảm chi phí

18. Military Operation: Hoạt động quân sự

19. Peacekeeping Operation: hoạt động gìn giữ hòa bình

20. Agricultural Operation: hoạt động nông nghiệp

21. Airlift Operations: Hoạt động vận chuyển hàng không

22. Amphibious Operation: Chiến dịch đổ bộ

Bên cạnh nghĩa là “sự hoạt động, sự vận hành, quá trình vận động” thì Operation còn có một số ý nghĩa khác như:

  • Hiệu quả, tác dụng:

Ví dụ: In Operation (có hiệu quả, đang có tác dụng)

  • Sự giao dịch tài chính

  • Ca mổ

  • Cuộc hành quân

  • Phép toán

Từ Operation trong những lĩnh vực khác nhau cũng được hiểu với một ý nghĩa khác nhau. 

Ví dụ trong lĩnh vực cơ-điện tử: Operation có nghĩa là “sự vận hành, thao tác, sự điều khiển, nguyên công, phép toán”. 

Trong lĩnh vực hóa học, vật liệu: Operation có nghĩa là “tác nghiệp”

Trong lĩnh vực kinh doanh, Operation có nghĩa là “công đoạn, công tác, hoạt động, thủ thuật, tính toán, vận hành”

2. Operation là gì trong kinh doanh

Operation Department là bộ phận không thể thiếu trong các doanh nghiệp, chịu trách nhiệm để duy trì, vận hành hoạt động của doanh nghiệp. Đứng đầu Operation department là Operation Manager, người quản lí, xác định hướng đi trong doanh nghiệp và quản lí các bộ phận khác, tạo nên sự liên kết bền chặt giúp doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững.

2.1. Công việc của Operation Manager trong doanh nghiệp

Operation Manager chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoàn động của doanh nghiệp, từ quy trình sản xuất, đến quản lí ngân sách chi tiêu, đến việc quản lí nhân sự. Operation Manager cần liên kết các bộ phận để tạo ra sự gắn kết bền chặt nhất.

Cụ thể, công việc của Operation Manager trong doanh nghiệp như sau:

1. Quản lí hoạt động sản xuất

Operation manager quản lí quy trình sản xuất trong doanh nghiệp, nắm được từng khâu trong sản xuất và đảm bảo các khâu đều được vận hành trơn tru. 

2. Quản lí chuỗi cung ứng và hàng hóa

Operation Manager quản lí chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp, quản lí các mối quan hệ với nhà cung cấp nguyên liệu và các nhà phân phối hàng hóa. Operation Manager đồng thời cũng giám sát việc sử dụng nguyên vật liệu và quản lí hàng hóa tồn kho, đảm bảo không có bất cứ sự hao hụt nào.

3. Quản lí ngân sách, tài chính

Ngân sách, nguồn tài chính của công ty có tác động trực tiếp đến quy trình sản xuất, vận hành. Chỉ khi có nguồn tài chính ổn định, dồi dào thì hoạt động của doanh nghiệp mới được đảm bảo vận hành trơn tru. 

Operation Manager cần nắm rõ tình hình tài chính của công ty để có thể đưa ra được những quyết định, chiến lược đúng đắn nhất. ví dụ nếu như ngân sách dồi dào, hoạt động sản xuất phát triển, đem lại lợi nhuận cao, doanh nghiệp có thể cân nhắc để mở rộng hoạt động sản xuất. Nếu như tình hình tài chính công ty khó khăn thì cần đưa ra giải pháp để thu hồi vốn, kiểm soát chặt chẽ hơn tình trạng hàng tồn kho, tìm kiếm nguồn cung nguyên vật liệu có giá cả hợp lý,...

4. Quản lý nguồn nhân sự

Nhân sự đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Operation Manager cần quản lí hoạt động của nhân viên trong các bộ phận, phân công công việc cụ thể để cải thiện hiệu suất ở từng quy trình.

2.2. Yếu tố cần thiết của Operation Manager

Operation Manager là người có cái nhìn bao quát về hoạt động trong doanh nghiệp, có thể đưa ra giải pháp, hướng đi, chiến lược để doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững. Bởi vậy, một người không đủ giỏi, không đủ kinh nghiệm, kỹ năng thì không thể đảm nhận vị trí này.

Trước tiên, Operation Manager thường là người có hiểu biết chuyên sâu về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung. Bởi vậy, những người làm ở vị trí này thông thường sẽ có nền tảng là những người tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Đồng thời, kinh nghiệm làm việc trong ngành cũng phải từ 8-10 năm trở lên. 

Một số kỹ năng cơ bản mà Operation Manager cần thành thạo là:

  • Kỹ năng giao tiếp: giao tiếp tốt với sếp, với nhân viên ở các bộ phận, với đối tác. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp Operation manager truyền đạt ý tưởng tốt hơn, đồng thời biết cách lắng nghe phản hồi để có cái nhìn toàn diện. 

  • Kỹ năng lãnh đạo: Operation Manager chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của một tổ chức, công ty, doanh nghiệp. Họ không chỉ quản lý một bộ phận mà là quản lý nhiều bộ phận cùng lúc để đưa doanh nghiệp vận hành trơn tru. Bởi vậy, kỹ năng lãnh đạo giúp họ có được cái nhìn tổng quát nhất, biết cách phân công công việc hợp lí, giải quyết xung đột, gắn kết các bộ phận, tạo sự liên kết và thúc đẩy hoạt động chung.

  • Kỹ năng quản lí tài chính: Operation Manager cần nắm được phương pháp quản lí tài chính để đảm bảo được ngân sách, tình hình tài chính của doanh nghiệp luôn ở trạng thái tốt nhất. 

  • Kỹ năng lập kế hoạch, khả năng định hướng tốt: Operation Manager sẽ phải chịu trách nhiệm cho việc lên kế hoạch cho hoạt động trong tương lai, đồng thời định hướng hoạt động cho nhiều phòng ban, bộ phận khác nhau.

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Nếu có bất kì vấn đề nào phát sinh trong quá trình hoạt động thì Operation Manager cần phải xử lí ổn thỏa một cách nhanh chóng. Đây chính là điểm khác biệt thể hiện tài năng thực sự của một Operation Manager giỏi và giàu kinh nghiệm. 

2.3. Một số thuật ngữ liên quan đến Operation

Bên canh vị trí Operation Manager, trong doanh nghiệp còn một số thuật ngữ tiếng Anh cũng liên quan đến Operation như: 

Operation Executive: là chuyên viên vận hành, người nhận phân công, yêu cầu từ cấp trên và phân bổ công việc cho nhân viên cấp dưới hoàn thành. Operation executive là cầu nối giữa sếp và đội ngũ nhân viên, giúp giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, bất đồng. Đồng thời, Operation Executive cũng hỗ trợ Operation Manager để xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển và mục tiêu lâu dài trong doanh nghiệp.

Operation Staff: Operation Staff được hiểu là nhân viên vận hành, là người làm trong bộ phận Operation và chịu sự quản lí trực tiếp của Operation Executive. Nhân viên vận hành chịu trách nhiệm đảm bảo hoạt động hàng ngày của công ty, tổ chức, doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ. 

Operation Assistant: là người hỗ trợ Operation Manager trong công việc. 

Như vậy, trên đây là giải thích của Vieclam123 về “Operation là gì” trong tiếng Anh và trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là từ ngữ rất thông dụng và được sử dụng nhiều trong công việc. Bởi vậy, hãy nắm thật chắc ý nghĩa và cách sử dụng của từ này để tránh trường hợp đồng nghiệp hay cấp trên nói mà bạn lại không hiểu gì nhé.

>> Xem thêm tin:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023