close
cách
cách cách cách cách cách

Nói không với cấp trên? Những lúc nào cần nói không với cấp trên?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Sau khi đã cân nhắc một cách kỹ lưỡng, bạn cảm thấy thất vọng khi nhận ra rằng đáng lẽ bạn không nên nhận nhiệm vụ mới này từ sếp. Có thể sẽ có hàng tá lý do để bạn đưa ra kết luận như vậy. Bạn có thể đang bận rộn với một nhiệm vụ khác hoặc dự án mới đòi hỏi những kỹ năng, kiến thức mà bạn chưa có, cần thời gian để tìm hiểu và trau dồi hơn. Khi bạn trình bày với sếp về các lý do khiến bạn không thể tiếp nhận công việc, điều đó có thể chính đáng với bạn nhưng liệu sếp của bạn có cùng một suy nghĩ như vậy hay không?

1. Lý do hợp lệ hay chỉ là một lời biện minh?

Lý do hợp lệ hay chỉ là một lời biện minh

Trong thực tế, có rất nhiều loại lý do phù hợp khiến bạn có thể từ chối công việc một cách chính đáng. Tuy nhiên, có một số điều mà nhà tuyển dụng chỉ coi chúng như lời biện minh nghèo nàn thôi. Trước khi quyết định bất cứ điều gì, bạn hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau:

  • Bạn có đang phải làm một số nhiệm vụ với mức độ ưu tiên cao hơn, khiến bạn không còn thời gian cho công việc này không?

  • Dự án này có mức độ ưu tiên cao hơn so với những dự án khác của bạn không?

  • Bạn có thể ủy thác một số công việc của mình cho cấp dưới hoặc đồng nghiệp không?

  • Bạn có thể đặt một số nhiệm vụ có mức độ ưu tiên thấp hơn ra sau và tập trung vào dự án mới này không?

  • Nếu hiện tại bạn chưa có đủ những kỹ năng cần thiết cho công việc này, liệu bạn có thể học chúng một cách nhanh chóng không?

  • Bạn có phải là người duy nhất trong công ty có những kỹ năng và và nền tảng cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ này hay không? Nói cách khác, công ty đang phụ thuộc vào bạn?

2. Những lý do bạn không nên sử dụng để từ chối cấp trên

Những lý do bạn không nên sử dụng để từ chối cấp trên

Đừng từ chối nhiệm vụ một cách tùy ý, theo sở thích của bạn. Mặc dù một vài lý do dưới đây nghe có vẻ hay đấy nhưng chúng sẽ không đủ tốt với sếp của bạn:

  • Dự án có vẻ quá thách thức với bạn: Nếu bạn có đủ các kỹ năng để hoàn thành một nhiệm vụ, đừng từ chối vì điều đó là rất khó. Sếp của bạn luôn mong đợi bạn làm việc thật chăm chỉ và họ sẽ cảm thấy không hài lòng nếu bạn từ chối dự án. Vì điều đó có nghĩa là họ sẽ cần nỗ lực hơn rất nhiều để hoàn thành công việc khi bạn không tham gia vào.

  • Đó không phải là trách nhiệm của tôi: Khi bạn có đủ khả năng để hoàn thành một công việc, việc từ chối nó chỉ vì nó không nằm trong phần mô tả công việc lúc đầu của bạn là điều không hợp lý.

  • Tôi đang trong quá trình lên kế hoạch cho đám cưới, sắp đi nghỉ,...: Trong hầu hết các trường hợp, đừng đặt công việc cá nhân của bạn lên trước lợi ích công ty khi nói chuyện với sếp. Tuy nhiên, vẫn có những ngoại lệ. Ví dụ như khi công ty đã chấp thuận kỳ nghỉ của bạn trước đó và công việc mới này bị trùng với lịch bạn nghỉ, bạn có thể nói chuyện và thương lượng với sếp về vấn đề này. 

3. Những lý do có thể sử dụng để từ chối cấp trên

Những lý do có thể sử dụng để từ chối cấp trên

Nếu sếp của bạn là một người hiểu biết, có lý lẽ, họ có thể chấp nhận những lý do sau khi bạn dùng chúng để từ chối công việc:

  • Sau khi cùng nhau lên một kế hoạch hoàn chỉnh để thực hiện dự án, bạn nhận ra rằng bản thân không có đủ thời gian để hoàn thành công việc đúng hạn. Lúc này, bạn bắt buộc phải lên tiếng. Tốt hơn hết là bạn hãy giải thích lý do tại sao khung thời gian đã lập không đủ để bạn hoàn thành công việc cũng như dẫn đến sự thất bại của dự án. 

  • Nếu việc đảm nhận một dự án mới đồng nghĩa với việc bạn phải bỏ bê, không thể hoàn thành các công việc khác, hãy từ chối sếp của bạn, nhưng với lý do cụ thể. Họ có thể sẽ quyết định giảm bớt phần việc của bạn để bạn có nhiều thời gian cống hiến cho dự án mới hơn.

  • Nếu bạn không có đủ các kỹ năng cần thiết cho công việc, hãy nói thẳng cho sếp bạn biết và từ chối công việc đó. Hãy nói với sếp của bạn rằng bạn vẫn muốn có các cơ hội được làm những nhiệm vụ tương tự như vậy nhưng trong một tương lai gần. Có thể họ sẽ tài trợ cho việc học, đào tạo thêm của bạn.

4. Cách nói không với sếp của bạn

Cách nói không với sếp của bạn

Giải thích cặn kẽ các lý do khiến bạn từ chối nhiệm vụ và đừng chần chừ quá lâu trước khi làm điều đó. Hãy nói sớm để sếp của bạn có thời gian, cơ hội giao dự án đó cho người khác. Hãy nói rõ rằng bạn đã xem xét công việc một cách nghiêm túc. Trong trường hợp bạn đủ khả năng để thực hiện một dự án nhưng không thể vì còn quá nhiều việc khác phải làm, cấp trên cũng có thể sẽ giúp bạn bằng cách chuyển giao những công việc đó cho người khác.

  • Nếu lý do bạn từ chối cấp trên là vì bạn không có đủ thời gian để thực hiện dự án, hãy chuẩn bị một bản báo cáo trình bày tiến độ của các dự án đang có trong tay bạn. Sếp của bạn thậm chí có thể sẽ không nhớ đã giao các nhiệm vụ đó cho bạn hoặc không nhớ ai chịu trách nhiệm các việc đó cho đến khi bạn báo cáo. 

  • Nếu bạn nghĩ rằng các công việc khác của bạn sẽ bị ảnh hưởng nếu nhận thêm một nhiệm vụ mới, hãy giải thích điều đó với sếp của bạn. Họ sẽ đánh giá cao sự trung thực cũng như việc bạn không muốn bỏ bê các dự án khác của mình.

  • Nếu bạn không có những kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc đó, hãy thừa nhận một cách thẳng thắn với sếp của bạn. Mọi chuyện sẽ tệ hơn nếu bạn giả vờ mình biết làm một việc gì đó nhưng trên thực tế bạn không thể.

Có đôi lúc bạn cần nói không với cấp trên của mình, hãy chuẩn bị cho mình một lý do hợp lý để không làm mất lòng cấp trên. Truy cập vieclam123.vn để cập nhật nhiều kiến thức mỗi ngày.

>> Tìm hiểu thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.