Giao tiếp là sự trao đổi thông tin giữa hai người nhưng để đạt được mục đích của cuộc giao tiếp thì còn phụ thuộc vào kĩ năng của đôi bên. Đó là lí do nghệ thuật giao tiếp ra đời, bằng cách sử dụng ngôn ngữ của lời nói, cử chỉ, ánh nhìn để hướng người nghe đến mục đích truyền tải thông tin của người nói. Vậy thì nghệ thuật giao tiếp đối với mỗi người là khó hay dễ? Bạn có tự tin vào nghệ thuật giao tiếp của bản thân? Hãy để vieclam123 mang đến bạn những mẹo sử dụng kỹ năng tốt nhất để đạt đến sự hoàn hảo trong nghệ thuật giao tiếp.
Nghệ thuật giao tiếp được hình thành qua quá trình trao đổi thông tin liên tục từ người này sang người khác, kĩ năng giao tiếp của mỗi người là không giống nhau vậy nên sự hình thành nghệ thuật giao tiếp trong mỗi người đều có sự khác biệt. Tuy nhiên bản sắc của nhiều người giao thoa qua từng lần trò chuyện sẽ tự làm phong phú thêm nghệ thuật giao tiếp của bản thân. Nghệ thuật giao tiếp chỉ ngừng thay đổi khi con người không còn có khả năng trao đổi thông tin nữa.
Con người ta giao tiếp chủ yếu qua lời nói vậy nên nghệ thuật giao tiếp bằng lời nói là khía cạnh được mài dũa nhiều nhất. Ăn nói lưu loát thôi chưa đủ mà còn phải có sự chắt lọc trong cách dùng từ mới khiến người nghe thoải mái, muốn tiếp thu và khả năng thuyết phục mới cao. Giao tiếp là để trình bày suy nghĩ cá nhân và hướng người nghe đến mục đích mong muốn nên muốn vậy nên muốn hoàn thành tốt mục tiêu thì phải biết “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Có hai cách để nâng cao nghệ thuật giao tiếp qua lời nói đó là lắng nghe những người xung quanh, học các kỹ năng được mọi người đúc kết lại và thực hành giao tiếp thật nhiều.
Trong giao tiếp bằng lời nói cần chú ý sự chọn lọc ngôn từ và câu hỏi khi giao tiếp với người quen và người lạ. Đối với những người thân quen ngôn từ có thể không cần quá câu nệ và đôi khi là sử dụng những từ ngữ hết sức gần gũi. Nhưng đối với người lạ thì từ ngữ phải có sự thận trọng, tế nhị và lịch sự, nếu muốn gây dựng mối quan hệ thì ngôn từ nên có sự đồng cảm và có thiện ý. Thật ra khi giao tiếp với những người quen thì chủ yếu là sự mài dũa trong ngôn ngữ và giống như một sự luyện tập để trau dồi vốn từ. Còn với những mối quan hệ mới thì thật sự là những thử thách và tiếp thu những điều mới mẻ, làm phong phú thêm màu sắc nghệ thuật giao tiếp của bản thân.
Hãy xem những người xung quanh bạn làm sao đạt đến sự thành công, làm sao dành được thiện cảm, hãy xem cách mà họ cư xử với những người xung quanh, cách mà họ gây dựng lòng tin ở người khác. Có ai đi đến một cuộc giao tiếp mà không có mục đích vậy nên muốn đạt được mục đích thì phải học hỏi những con người đã thành công. Dựa trên lời Tôn Tử mà chúng ta đúc kết ra rằng “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” thì tương tự trong giao tiếp cũng vậy, muốn được người nghe chú tâm đến thì phải biết họ muốn nghe gì, điều gì khiến họ quan tâm, điều gì có thể mang ra thương thảo để đôi bên cùng có lợi và hoàn thành mục đích của cuộc nói chuyện.
Mọi lỗi lầm trong giao tiếp có thể được người quen bỏ qua nhưng nếu bạn phạm sai lầm trong giao tiếp với những mối quan hệ mới thì đó thật sự là một ấn tượng xấu. nâng cao nghệ thuật giao tiếp cũng là để mở rộng mối quan hệ vậy nên đối với việc làm quen với người lạ có những lưu ý bắt buộc bản thân mỗi người phải có sự ghi nhớ và vận dụng đúng cách. Nếu đối phương không phải là một người chủ động trong giao tiếp thì bạn phải là người làm điều đó. Nhưng mở ra một câu chuyện đúng cách không phải điều dễ dàng bởi bầu không khí im lặng giữa hai người có thể chuyển sang sự ngượng nghịu. Hoặc thậm chí khiến đối phương cảm thấy khó chịu, không thoải mái và mất đi hứng thú với cuộc trò chuyện.
Khi bạn là người chủ động trong một buổi giao tiếp với người lạ, hãy học cách quan sát trước khi mở lời. Cái nhìn khái quát một người để đánh giá khách quan vẫn là điều cần thiết để mở đầu một câu chuyện. Căn cứ vào trạng thái của đối phương mà chọn từ và chọn câu hỏi, đối phương có phần khó chịu hay rụt rè tốt nhất không nên hồ hởi, hãy từ từ tiếp cận. Còn nếu đối phương đến với câu chuyện trong tâm trạng thoải mái thì đừng ngại gì mà không bắt đầu bằng những lời lẽ cử chỉ thân thiện.
Hãy bắt đầu bằng việc giới thiệu mình để đối phương không cảm thấy bị động và bản thân cũng sẽ có sự chủ động trong việc dẫn dắt câu chuyện đến mục đích của bản thân. Câu từ dành mạch, không quá ngắn gọn, nói vừa đủ nghe không lớn quá cũng không nhỏ quá, thần thái tươi tỉnh và kết thúc bằng việc đặt câu hỏi gợi ý cho đối phương nếu họ cảm thấy lúng túng không chủ động trong việc trao đổi lại thông tin. Lưu ý giới thiệu bản thân không được lan man dài dòng, chọn lọc thông tin vừa phải đủ để để người nghe nắm được sơ qua về mình. Nói quá nhiều về bản thân co thể khiến người nghe cảm thấy khó chịu vì điều bạn kể chưa chắc đã là điều họ muốn nghe. Và rất có thể họ muốn đáp lời nhưng giữ phép lịch sự để bạn nói hết những điều bạn đang dang dở.
Vậy nên đi sâu vào câu chuyện của bản thân là điều không nên mà người khôn khéo sẽ dùng câu chuyện của bản thân để tìm ra điểm chung giữa hai người để phát triển câu chuyện theo hướng tích cực. Hoặc nếu không tìm thấy điểm chung trong câu chuyện của bản thân với đối phương hãy tự tạo điểm chung bằng cách lắng nghe câu chuyện của họ. Kẻ thông minh trong giao tiếp sẽ biết cách khiến nghệ thuật giao tiếp của mình đạt đến hoàn hảo khi học được cách quan sát và chọn lọc yếu tố then chốt trong cuộc trò chuyện.
Họ không hứng thú với câu chuyện của bạn thì chỉ còn cách là bạn phải hứng thú với câu chuyện của họ thôi. Tìm ra điều họ bận tâm hoặc yêu thích nhất trong câu chuyện của họ để phát triển mọi ý xung quanh mối bận tâm đó và bạn sẽ làm chủ mọi nhánh nhỏ để hướng đối phương theo câu chuyện mở của bạn. Điều thu hút họ ở câu chuyện của bạn chính là chìa khóa thành công của cuộc trò chuyện. Thông qua giao tiếp bằng lời nói để nắm bắt tâm lý đối phương bạn sẽ đạt được mọi mục đích của bản thân. Tuyệt đối không xen ngang hay ngắt lời khi đối phương đang hào hứng với câu chuyện để họ thấy được bạn là người lịch sự và biết lắng nghe. Khi trò chuyện cùng bạn họ tìm được sự thoải mái và có thể không ngần ngại chia sẻ những điều hết sức cá nhân mà không hề hay biết mình đang bị cuốn vào câu chuyện của chính bản thân.
Ai cũng yêu quý một người biết lắng nghe, biết đồng cảm và biết thấu hiểu, đó là lí do bạn không được quên những lưu ý phía trên. Nghệ thuật giao tiếp cũng chỉ nhằm mang lại lợi ích cho bản thân vậy nên mọi thứ bạn nói đều phải tạo cho người nghe cái nhìn thiện cảm về bản thân và tạo nên sự đồng điệu và thấu hiểu giữa hai người. Nghệ thuật giao tiếp tốt bạn sẽ làm chủ mọi cuộc thương thảo và không bao giờ bị rơi vào thế bị động. Không thể chủ động trong mọi cuộc giao tiếp sẽ khiến bạn thiếu tự tin vào bản thân và giảm thiểu khả năng giao tiếp.
Giao tiếp bằng lời nói là thiết thực và dễ biểu đạt tâm tư tình cảm và nguyện vọng của bản thân nhất để đạt được sự thấu hiểu vậy nên làm tốt trong khâu giao tiếp và bạn đã thành công một nửa trong quá trình nâng cao nghệ thuật giao tiếp của bản thân. Nói năng lưu loát, gãy gọn thôi chưa cần đến cử chỉ hành động cũng đã đủ để khiến mọi người xung quanh có cái nhìn tốt về bạn. Và đây cũng là điều bạn phải làm tốt nếu không dù có biểu cảm xuất sắc đến đâu mà ngôn từ không thuận tay thì người nghe cũng không muốn tiếp tục cuộc đối thoại.
Câu chuyện người thứ ba cũng có thể là cứu cánh khi giữa hai người không có sự xuất hiện của những điểm chung. Đó rất có thể sẽ là cầu nối trong cuộc trò chuyện của bạn, không sở thích, không mối quan tâm chung, không tìm thấy điểm đặc sắc ở đối phương nhưng một cá nhân có sức ảnh hưởng là hoàn toàn có thể tồn tại. Nếu họ không muốn nghe câu chuyện của bạn, cũng không muốn nói quá nhiều về bản thân thì hãy tìm một người trung gian sẽ sở thành câu chuyện mới của hai người. Hãy đặt ra mọi tình huống, mọi ví dụ để thăm dò ý kiến đối phương xem đâu thật sự là điều họ bận tâm và đó có phải là thế mạnh của bạn.
Đừng dại kéo người khác vào một câu chuyện mà bạn không thể làm chủ hoặc không có hiểu biết. Trong trường hợp đối phương là người chủ động nhắc đến hãy tỏ ra là người biết lắng nghe và khéo léo lái sang chủ đề khác khi bạn thấy câu chuyện kéo dài và bản thân mất đi kiên nhẫn để lắng nghe. Mất bình tĩnh trong cuộc trò chuyện sẽ khiến bạn gặp bất lợi lớn và không hoàn thành được mục tiêu ban đầu của bản thân khi đến với cuộc trò chuyện. Người thắng cuộc luôn là người không để cảm xúc cá nhân chi phối avf luôn làm chủ được lời nói, hành động và cảm xúc của chính mình.
Nói chuyện thật nhiều cho bạn sự mới mẻ trong cách diễn đạt của nghệ thuật giao tiếp và đọc thật nhiều cho bạn những từ ngữ đắt giá để ứng dụng trong từng tình huống. ngoài học từ những người bạn trực tiếp có thể trò chuyện thì sách về kỹ năng giao tiếp cũng được xuất bản rất nhiều. Đó chính là sự đúc kết kinh nghiệm bản thân của những con người thành công trong nghệ thuật giao tiếp. Tuy nhiên mỗi cuốn sách sẽ mang một màu sắc cá nhân riêng biệt của từng tác giả vậy nên đọc không có nghĩa là học thuộc và làm theo mà phải có sự chọn lọc xem đâu là điều phù hợp với bản thân và hoàn cảnh để bạn không đánh mất đi cái tôi của chính mình.
Trong nghệ thuật giao tiếp bằng lời nói có một phương thức rất hay được sử dụng để thể hiện sự thấu hiểu và cho người khác thấy được bạn đang thể hiện sự quan tâm và biết lắng nghe. Đó là nói “vuốt đuôi” tức là nhắc lại một phần câu nói của người khác bằng cách hiểu của bản thân hoặc “dạ, vâng, ừ” khi người nói kết thúc câu. Một chiến thuật tâm lí hiệu quả trong nghệ thuật giao tiếp được vận dụng rất tốt và vẫn luôn mang về những hiệu quả nhất định. Nhưng bạn cần lưu ý rằng không phải câu nào cũng lặp lại mà cần có sự ngắt quãng để không bị người nói hiểu lầm là bạn đang nhại lại. Như vậy vô tình sẽ khiến đối phương phản cẩm và có ấn tượng xấu về bạn.
Ngôn từ là thứ phong phú và không ngừng được bổ sung giống như việc mỗi người luôn không ngừng làm mới bản thân để nâng cao nghệ thuật giao tiếp. Sàng lọc và cập nhật vốn từ ứng dụng vào từng hoàn cảnh một cách khéo léo chính là cách để bạn thay đổi nghệ thuật giao tiếp của bản thân. Nghệ thuật giao tiếp bằng lời là điều căn bản mà mỗi cá nhân phải học được trước khi đến với những kĩ năng khác để đạt được sự hoàn hảo trong nghệ thuật giao tiếp.
Sau kĩ năng giao tiếp bằng lời nói thì giao tiếp bằng hành động chính là một trong những bước đệm quan trọng trọng nhất để đạt được thành công với nghệ thuật giao tiếp. Giao tiếp bằng hành động hay còn được biết đến với cái tên ngôn ngữ cơ thể (body language). Có thể bạn chưa biết nhưng để đạt được hiệu quả của một cuộc trò chuyện thì ngôn ngữ cơ thể chiếm đến 55% và trong khi âm điệu và ngôn ngữ chỉ chiếm có 45%. Mặc dù ngôn ngữ là điều tiên quyết trong mỗi cuộc trò chuyện mang theo thông tin đến người nghe nhưng lại chỉ chỉ chiếm 7 %. Muốn người nghe chú ý và theo dõi câu chuyện thì phải cần đến 38% sự diễn đạt bằng giọng điệu. Muốn người nghe hiểu được thông điệp và bị thuyết phục bởi nghệ thuật giao tiếp của bạn thì lại phụ thuộc nhiều nhất vào hành động.
Muốn biết tại sao ngôn ngữ cơ thể lại quan trọng như vậy thì bạn cần biết con người tiếp nhận thông tin bằng mắt thấy, tai nghe rồi mới cảm nhận. Trong đó điều kiện khiến người nghe tin tưởng nhất lại không phải là tai nghe, tai nghe chỉ chiếm 11% trong cách tiếp nhận thông tin. Ai cũng cho rằng nghe thôi thì chưa đủ vì lời nói nói ra rồi không thể giữ lại và đã là lời nói thì ai cũng có thể nói ra và thông tin đến từ nhiều phía có thể khiến người nghe rối loạn. Nên người ta chỉ tin những gì mình tận mắt nhìn thấy, đó là lí do việc mắt nhìn chiếm đến 82% khả năng tiếp thu thông và ghi nhận thông tin của mỗi người. Cuối cùng là sau khi mắt thấy tai nghe thì còn cần có sự đánh giá từ nhiều giác quan khác của bản thân rồi mới đi đến kết luận có dung nạp thông tin hay không.
Nếu nói giao tiếp bằng lời ngôn ngữ cơ thể nhiều người cho rằng đó là một sự hạn chế và không có nhiều cách để biểu đạt ngôn ngữ hay thông điệp mà bản thân muốn truyền tải. Việc miêu tả hay diễn đạt bằng ngôn ngữ và đôi khi có những hành động cử chỉ vô thức hoặc xuôi theo cảm xúc là điều thường thấy khi ai đó trò chuyện hay diễn đạt thông điệp của họ. Tuy nhiên đó chỉ là khi bạn chưa biết đến rằng con người có đến hơn 700000 dấu hiệu, hơn 5000 cử chỉ bằng tay, hơn 250000 biểu cảm khuôn mặt và hơn 1000 điệu bộ cơ thể khác nhau. Điều đó cho thấy sự ngôn ngữ cơ thể phong phú không thua kém gì nghệ thuật giao tiếp bằng lời nói.
Tuy nhiên những biểu cảm khuôn mặt, cử chỉ thông dụng hay ngôn ngữ tay hoặc hành động phổ biến được sử dụng cũng không nhiều. Ví dụ như chúng ta thường hay sử dụng 6 biểu cảm phổ biến đó là: vui vẻ, buồn bã, tức giận, kinh ngạc, khinh bỉ, sợ hãi. Đối với nghệ thuật giao tiếp mà nói thì ngôn ngữ cơ thể biểu đạt qua những cảm xúc này rất quan trọng và phải cẩn thận sử dụng trong từng hoàn cảnh. Không phải khi nào cũng nên vui vẻ, vui vẻ còn nên tùy nơi, tùy thời điểm, bạn không nên vui vẻ khi đối phương buồn bã, cho dù đó có là người bạn ghét bỏ.
Vì đó gọi là cười trên sự đau khổ quả người khác và đôi khi điều đó khiến những người xung quanh đánh giá bạn và có thể trở nên vô duyên. Cùng khóc cùng cười, cùng vui vẻ cùng buồn bã đôi khi tạo nên sự đồng cảm và đồng điệu trong tâm hồn rất tốt cho việc xây dựng các mối quan hệ. Thậm chí có thể khiến thù thành bạn thì khi đó nghệ thuật giao tiếp của bạn thật sự đã được nâng lên tầm cao mới. Mọi cảm xúc đều cần được biểu hiện đúng lúc đúng chỗ đó mới gọi là sử dụng nghệ thuật giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể một cách khôn ngoan.
Sự kinh ngạc không đúng đúng đôi khi thể hiện sự thiếu hiểu biết, sự khinh bỉ dùng sai thời điểm có thể khiến chính bạn trở nên tầm thường trong mắt người khác. Sự giận giữ không kiềm chế có thể khiến bạn đánh mất bản thân và sự sợ hãi sai hoàn cảnh vô tình khiến bạn thành kẻ hèn nhát. Vậy nên làm chủ cảm xúc cũng là làm chủ ngôn ngữ cơ thể của bản thân. Bình tĩnh trước mọi tình huống và khéo léo trong lựa chọn ngữ cơ thể mới có thể khiến người khác nể phục nghệ thuật giao tiếp của bạn.
Trong nghệ thuật giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể có một điểm sáng về hành động có thể giúp ích cho bạn rất nhiều trong phần lớn các tình huống đó chính là nụ cười. Một nụ cười rạng rỡ khi lần đầu gặp mặt sẽ khiến đối phương chú ý đến bạn, tạo cái nhìn thiện cảm và khơi dậy cảm hứng chuyện trò. Một nụ cười ấm áp khi ai đó cần người ở bên sẽ truyền đến thông điệp về sự an ủi giúp xoa dịu cảm giác cô đơn buồn bã. Một nụ cười sảng khoái hưởng ứng niềm vui của tập thể cho thấy sự nhiệt huyết, hòa đồng và vui tươi nơi bạn. Đó chưa phải là tất cả những công dụng của nụ cười nhưng cười đúng lúc đúng chỗ chính là bí quyết tạo thiện cảm. Tuy nhiên cười cũng có những điểm hạn chế đó là tuyệt đối phải cười đúng lúc đúng chỗ, đừng nói trước khi cười hay vừa nói vừa cười.
Cười sai thời điểm ví dụ như khi ai đó đang cáu giận hoặc trong hoàn cảnh đáng buồn mà bạn là cười thì có lễ điều bạn nhận được sẽ không chỉ là cái nhìn thiếu thiện cảm đâu. Nghệ thuật giao tiếp không có chỗ cho những nụ cười vô duyên như vậy. Thêm một trường hợp vô duyên nữa của nụ cười đó là vừa nói vừa cười hoặc cười trước khi nói dễ khiến người nghe cảm thấy sự cợt nhả, thiếu nghiêm túc ở bạn. Người ta nói “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” nhưng câu này sẽ mang ý nghĩa châm biếm theo đúng nghĩa đen khi bạn cười sai chỗ sai thời điểm.
Còn nghĩa bóng của câu nói này đó là khi nụ cười mang đến thông điệp truyền cảm hứng tạo sự thân thiện, cảm giác hứng khởi cho những người xung quanh. Một nụ cười trước lúc chia xa khiến người ở lại an tâm, một nụ cười khi nói lời cảm ơn khiến người ta cảm nhận được sự chân thành, một nụ cười khi ai đó cảm thấy cuộc đời thật nhàm chán có thể thổi yêu thương vào tâm hồn họ. Nghệ thuật giao tiếp muốn ứng dụng được đòi hỏi sự quan sát và phân tích hoàn cảnh. Làm tốt công tác phân tích con người, phân tích tình huống thì nghệ thuật giao tiếp của bạn mới có thể phát huy.
Nếu nghệ thuật giao tiếp bằng lời nói có cách “vuốt đuôi” thể hiện sự lắng nghe và thấu hiểu thì nghệ thuật giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể có hành động gật đầu với ý nghĩa tương tự. Gật đầu đi cùng với trạng thái biểu hiện khuôn mặt rất quan trọng trong việc để đối phương hiểu rằng bạn vẫn đang lắng nghe và quan tâm đến câu chuyện của họ. Gật đầu là một chuyện nhưng nhìn thẳng vào mắt họ và thể hiện cảm xúc xuôi theo mạch câu chuyện là cách tốt nhất để người nói cảm thấy được bạn đang nghiêm túc với câu chuyện của họ. Mỗi câu chuyện sẽ có khúc vui, khúc buồn, khi cần nóng giận, lúc cần sự nghiêm túc, quan trọng là biết cách lựa chọn cảm xúc cho phù hợp để đồng điệu với cảm xúc của người kể.
Đôi khi cái gật đầu còn mang ý nghĩa đồng ý, hai người có thể cùng đi đến sự thống nhất quan điểm mà không cần nói ra. Chỉ cần quay mặt sang nhìn thẳng vào đối phương và gật đầu một cách nhẹ nhàng hoặc dứt khoát để biểu hiện sự đồng thuận. Đạt đến ngưỡng sử dụng nghệ thuật giao tiếp bằng hành động này cho thấy mức độ tương quan rất lớn từ cả hai bên và cuộc giao tiếp đã thu về hiệu quả. Cái gật đầu nhẹ nhàng biểu hiện sự đồng điệu trong suy nghĩ, cái gật đầu mạnh mẽ cho thấy sự dứt khoát và quyết tâm. Cảm xúc hoàn toàn có thể được bộc lộ bằng hành động mà đối phương chắc chắn vẫn có thể hiểu được.
Đặc biệt khi đã giao tiếp với ai đó hãy cố gắng nhớ tên họ và thật nhiều những thông tin về họ, những câu chuyện những điều cả hai đã cùng chia sẻ. Ấn tượng về họ và nhắc về họ trong lần trò chuyện kế tiếp cũng là một cách để tạo ấn tượng tốt trong nghệ thuật giao tiếp. Việc bạn ghi nhớ những điều về họ sẽ hình thành trong suy nghĩ của họ rằng bạn tôn trọng họ và họ cũng sẽ dành điều tương tự cho bạn. Tuy nhiên nếu vô tình không nhớ hãy đặt câu hỏi thật hợp lý để không khiến đối phương thất vọng. Đừng tỏ ra gượng gạo và cố nói rằng mình nhớ nhưng thật ra thì không bởi biểu cảm trên khuôn mặt rất dễ bán đứng bạn.
Nghệ thuật giao tiếp qua cái nhìn hay còn gọi là giao tiếp bằng mắt giống như một kỹ năng bậc cao đòi hỏi sự sắc sảo và đọc hiểu tốt con người và tình huống. Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng những người thường xuyên sử dụng kỹ năng giao tiếp bằng mắt là những người có sự vượt trội về năng lực, phong thái tự tin trân thành, khéo léo và biết cách kiểm soát tốt cảm xúc của mình. Sử dụng nghệ thuật giao tiếp bằng ánh mắt giúp bạn thu hút đối phương và tăng cường khả năng tương tác giữa hai người.
Nhắc đến giao tiếp bằng ánh mắt ít ai nghĩ rằng cái nhìn lại chứa sức mạnh to lớn khiến nhiều người phải bất ngờ. Một ánh mắt thiếu nữ xinh đẹp có thể khiến bao gã đàn ông đắm đuối. Một ánh mắt vô hồn có thể khiến người xem chết lặng, một cái nhìn giận giữ có thể khiến đối phương hoảng sợ và một cái nhìn bao dung có thể khiến nhiều trái tim ấm áp… Mỗi cảm xúc, mỗi thông điệp thể hiện qua ánh đều cần những cảm xúc hết sức chân thật và kỹ năng ứng dụng hoàn hảo của người sử dụng. Nếu không biết cách dùng cái nhìn đúng không gian đúng hoàn cảnh thì cái nhìn của bạn có thể trở nên khó hiểu thay vì mục đích truyền đạt thông điệp của chủ nhân.
Chắc hẳn cũng từng nghe đến “đôi mắt là cửa sổ tâm hồn” là nơi con người ta dễ dàng bị nhìn thấu những cảm xúc thật sự. Không phải ai cũng biết cách che dấu cảm xúc và những người thường xuyên phải che xấu cảm xúc vẫn có những lúc để lộ sơ hở qua cái nhìn. Muốn thành công trong nghệ thuật giao tiếp thì việc quản lí tốt cảm xúc chính là một kỹ năng bắt buộc và rất khó để thực hiện. Khi bạn muốn có được câu trả lời chính xác từ ai đó bạn thường yêu cầu đối phương nhìn thẳng vào mắt mình. Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao lại như vậy không? Tất nhiên là vì khi nói ra sự thật người ta sẽ không ngại nhìn thẳng vào mắt bạn hoặc đó có thể là những người rất vất vững về tâm lý môi khiến đôi mắt không xao động khi nói dối.
Còn khi ai đó lảng tránh ánh mắt từ bạn thì có nghĩa là họ đang lo lắng, thiếu chân thành hoặc mất tập trung. Bởi vậy nghệ thuật giao tiếp bằng ánh mắt là yếu tố không thể thiếu trong nghệ thuật giao tiếp nói chung nhằm thu thập thông tin, thấu hiểu cảm xúc và nắm bắt cơ hội để việc giao tiếp đi đến hiệu quả. Giao tiếp đôi khi không chỉ để trao đổi thông tin mà còn là con giao hai lưỡi có thể vừa xoa dịu, cũng có thể trở nên sắc bén khiến người khác chịu tổn thương về mặt tinh thần. Đặc biệt là sức truyền tải cảm xúc mạnh mẽ từ đôi mắt có thể đưa đối phương đến cảm giác ấm áp, dễ chịu, tràn đầy lòng tin. Cũng có thể là đôi mắt sắc lạnh khiến người khác phải e dè hoặc đôi khi sợ hãi.
Nếu nghệ thuật giao tiếp bằng hành động có 6 trạng thái thông thường thì nghệ thuật giao tiếp bằng ánh mắt cũng vậy. Luôn sử dụng những trạng thái cảm xúc cơ bản để giao tiếp là: vui vẻ, tức giận, khinh thường, buồn tủi, sợ hãi và kinh ngạc. Càng kết hợp nhiều kỹ năng trong giao tiếp càng thể hiện được tốt nhất thông điệp và cảm xúc của bản thân đến đối phương. Ví dụ như sự vui vẻ không chỉ thể hiện qua lời nói là “Tôi cảm thấy rất vui” và còn thể hiện qua nét mặt rạng rỡ, đôi mắt long lanh, nhảy lên vui mừng hoặc bất kỳ hành động nào khác mới có thể khiến đối phương tin rằng bạn thật sự đang vui. Nhưng thiếu đi một kĩ năng là ánh mắt thì lại không được, dù bạn có hành động ra sao hay miệng nói vui vẻ mà ánh mắt buồn thảm thì cũng không đủ sức thuyết phục.
Trong giao tiếp thông thường khi nói chuyện với ai đó đôi khi bạn nên nhìn vào mắt họ, nhưng tránh nhìn quá lâu sẽ vô tình tạo áp lực hoặc cảm giác không thoải mái. Tốt nhất là thi thoảng hãy đảo mắt xung quanh để cả đôi bên đều không cảm thấy có sự bất tiện và bạn sẽ thấy đối phương không đồng tình với việc làm này ngay khi họ bỏ qua cái nhìn từ bạn. Nhưng điều đó không có nghĩa là mắt đảo liên hồi đâu nhé, đối phương sẽ lập tức hình thành suy nghĩ rằng bạn đang che dấu chuyện gì đó hoặc nghĩ rằng bạn cảm thấy không thoải mái khi giao tiếp với họ.
Nếu là nhóm người cùng giao tiếp thì nên đưa cái nhìn đến tất cả mọi người trong nhóm để không ai có cảm giác là mình không được để tâm đến trong cuộc trò chuyện. Đây là một điều bạn sẽ phải rất lưu ý trong nghệ thuật giao tiếp, Đổi lại nếu bạn tự đặt bản thân vào hoàn cảnh là một người trong nhóm trò chuyện mà lại không được giao tiếp hay để mắt đến chắc chắn bạn sẽ có cảm giác khó chịu. Nhiều người đôi khi không cần đến sự lên tiếng trong cuộc nói chuyện mà chỉ muốn lắng nghe cũng không cảm thấy chạnh lòng khi mọi người nói chuyện nhưng vẫn để mắt đến họ.
Bạn nên nhớ trong trò chuyện nhóm, có thể có người thân nhau có thể không nên tuyệt đó khi đang giao tiếp tập thể đừng nháy mắt riêng với ai, dễ tạo cảm giác khó chịu cho những người còn lại. Hành động đó cho thấy hai người có sự dấu diếm và thể hiện công khai sự riêng tư khi đang nói chuyện tập thể. Như vậy cũng thể hiện sự thiếu tôn trọng với những người còn lại trong nhóm. Vậy là năng lực giao tiếp của bạn vô tình trở nên thật kém và bị người khác đánh giá không hay.
Có một số trường hợp mà bạn sẽ phải rất lưu tâm khi đặt điểm nhìn để tránh việc giao tiếp bằng ánh mắt đi ngược lại mong muốn. Khi giao tiếp với người có khiếm khuyết, đừng nhìn vào điểm khiếm khuyết của họ, cố gắng đặt ánh mặt vào những điểm lành lặn để đối phương không cảm thấy tự ti. Hoặc có thể nhiều người sẽ không để bụng hay câu nệ việc bạn nhìn vào đâu trên người họ nhưng việc đặt cái nhìn đúng chỗ vẫn thể hiện phong thái lịch sự của bạn. Điều này khiến đối phương tôn trọng bạn hơn và đôi khi đánh giá cao nhân phẩm và sự lịch thiệp trong nghệ thuật giao tiếp của bạn.
Khi muốn nhờ vả hay xin xỏ điều gì đó từ ai bạn tuyệt đối đừng nhìn chằm chằm vào họ, không thúc giục hay có hành động tác động đến họ sẽ dễ khiến đối phương cảm thấy không thoải mái và bị áp lực. Như vậy khả năng cao là mục đích của bạn sẽ không đạt chưa kể cảm xúc của đối phương bị đẩy đến tiêu cực sẽ có thể khiến bạn gánh thêm hậu quả. Việc ánh mắt tạo áp lực dù vô tình hay cố ý đều rất dễ có thể nhìn thấy được ngay trong cả những hành động đơn giản mà hàng ngày bạn làm.
Ví dụ: nếu ngồi ăn cơm đừng nhìn người khác khi họ gắp thức ăn, họ sẽ dễ có cảm giác ngại ngùng hoặc hiểu lầm ý bạn rằng bạn muốn cái họ đang gắp. Hoặc khi nghe ai đó trình bày một câu chuyện đừng nhìn chằm chằm vào họ dù bạn chỉ muốn thể hiện là mình đang rất tập trung nghe. Nhưng đối phương có thể hiểu rằng họ đang nói sai điều gì hay có gì trên người họ khiến bạn chú ý và vô tình họ mất cả tập trung lẫn tự tin, dễ hình thành áp lực từ cái nhìn của bạn.
Trong một số trường hợp ánh mắt cũng có thể bán đứng bạn khi giao tiếp nhất là trong những trường hợp bạn không muốn phải thừa nhận điều gì đó. Khi giao tiếp đừng nhìn xuống chân hoặc liên tục tránh né cái nhìn của người khác, điều đó chỉ khiến họ cho rằng bạn đang thiếu tự tin, sợ hãi hoặc không tôn trọng họ.Chớp mắt quá nhiều có thể cho thấy bạn đang lúng túng sẽ dễ khiến người khác nắm được sơ hở. Và động tác tròn xoe mắt đôi khi thể hiện sự ngạc nhiên nhưng sự ngạc nhiên sai thời điểm sai hoàn cảnh có thể khiến bạn trở nên ngu ngốc hoặc ngờ nghệch.
Muốn nghệ thuật giao tiếp bằng ánh mắt có hiệu quả bạn buộc phải là người kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân. Khéo léo trong việc nhìn nhận và đánh giá cảm xúc của người khác qua cả cử chỉ và ánh mắt. Ánh mắt có thể mang lại sức mạnh, cũng có thể trở thành điểm yếu và điều đó phụ thuộc vào kỹ năng giao tiếp của chính bản thân bạn. Kỹ năng giao tiếp bằng mắt có thể rất khó nhưng không có nghĩa bạn không thể làm tốt. Và thiếu đi nghệ thuật giao tiếp bằng cái nhìn là mất đi phần trăm thành công trong giao tiếp.
Nhưng muốn sử dụng được nghệ thuật giao tiếp bằng mắt thì bạn phải làm tốt trong giao tiếp bằng ngôn ngữ và hành động. Có thu hút được sự chú ý của đối phương bạn mới có thể sử dụng nghệ thuật giao tiếp bằng ánh mắt. Vậy nên mối quan hệ mật thiết giữa ba kỹ năng giao tiếp là nói chuyện, hành động và cái nhìn đều không thể tách rời. Thiếu một trong ba kỹ năng này thì nghệ thuật giao tiếp trực tiếp không thể nào đạt đến hoàn hảo được.
Giao tiếp qua điện thoại đồng nghĩa với việc bạn không gặp trực tiếp người nghe và như vậy nghệ thuật giao tiếp sẽ mất đi hai yếu tố là cái nhìn và hành động. Bạn sẽ phải ứng dụng một cách tốt nhất kỹ năng nói và diễn đạt để có được thành công trong giao tiếp qua điện thoại. Từ khi điện thoại ra đời thì việc giao tiếp và liên lạc trở nên dễ dàng rất nhiều nhưng khả năng diễn đạt được hết mục đích của người nói theo đó mà giảm đi. Tuy nhiên cũng vì vậy mà khả năng diễn đạt bằng ngôn từ mới có thể phát huy được tối đa. Để làm tốt trong nghệ thuật giao tiếp qua điện thoại bạn cần lưu ý những lỗi dễ mắc phải dưới đây.
Tuyệt đối không để người nói độc thoại một mình, có thể sử dụng “ừ, ừm, dạ vâng” tùy đối tượng người gọi đến họ biết chắc rằng bạn vẫn đang lắng nghe họ nói. Mặc cho đối phương trình bày câu chuyện dài hay ngắn, thú vị hay không thú vị cũng hãy xen kẽ lời nói tránh để đối phương có cảm giác bạn thiếu tôn trọng hoặc không tập trung lắng nghe khi họ trình bày. Cho đi sự tôn trọng họ cũng sẽ mang lại cho bạn điều tương tự khi bạn đáp lại cuộc hội thoại của họ.
Tránh việc ăn uống trong khi đang nói chuyện điện thoại với người khác. Thứ nhất sẽ khiến âm thanh trở nên khó nghe khi bạn ngậm thức ăn trong miệng thì sẽ không thể phát âm chuẩn được. Thứ hai là người nghe sẽ cảm thấy khó chịu với âm thanh của bạn và sự thiếu tôn trọng trong hành vi khi giao tiếp. Không gác máy giữa chừng khi người gọi chưa nói hết như thế là mất lịch sự và nếu tự đặt bản thân vào vị trí của người gọi thì chính bạn cũng sẽ cảm thấy khó chịu thậm chí là tức giận.
Nếu mục đích của cuộc gọi là truyền tải thông tin mà bạn cần ghi nhớ thì hãy lưu ý chuẩn bị giấy nhớ hoặc sổ tay để tránh việc họ phải chờ máy trong khi bạn đi chuẩn bị giấy bút. Việc này có thể thường xảy ra nhưng chắc chắn phía người gọi vẫn sẽ không vui khi phải chờ đợi. Khi họ cung cấp thông tin cho bạn, hãy để họ nói hết rồi hỏi lại những chỗ bạn chưa nhớ rồi ghi lại, tránh ngắt ngang lời ngay khi họ đang nói như vậy có thể làm họ lúng túng và khó chịu về bạn. Điều đó cũng thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp trong nghệ thuật giao tiếp qua điện thoại.
Còn nếu trên phương diện là người gọi, hãy thể hiện bạn là người lịch sự và khéo léo trong việc sử dụng nghệ thuật giao tiếp qua điện thoại. Hãy xưng danh khi họ bắt máy đừng vội hỏi phía nghe máy là ai dù có thể bạn nghe thấy giọng lạ phía đầu dây không phải là người bạn muốn gặp. Chuẩn bị trước nội dung muốn truyền đạt để kỹ năng nói được lưu loát và thể hiện một cách mạch lạc. Tránh mắc lỗi diễn đạt do sự lúng túng khi không nhớ ra nội dung vấn đề cần trao đổi. Cuối cùng là không quên nói lời cảm ơn và để đầu dây bên kia cúp máy trước, thể hiện sự lịch thiệp trong cách ứng xử của bản thân.
Cuối cùng là lưu ý đến thời gian gọi và cách xưng hô, cách xưng hô sẽ tùy độ tuổi sau khi hỏi danh tính người nghe máy còn trước đó là xưng danh và câu hỏi lịch sự để xin thông tin người nghe. Còn thời gian thì tùy vào tính chất của cuộc gọi, nếu việc thật sự quan trọng và gấp rút có thể không màng đến thời gian. Nhưng nếu chỉ là trao đổi thông tin thông thường thì nên tranh giờ nghỉ trưa và những cuộc gọi vào sáng sớm hoặc quá khuya. Nếu vô tình gọi vào lúc đối phương đang bận đừng quên xin lỗi và hẹn gọi lại vài thời gian cố định để khi gọi lại họ cũng sẽ nhớ ra có hẹn bạn vào khoảng thời gian này. Tránh tự ý gọi lại mà không hẹn trước có thể gây phiền phức cho người khác.
Phía trên là một chút kinh nghiệm mà đội ngũ vieclam123 muốn chia sẻ đến bạn đọc về kinh nghiệm cơ bản để có thể đạt đến sự hoàn hảo trong nghệ thuật giao tiếp. Có thể là những điều bạn đã biết cũng có thể chưa nhưng vieclam123 vẫn cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết đến cùng. Nếu những kinh nghiệm về nghệ thuật giao tiếp phía trên mang đến những lợi ích cho bạn. Hãy chia sẻ hoặc thường xuyên ghé đến vieclam123 nhiều hơn nữa để đội ngũ của vieclam123 mang đến cho bạn thật nhiều những thông tin bổ ích trong cuộc sống. Hoặc thêm nhiều hơn nữa những bài viết thực tế về nghệ thuật giao tiếp mà bạn quan tâm. Cảm ơn và hẹn gặp lại bạn đọc trong những bài viết khác của vieclam123.
>> Tham khảo ngay:
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023