close
cách
cách cách cách cách cách

Quản lý nhà hàng là gì? Bản mô tả công việc quản lý nhà hàng chi tiết

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong nhiều năm trở lại đây, tại Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung, dịch vụ nhà hàng phát triển nở rộ đã đưa lại nhiều biến đổi tích cực cho đời sống con người, trong đó có sự cung ứng số lượng lớn cơ hội việc làm quản lý nhà hàng, đặc biệt là ở các thành phố trung tâm. Vậy quản lý nhà hàng là gì? Quản lý nhà hàng làm những công việc nào? Những cơ hội và thách thức xoay quanh công việc (lĩnh vực) quản lý nhà hàng? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có được cái nhìn rõ nét hơn giải đáp vấn đề này. Hãy cùng Vieclam123.vn theo dõi nhé!

1. Quản lý nhà hàng là gì? Những điều nên biết về quản lý nhà hàng

1.1. Định nghĩa quản lý nhà hàng

- Chức danh: Quản lý nhà hàng

- Cấp bậc: Quản lý

- Vai trò: quản lý, điều phối

- Quyền hạn: điều phối nhân viên, thực hiện công việc theo chỉ thị phân công của cấp trên (giám đốc nhà hàng)

=> Định nghĩa quản lý nhà hàng:

Quản lý nhà hàng

Quản lý nhà hàng

Quản lý nhà hàng là thuật ngữ dùng để chỉ những người hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực (dịch vụ) nhà hàng, trong đó sẽ chịu trách nhiệm công việc chính trong việc điều phối, quản lý, điều hành toàn bộ hệ thống nhân viên chức năng như nhân viên phục vụ, bếp, bar, trưởng bộ phận,… cùng hệ thống cơ sở vật chất trong phạm vi nhà hàng kinh doanh. 

Tham khảo thêm: Công cụ tạo mẫu cv cho vị trí quản lý hấp dẫn nhất.

1.2. Yêu cầu công việc

- Bằng cấp: trung cấp/ cao đẳng/ đại học, ưu tiên, không bắt buộc, nhưng nếu có sẽ là một lợi thế cho cơ hội thăng tiến ở các vị trí cao hơn

- Chứng chỉ: chứng chỉ nghiệp vụ nhà hàng - khách sạn cho cấp quản lý (bắt buộc)

- Tố chất: có tố chất lãnh đạo, chăm chỉ, chịu được áp lực công việc cao, có tinh thần trách nhiệm với công việc và phẩm chất đạo đức phù hợp với môi trường làm việc dịch vụ nhà hàng hiện đại

- Kỹ năng:

  • Kỹ năng cứng: sử dụng thành thạo phần mềm quản lý nhà hàng, chăm sóc khách hàng

  • Kỹ năng mềm: giao tiếp, điều hành, làm việc nhóm, quản lý thời gian, ...

- Kinh nghiệm làm việc:

  • Kinh nghiệm trên 2 năm hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, dịch vụ nhà hàng khách sạn

  • Ưu tiên người đạt thành tích tốt

1.3. Lương quản lý nhà hàng

Rất khó để thống kê chính xác mức lương của quản lý nhà hàng vì tùy thuộc vào tính chất công việc đặc thù, quy mô kinh doanh cũng như kinh nghiệm làm việc của người lao động mà mức lương quản lý nhà hàng không giống nhau.

Nếu phân theo tính chất công việc tương ứng với quy mô kinh doanh dịch vụ nhà hàng, lương quản lý nhà hàng có thể tạm phân thành 3 mức chính như sau:

- Lương quản lý nhà hàng giám sát: khoảng 8 - 15 triệu/ tháng

- Lương quản lý nhà hàng cơ bản: khoảng 15 - 20 triệu/ tháng

- Lương quản lý nhà hàng với chức danh giám đốc ẩm thực trong các khách sạn, resort: khoảng 25 - 45 triệu/ tháng

1.4. Cơ hội việc làm

Tại TP Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Nha Trang, … hệ thống cửa hàng, nhà hàng phục vụ ăn uống đa loại hình mọc lên ngày càng nhiều đáp ứng nhu cầu sinh hoạt vật chất - tinh thần thiết yếu của con người hiện đại, của du khách, du khách nước bạn, … đã đưa đến cơ hội việc làm quản lý nhà hàng số lượng lớn. Chắc chắn rằng ở đâu có nhà hàng thì ở đó phải cần đến quản lý nhà hàng.

Bạn có thể tiếp cận cơ hội việc làm quản lý nhà hàng tại:

  • Nhà hàng loại hình truyền thống

  • Nhà hàng quy mô vừa và nhỏ

  • Hệ thống chuỗi cửa hàng ăn uống, cung cấp dịch vụ nhà hàng

  • Quản lý nhà hàng trong các khu supermarket (trung tâm thương mại), thương hiệu dịch vụ nhà hàng

  • Quản lý nhà hàng trong khách sạn, resort, ...

  • Nhà hàng cung cấp dịch vụ ẩm thực Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, các nước phương Tây, ...

Tham khảo cơ hội việc làm quản lý nhà hàng chi tiết tại vieclam123.vn

1.5. Cơ hội thăng tiến

Hiện nay, để trở thành quản lý nhà hàng, người lao động cần thiết phải có kinh nghiệm làm việc từ 2 năm trong lĩnh vực. Và cứ như vậy, sau 5 năm cộng với năng lực xuất sắc, quản lý nhà hàng có thể được đề xuất lên các vị trí cao trong ban giám đốc, ban điều hành, ví dụ như: trưởng phòng, phó giám đốc, giám đốc, …

Đi liền với cơ hội thăng tiến về cấp bậc là cơ hội thăng tiến về thu nhập: ví dụ, với vị trí quản lý nhà hàng, thu nhập sẽ rơi vào khoảng 20 triệu, thế nhưng giám đốc nhà hàng lại có thể có mức thu nhập lên đến 30 45 triệu/ tháng.

1.6. Thách thức nghề nghiệp

Được đánh giá là công việc thú vị và có cơ hội thăng tiến tốt nhất trong lĩnh vực dịch vụ nhà hàng, song quản lý nhà hàng cũng gặp không ít thách thức nghề nghiệp, đó là những gì?

  • Áp lực công việc lớn

Là quản lý, bạn không những phải đảm bảo tính ổn định vận hành hoạt động nhà hàng thông qua việc điều phối tốt nhất nhân viên chức năng mà còn chịu sự quản lý, giám sát, đốc thúc KPI công việc từ cấp trên. Như khâu trung chuyển, quản lý nhà hàng sẽ hằng ngày cập nhật tình hình kinh doanh tại nhà hàng, lập báo cáo quản lý, chịu trách nhiệm với mọi kết quả công việc được thể hiện qua doanh số thu về, trên cơ sở đó chắc chắn rằng nhà hàng đang có lãi. Điều đó cũng có nghĩa là nếu không đảm bảo về KPI công việc trong một thời gian có hạn mức bạn sẽ bị sa thải khỏi vị trí công việc được giao.

  • Cường độ lao động cao

Có thể thấy rằng, trong phạm vi kinh doanh dịch vụ nhà hàng thì bộ phận không được linh động về thời gian nhất là quản lý. Nhân viên kinh doanh, nhân viên phục vụ, bàn, bar, chăm sóc khách hàng, lễ tân, … có thể xin nghỉ đột xuất, nghỉ phép, và sự vắng mặt của họ trong chừng mực cũng không gây nên ảnh hưởng gián đoạn nhiều đến hoạt động chung (đơn giản vì những bộ phận đó có số lượng nhân viên lớn). Tuy nhiên quản lý nhà hàng thì khác. Quản lý nhà hàng hạn chế tối đa số lần nghỉ bởi họ hầu như chỉ có một, họ cũng sẽ phải lao động với cường độ thời gian full ngày, thậm chí giờ nghỉ, giờ tan ca vẫn phải care những đầu việc không tên khi được cấp trên giao phó. 

  • Tính cạnh tranh gay gắt 

Quản lý nhà hàng chịu ảnh hưởng sâu sắc của tính chất cạnh tranh, trước hết là cạnh tranh thị trường.

Hiện nay, khi dịch vụ nhà hàng phát triển nở rộ tại các thành phố lớn, một mặt đưa lại cơ hội tốt nhất trong cung ứng việc làm cùng những nhu cầu vật chất - tinh thần cao của con người, song mặt khác lại đưa đến thách thức rõ rệt trong nội bộ ngành, thể hiện bằng tính cạnh tranh dịch vụ giữa các đơn vị với nhau, và điều đó đồng nghĩa với việc gánh nặng trên vai của người làm quản lý càng thêm nặng nề. Mặc dù không phải trực tiếp lên dự án sales, tiếp thị, chăm sóc, phục vụ khách hàng, nhưng quản lý nhà hàng lại phải chịu trách nhiệm về kết quả của những dự án đó.

Ngoài ra, tính cạnh tranh còn được thể hiện rõ nét hơn trong cơ hội việc làm và cơ hội thăng tiến tại đơn vị. Để trở thành quản lý nhà hàng vốn đã không dễ gì, thế nhưng để hoàn thành tốt nhiệm vụ và giữ an toàn vị trí quản lý nhà hàng, nắm bắt những cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn trong nhà hàng thì đòi hỏi bạn lại phải có năng lực vượt trội hơn người khác, nếu không bạn sẽ bị đẩy ra ngoài và nhường chỗ cho người có năng lực hơn. 

2. Bảng mô tả công việc quản lý nhà hàng

2.1. Quản lý nhân sự

Công việc quan trọng nhất của quản lý nhà hàng là chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hệ thống nhân sự là nhân viên chức năng trong phạm vi nhà hàng. Cụ thể là:

  • Bố trí nhân sự, sắp xếp lịch làm việc cho nhân viên

  • Đốc thúc hoạt động công việc các bộ phận

  • Điều động nhân sự khi có sự thay đổi công việc hoặc trong những trường hợp gấp gáp

  • Giám sát, nhắc nhở nhân viên trong công việc hằng ngày để đảm bảo tuân thủ đúng nội quy nhà hàng

  • Đánh giá chất lượng nhân sự thông qua kết quả công việc

  • Khiển trách hoặc khích lệ nhân viên trong từng trường hợp cụ thể

  • Đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của nhân viên: chấm công, công tác về lương, thưởng, trợ cấp, phúc lợi, …

  • Theo dõi danh sách nhân sự đầu ra, đầu vào, có quyền hạn trong việc ký duyệt quyết định nhân sự nhà hàng: nhân sự mới, chuyển công tác, cho thôi việc, khen thưởng, kỷ luật

  • Có thể hỗ trợ tuyển dụng nhân sự

  • Xây dựng báo cáo quản lý nhân sự

2.2. Quản lý, kiểm soát tài chính

Quản lý, điều phối nhà hàng chắc chắn sẽ phải quản lý tài chính. Vậy quản lý tài chính là làm gì?

  • Theo dõi phần mềm quản lý nhà hàng và phần mềm kế toán, trong đó nắm bắt tốt nhất quỹ tài chính thực tế của đơn vị

  • Xây dựng kế hoạch về doanh số, kế hoạch hợp tác, đầu tư, trao đổi với các nhà cung cấp dịch vụ để tối ưu lợi nhuận

  • Xây dựng các báo cáo tài chính độc lập

  • Theo dõi và quản lý doanh thu hằng ngày cũng như tổng tiền thu vào (tính đến cả tiền tip của khách hàng)

  • Theo dõi các khoản chi tiêu trong nhà hàng, ví dụ như: chi phí đầu tư, chi phí mua thực phẩm, mua nguyên vật liệu, đầu tư dịch vụ, chi phí bỏ ra cho cơ sở vật chất phải sửa chữa, bảo trì, các phí lợi ích công phát sinh trong nhà hàng, ...

  • Đề xuất hoặc trực tiếp xây dựng, triển khai thực hiện các giải pháp tiết kiệm kinh phí cho nhà hàng

  • Xây dựng báo cáo thống kê tài chính tổng hợp

2.3. Quản lý cơ sở vật chất nhà hàng

Cùng với nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất là 1 trong 3 nhân tố cấu trúc quan trọng nhất của 1 nhà hàng hiện nay. Do đó, quản lý nhà hàng cần thiết phải tập trung theo dõi, quản lý và bảo đảm an toàn hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng của đơn vị kinh doanh.

Công việc quản lý cơ sở vật chất được thể hiện là:

  • Tổ chức sắp xếp, bài trí cơ sở vật chất trong nhà hàng

  • Theo dõi số lượng và chất lượng của cơ sở vật chất

  • Xử lý cơ sở vật chất hỏng hóc, thay thế, bảo trì hoặc bổ sung cơ sở vật chất mới cho nhà hàng

  • Đảm bảo đầy đủ vật chất thiết yếu về thực phẩm, nguyên liệu nấu ăn, xây dựng kế hoạch cho hàng tồn kho

  • Ký duyệt hoặc không ký duyệt yêu cầu bổ sung vật chất, phụ kiện vật chất từ các bộ phận chức năng dựa theo tình hình thực tế, ví dụ: may đồng phục, phụ kiện trang trí không gian nhà hàng, …

  • Lập báo cáo tháng hoặc quý về số lượng cơ sở vật chất hư hỏng, mất mát, kế hoạch sửa chữa, bảo trì, thay thế, 

Mô tả công việc quản lý nhà hàng

Mô tả công việc quản lý nhà hàng

2.4. Theo dõi, điều phối, quản lý hoạt động kinh doanh và tiếp thị nhà hàng

  • Theo dõi, quản lý danh sách khách hàng VIP, khách hàng tiềm năng của nhà hàng

  • Tổ chức và điều phối các chương trình tiếp thị

  • Đảm bảo doanh số chỉ tiêu thông qua việc nắm bắt, theo dõi và đốc thúc hoạt động kinh doanh của từng bộ phận

  • Giám sát chất lượng hoạt động dịch vụ về: quy trình dịch vụ, chất lượng phục vụ - chăm sóc khách hàng, thực đơn nhà hàng theo tiêu chuẩn, đảm bảo quy chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, nắm bắt thái độ và đánh giá của khách hàng, …

  • Xây dựng và triển khai các biện pháp mới để cải tiến chất lượng dịch vụ nhà hàng => phát triển hình ảnh thương hiệu

  • Xây dựng báo cáo tổng hợp chuỗi hoạt động nhà hàng theo ngày, tháng và quý (báo cáo doanh số)

2.5. Xử lý tình huống, giải quyết những sự cố phát sinh trong hoạt động kinh doanh

  • Trực tiếp tiếp nhận và giải quyết những khiếu nại của khách hàng về dịch vụ nhà hàng trong trường hợp nhân viên nhà hàng không thể tự giải quyết được

2.6. Chịu trách nhiệm về doanh số kinh doanh

Quản lý nhà hàng chịu trách nhiệm chính trong quản lý tài chính, do đó cũng đồng thời là người nắm bắt và chịu trách nhiệm về doanh số kinh doanh. Thông thường, hàng tháng hoặc hàng quý, quản lý nhà hàng sẽ phải xây dựng các báo cáo doanh số lên ban giám đốc, ban điều hành, quản lý nhà hàng giải trình và đề xuất phương án kinh doanh để tăng doanh số cho những tháng không đạt chỉ tiêu doanh số đưa ra.

3. Kết luận

Mặc dù chưa phải là tất cả nhưng hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây bạn đọc đã có thể hiểu rõ hơn quản lý nhà hàng là gì, nắm bắt tốt nhất những công việc mà một quản lý nhà hàng cần phải làm. Để tiếp cận với cơ hội việc làm quản lý nhà hàng chất lượng cao trên cả nước, các bạn vui lòng truy cập vào trang thông tin chính thức của Vieclam123.vn 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.