Trong một doanh nghiệp có rất nhiều bộ phận, phòng ban khác nhau, trong đó lại được chia thành các nhóm nhỏ và Team Leader chính là người quản lý. Bởi vậy, Team Leader có vai trò vô cùng quan trọng, dẫn dắt đội nhóm đi lên, mang đến những đột phá và thành công cho doanh nghiệp. Vậy bạn đã biết Team Leader làm những công việc gì chưa? Cùng tìm hiểu bản mô tả công việc của Team Leader qua bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC
Team Leader còn gọi là trưởng nhóm, là một quản lý trực tiếp đội nhóm bậc trung, có quy mô không quá lớn, thường dưới 20 người. Trong một phòng ban lớn của doanh nghiệp hay công ty, Team Leader sẽ có nhiệm vụ phụ trách tất cả công việc của một mảng cụ thể nào đó về chuyên môn.
Chẳng hạn: Trong phòng kinh doanh của doanh nghiệp sẽ chia thành từng mảng như khối bán lẻ tại cửa hàng, khối bán buôn, khối thương mại điện tử… Khi đó, mỗi khối kinh doanh này sẽ được Team Leader chịu trách nhiệm quản lý.
Team Leader là người dẫn dắt đội nhóm của mình làm việc hiệu quả, đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Dưới đây là bản mô tả công việc của Team Leader.
Giống như “ngọn hải đăng”, Team Leader là người dẫn dắt, định hướng đội nhóm (team) của mình đạt được mục tiêu, hoàn thành công việc xuất sắc, xây dựng bản kế hoạch công việc cho dự án của đội nhóm. Ngoài ra, trước các quản lý cấp cao như trưởng bộ phận, trưởng phòng hay trưởng ban lãnh đạo của công ty, Team Leader là người chịu trách nhiệm cho công việc của đội nhóm.
Các hạng mục công việc của từng nhân viên sẽ được Team Leader phân công. Bởi vậy, để đảm bảo công việc thành công, Team Leader cần phân chia tiến độ công việc, khối lượng công việc phù hợp với từng năng lực của thành viên. Bên cạnh đó, Team Leader cũng là người đánh giá nhân sựu dựa theo KPI về thái độ, công việc, sự cố gắng… và theo dõi kết quả công việc của từng thành viên trong team. Qua đó, trưởng nhóm sẽ tối ưu hóa bộ máy nhân sự và lên kế hoạch cải thiện hiệu quả công việc.
Tất nhiên, Team Leader không thể nào tham gia vào những dự án, hạng mục công việc của từng thành viên, tuy nhiên họ cần phải theo dõi các báo cáo số liệu, bao quát chặt chữ toàn bộ dự án, kiểm soát những tình hình diễn ra thực tế để nhanh chóng đưa những những điều chỉnh hợp lý, giúp mọi người hoàn thành mục tiêu công việc và hạn chế những trường hợp xấu xảy ra.
Ngoài ra, quản lý nhân sự theo KPI và phân chia công việc thôi là chưa đủ, Team Leader cần phải nắm được từng thói quen, tính cách và phong cách làm việc từng người, tạo động lực cho nhân viên, lắng nghe từng khó khăn của nhân viên và giúp đỡ họ vượt qua khó khăn, hoàn thành công việc một cách tốt nhất, xây dựng teamwork thật tốt, từ đó hiệu quả công việc được nâng cao.
Team Leader chính là cầu nối giữa nhân viên và những người quản lý cấp cao hơn, bởi vậy họ chính là người trung gian truyền đạt ý kiến, tâm tư, yêu cầu, ý tưởng, nguyện vọng… của từng bên. Họ cũng là người có vai trò điều chỉnh, cải thiện và xây dựng mối quan hệ của các bên ngày một tốt đẹp, giúp nâng cao hiệu quả công việc.
Sau khi đã nắm được bản mô tả công việc của Team Leader, chúng ta cùng tìm hiểu yếu tố cần thiết để trở thành một Team Leader giỏi nhé!
Trưởng nhóm cần phải nhìn ra trông rộng, biết liên kết các sự việc ở quá khứ, hiện tại và đưa ra những kế hoạch, định hướng sao cho phù hợp, đảm bảo có khả năng thành công nhất. Điều quan trọng là Team Leader cần biết cách truyền tải các mục tiêu, tầm nhìn tới các thành viên, từ đó cả nhóm cùng nhau cố gắng và đạt được mục tiêu đề ra.
Chỉ có như vậy, mỗi người mới có thể hiểu rõ vai trò của từng thành viên, và đưa ra cách giải quyết nhiệm vụ được giao tốt nhất.
Để đứng đầu một đội nhóm, Team Leader cần có kỹ năng giao tiếp. Bởi đây là công việc cần trao đổi thường xuyên và truyền đạt ý kiến tới nhiều đối tượng, bao gồm cả trao đổi và thương thuyết tới nhân viên, đối tác, khách hàng, cho các cấp quản lý khác.
Vì vậy, để tránh gây hiểu lầm và giúp mọi người có thể truyền đạt những ý tưởng, quan điểm, đàm phán hợp đồng, thuyết trình dự án… khéo léo, rõ ràng, thuyết phục sẽ giúp công việc hiệu quả, xây dựng được mối quan hệ hài hòa, tích cực với khách hàng, nhân viên và được quản lý, đối tác đánh giá cao.
Bên cạnh đó, Team Leader cần là một người có khả năng truyền cảm hứng, tâm lý, giúp các thành viên trong nhóm xây dựng được văn hóa làm việc, nâng cao sự tích cực và động lực cho từng nhân viên, giúp team ngày càng thành công.
Không chỉ có kỹ năng mềm, Team Leader cần phải có kỹ năng, kiến thức chuyên môn vững vàng. Tuy trưởng nhóm có thể không phải người giỏi nhất, tuy nhiên bạn cần phải có kiến thức, kỹ năng chuyên môn, khả năng quản lý, đánh giá và theo dõi nhân viên.
Hầu hết, các Team Leader cần có khả năng sáng tạo thì mới có thể phát triển, cần có tư duy, suy nghĩ lin động, luôn tìm ra những hướng đi mới cho công việc, xử lý những tình huống bất ngờ xảy ra một cách hợp lý. Bên cạnh đó, để các thành viên trong đội nhóm sáng tạo, bạn cần xây dựng được môi trường năng động, tạo cơ hội để mọi người có thể phát triển ý năng, phát huy ý tưởng.
Bên cạnh đó, để có thể quản lý, lãnh đạo tốt và phân chia nhiệm vụ cho từng người, kỹ năng quản lý là kỹ năng không thể thiếu với một trưởng nhóm. Công việc này cần theo dõi sát sao tiến trình hoạt động và hoàn thành công việc, đưa ra những lời khuyên hay điều chỉnh phù hợp với từng người. Nếu thấy hiệu quả công việc đi lệch với mục tiêu hay giảm sút thì nên đề xuất các phương án thay đổi kịp thời.
Trong các hoạt động của đội nhóm, Team Leader luôn là người “đứng mũi chịu sào”, bởi vậy họ cần có tinh thần đồng đội, có kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng xử lý các phát sinh xảy ra.
Bên cạnh đó, để giải quyết những tình huống này hợp tình hợp lý, giảm thiểu tác động tiêu cực, rủi ro ảnh hưởng tới kết quả công việc thì Team Leader cần có tư duy tốt, logic, khả năng xử lý tình huống hiệu quả. Có kỹ năng này cũng giúp đội nhóm có thể bứt phá, thành công trong công việc nếu Team Leader là người sắc sảo, nhạy bén, biết nắm lấy thời cơ.
Trên đây là mô tả công việc của Team Leader và một số thông tin liên quan tới vị trí này. Team Leader là một vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp, tổ chức, là người dẫn dắt đội nhóm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Để trở thành một Team Leader giỏi, bạn hãy trau dồi, rèn luyện các kỹ năng kể trên và truy cập vieclam123.vn để tìm việc làm Team Leader ngay nhé!
HR Assistant là vị trí quan trọng trong bộ phận nhân sự, đặc biệt thích hợp với những bạn sinh viên học ngành liên quan tới nhân sự mới ra trường. Vậy HR Assistant là gì? Truy cập bài viết bên dưới để tìm hiểu về vị trí HR Assistant nhé!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023