Blog

Hướng dẫn viết mẫu quyết định tăng lương cho giám đốc

10/03/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Mẫu quyết định tăng lương cho giám đốc là văn bản được soạn ra nhằm quyết định việc tăng lương cho giám đốc. Để có thể hiểu hơn về mẫu quyết định tăng lương cho giám đốc này mời bạn đọc tìm hiểu nội dung của quyết định thông qua bài viết của vieclam123.vn ngay dưới đây!

1. Tìm hiểu về mẫu quyết định tăng lương cho giám đốc

1.1. Nội dung của quyết định tăng lương cho giám đốc

Mẫu quyết định tăng lương cho giám đốc là văn bản quyết định được soạn thảo với mục đích quyết định thực hiện tăng lương cho giám đốc. Đây là quyết định mang ý nghĩa lớn đối với việc tăng lương của giám đốc. Trong nội dung của quyết định này sẽ đề cập đến các thông tin về:

- Thông tin về tên công ty và phải ghi rõ tên công ty giống với giấy đăng ký kinh doanh.

- Nội dung về mức lương phải được ghi rõ bằng chữ, bằng số và ngày tháng bắt đầu áp dụng đối với quyết định này.

- Ký và xác nhận họ và tên của tổng giám đốc kèm theo đóng dấu.

Quyết định tăng lương dành cho giám đốc

1.2. Cách viết mẫu quyết định tăng lương cho giám đốc

1.2.1. Mở đầu quyết định tăng lương cho giám đốc

Trong phần đầu của mẫu quyết định tăng lương cho giám đốc cần phải có các thông tin về Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên công ty, số quyết định, địa điểm, ngày tháng soạn thảo quyết định và tên quyết định.

Nội dung về tên công ty và số quyết định được trình bày ở lề trái “CÔNG TY .........

Số: .........”. Bên cạnh thông tin này là Quốc hiệu và tiêu ngữ, ngày viết được trình bày ở lề bên phải “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

............., ngày...... tháng...... năm......”

Còn tên quyết định sẽ được trình bày ở giữa của văn bản và được viết với cỡ chữ to và in đậm “QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC

Vv tăng lương cho Giám Đốc”

Thông tin mở đầu cho quyết định tăng lương

1.2.2. Nội dung chính quyết định tăng lương cho giám đốc

Khi đi vào nội dung cụ thể về quyết định tăng lương thì cần phải đưa ra những căn cứ để có thể đưa ra được quyết định này. Căn cứ đưa ra có thể là “ Căn cứ vào quyết định ...................... (tùy thuộc vào quyết định mà công ty đưa ra)

Căn cứ vào đề nghị của Ông (Bà)..... (Ghi chức vụ cụ thể của người đó)”

Sau khi trình bày các nội dung về căn cứ sẽ đưa ra các thông tin về cụ thể về nội dung các điều khoản sẽ được thực hiện trong quyết định “Điều I: Nâng bậc lương của Ông (Bà) ..............., với chức vụ là Giám Đốc của công ty................(Ghi cụ thể tên công ty)

Điều II: Mức lương mới nhận được là ................ đồng/tháng, tính từ ngày .... tháng .... năm.....

Điều III: Quyết định trên có hiệu lực từ ngày ký. Phòng tổ chức hành chính, Ông (Bà) có tên tại điều 1 sẽ chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.”

Tải mẫu quyết định tăng lương cho giám đốc mới nhất tại đây

Mẫu quyết định tăng lương cho giám đốc chuẩn nhất

Đưa ra các điều khoản cụ thể

1.2.3. Phần kết quyết định tăng lương cho giám đốc

Trong phần kết thúc của mẫu quyết định tăng lương cho giám đốc cần phải có các thông tin về nơi nhận, nơi lưu trữ và chữ ký, họ và tên kèm theo dấu xác nhận của Tổng giám đốc. Đây là những thông tin quan trọng mà bạn đọc cần ghi. Nhất là thông tin về dấu, cùng với tên và chữ ký của Tổng giám đốc. Bởi khi có các thông tin này thì giá trị của quyết định mới được thông qua và chính thức có hiệu lực.

2. Thông tin về quyết định tăng lương cho giám đốc

2.1. Quy định đối với pháp luật về tăng lương

Hiện nay trong các văn bản pháp luật về lao động thì tiền lương chỉ ghi nhận các nguyên tắc xây dựng về thang lương, bảng lương. Việc tăng lương sẽ do cơ quan có thẩm quyền lập thang lương và nội quy công ty về điều kiện tăng lương. Nội dung cụ thể của mẫu quyết định tăng lương cho giám đốc quy định về thang lương và bảng lương như sau:

- Tùy vào tình hình sản xuất, lao động có thể đưa ra quyết định về thang lương và bảng lương đối với lao động.

- Bội số thang lương thể hiện sự chênh lệch mức lương về công việc và vị trí có yêu cầu trình độ kỹ thuật ở mức cao nhất với mức lương về công việc và vị trí trình độ kỹ thuật mức thấp nhất.

- Số bậc thang lương, bảng lương sẽ phụ thuộc vào mức độ phức tạp và yêu cầu vị trí, công việc. Những phải đảm bảo được việc chênh lệch về khoảng cách của hai bậc lương liền kề ít nhất là 5%. Việc này sẽ khuyến khích người lao động nâng cao nghiệp vụ và trình độ chuyên môn và kinh nghiệm để có thể phát triển tài năng.

- Mức lương khởi điểm thấp nhất đối với công việc và chức danh đơn giản phải được đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Mỗi thời điểm khác nhau thì chính phủ sẽ điều chỉnh được mức lương tối thiểu từng vùng sao cho phù hợp.

Quy định về mức lương nhận được

Mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Điều 3 của nghị định số 90/2019/NĐ-CP và nêu rõ như sau:

+ Doanh nghiệp thuộc địa bàn vùng I có mức lương tối thiểu là: 4.420 000 đồng/tháng

+ Doanh nghiệp thuộc địa bàn vùng II có mức lương tối thiểu là: 3.920 000 đồng/tháng

+ Doanh nghiệp thuộc địa bàn vùng III có mức lương tối thiểu là: 3.430 000 đồng/tháng

+ Doanh nghiệp thuộc địa bàn vùng IV có mức lương tối thiểu là: 3.070 00 đồng/tháng

- Mức lương ít nhất đối với yêu cầu công việc và vị trí đã được đào tạo, học nghề thì phải cao hơn tối thiểu là 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

- Mức lương ít nhất về công việc và vị trí làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm, nặng nhọc thì phải cao hơn tối thiểu 5%. Các công việc làm việc trong môi trường đặc biệt độc hại, nguy hiểm, nặng nhọc phải cao hơn tối thiểu là 7% so với mức lương công việc có vị trí xử lý phức tạp khi làm việc ở điều kiện lao động bình thường.

Mức lương nhận được tùy thuộc vào công việc

- Quá trình lập thang bảng lương phải đảm bảo được tiêu chuẩn và tiêu chí bình đẳng. Không phân biệt giữa giới tính, màu da, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, HIV,…. Nên đưa ra một tiêu chuẩn cụ thể để nâng lương.

- Tiến hành rà soát định kỳ, bổ sung và sửa đổi sao cho phù hợp đối với điều kiện của công ty, tuân thủ theo đúng quy định pháp luật.

- Thời điểm để xây dựng và bổ sung về lương, bảng lương phải tham khảo ý kiến từ tổ chức đại diện tập thể người lao động ở doanh nghiệp. Ngoài ra cần công bố việc công khai trực tiếp tại nơi làm việc của người lao động sau đó mới được thực hiện. Từ đó sẽ gửi lên cơ quan về quản lý nhà nước và lao động ở cấp huyện tại cơ sở sản xuất doanh nghiệp.

Nêu là công ty TNHH một thành viên do Nhà nước là chủ sở hữu phải tiến hành báo cáo cho chủ sở hữu và chủ sở hữu đưa ra ý kiến trước thời điểm thực hiện.

2.2. Ý nghĩa của việc tăng lương

Mẫu quyết định tăng lương cho giám đốc có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người lao động nói chung và đổi với giám đốc nói riêng.  Về cơ bản thì khi tăng lương sẽ đem lại một số ý nghĩa như sau:

- Giúp người lao động có thể cải thiện được chất lượng cuộc sống hơn đối với việc tăng mức thu nhập hàng tháng của giám đốc hay người lao động.

- Tạo được động lực và giúp cho người lao động có thể làm việc một cách hăng hái và cống hiến hết mình hơn.

- Người lao động có thể tăng được tiền nộp thuế thu nhập cá nhân và ngân sách quốc gia về thuế.

- Việc tăng lương cho một số cá nhân hay giám đốc cung có thể tuyên dương được những lao động khác cùng cố gắng trong công việc để cũng có thể được nhận những đặc quyền.

Việc tăng lương đem lại nhiều ý nghĩa tích cực

Trên đây là các thông tin về cách viết mẫu quyết định tăng lương cho giám đốc. Hy vọng rằng với những thông tin về quyết định tăng lương này, bạn đọc có thể hiểu và biết cách làm chính xác nội dung quyết định này nhé!

Quyết định tăng lương cho tập thể được viết như nào?

Quyết định tăng lương dành cho tập thể có nội dung là gì? Quyết định tăng lương đối với tập thể được sử dụng trong trường hợp nào? Viết các thông tin về quyết định tăng lương này thế nào? Đọc bài viết về nội dung này ngay tại link bên dưới bạn nhé!

Mẫu quyết định tăng lương cho tập thể

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023