Blog

Tải mẫu giấy cầm đồ và một số thông tin liên quan khác về giấy cầm đồ

13/07/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Ngày nay, nhu cầu cầm cố tài sản, đồ đạc của con người ngày càng nhiều, khiến các tiệm cầm đồ xuất hiện ngày một nhiều hơn. Hầu hết các tiệm cầm đồ khi thực hiện cầm cố tài sản cho khách hàng cần phải có giấy cầm đồ hoặc hợp đồng cầm đồ, đảm bảo giao dịch được xác nhận và đảm bảo tránh được tranh chấp về sau. Vậy mẫu giấy cầm đồ là gì? Download giấy cầm đồ ra sao? Cùng tìm hiểu các thông tin về giấy cầm đồ đạc, tài sản qua bài viết dưới đây nhé!

1. Mẫu giấy cầm đồ là gì?

Mẫu giấy cầm đồ thường được các tiệm cầm đồ sử dụng bằng việc in máy hoặc viết tay và được sử dụng phổ biến trên thị trường. Giấy cầm đồ còn được gọi là hợp đồng cầm đồ, phiếu cầm đồ, là văn bản thể hiện rõ ràng các nội dung về tài sản cầm cố, thông tin bên yêu cầu cầm đồ và bên nhận cầm đồ. 

Tìm hiểu về mẫu giấy cầm đồ 

Cụ thể, các nội dung trong giấy cầm đồ bao gồm: Thông tin về tài sản nhận cầm cố, lãi suất vay, thời hạn cho vay, thời hạn trả tiền gốc và lãi; điều khoản thanh ký hợp đồng; mức phạt tiền nếu bên yêu cầu cầm đồ không trả tiền gốc và lãi đúng hạn; trách nhiệm của các bên tham gia.

Sau khi soạn thảo xong và các bên đã đồng ý, ký kết trong hợp đồng, bên nhận cầm cố sẽ giữ liên chính và bên cầm cố sẽ cầm liên phụ. Bên cầm cố cần giao cho bên nhận cầm cố tài sản biên lai này nếu muốn chuộc lại tài sản của mình. Trường hợp bên yêu cầu cầm đồ không giao được mẫu giấy này thì nên nhận cầm cố có thể sẽ không giao tài sản vì có thể dính phải trách nhiệm bồi thường tài sản về sau.

Bởi vậy, trong các giao dịch cầm đồ, phiếu cầm đồ vô cùng quan trọng, giúp các tiệm cầm đồ giao dịch tài sản nhận cầm cố và quản lý tài sản đó.

Phiếu cầm đồ vô cùng quan trọng trong quá trình cầm đồ

Trên thực tế, mẫu giấy cầm đồ còn được gọi là hợp đồng cầm cố tài sản hay phiếu cầm đồ, chúng đều có nội dung và bản chất giống nhau, có thể sử dụng một mẫu chung và thêm bớt những thông tin cần thiết.

2. Tải về mẫu giấy cầm đồ và một số thông tin khác

2.1. Tải mẫu giấy cầm đồ

Giấy cầm đồ hay hợp đồng cầm đồ sẽ gồm các nội dung cơ bản bên trên, để hiểu rõ hơn mẫu giấy cầm đồ, bạn có thể tải về hợp đồng cầm đồ sau:

Mau-giay-cam-do-phieu-cam-do-va-hop-dong-cam-co-tai-san.docx

Hoặc mẫu giấy cầm đồ ngắn gọn hơn dưới đây:

mau-phieu-bien-lai-cam-do-so-02.docx

Về bản chất, thông tin trong mẫu giấy cầm đồ sẽ như nhau, hai bên cần ghi rõ ràng thông tin của bên cầm đồ và bên nhận cầm đồ, gồm có: Họ tên, ngày sinh, chứng minh nhân dân, địa chỉ, số điện thoại… Đồng thời cần ghi rõ tên tài sản cầm cố, đặc điểm, số tiền cầm, thời hạn trả, lãi suất trả, các điều khoản khác,...

Tải về mẫu giấy cầm đồ

Các bên liên quan tới việc cầm đồ gồm bên cầm đồ và bên nhận cầm đồ sẽ ký, ghi rõ họ tên của mình và mỗi bên giữ một bản. Khi muốn chuộc lại tài sản, bên cầm cố sẽ mang giấy này tới cửa hàng cầm đồ để chuộc lại và trả hết các chi phí phát sinh.

2.2. Một số thông tin khác về giấy cầm đồ, cầm cố tài sản

2.2.1. Giấy cầm cố tài sản không có chi tiết rõ ràng giải quyết thế nào?

Người cầm cố khi cầm cố tài sản thì sẽ nhận được mẫu giấy cầm đồ, và trách nhiệm của người cầm đồ là cần thanh toán các khoản tiền lãi, tiền nợ gốc cùng các chi phí phát sinh khác giống như đã thỏa thuận trong thời gian hạn định, và các điều khoản này đều đã ghi rõ trong giấy cầm cố tài sản.

Nếu giấy tờ cầm cố không ghi rõ ràng, chi tiết các thông tin và xảy ra rắc rối từ giấy tờ này, bên nhận cầm cố sẽ không có quyền bắt bên cầm đồ trả nhiều hơn các khoản tiền phí nêu ra trong giấy, cũng như các khoản phí mà người cầm đồ trả sẽ không được chối bỏ.

Có thể đổi tài sản cầm cố trong thời gian cầm đồ

Nếu người thực hiện cầm đồ muốn đổi tài sản cầm cố trong thời gian cầm đồ thì quyền, nghĩa vụ và trách nghiệm của các bên vẫn không bị ảnh hưởng. Hai bên nếu không có thêm các thỏa thuận khác trong hợp đồng thì bên cầm đồ cần phải trả đầy đủ các khoản phí cho bên nhận cầm đồ như đã thống nhất từ trước.

Đồng thời, bên nhận cầm đồ cần phải bảo quản tài sản của bên cầm cố an toàn, tuyệt đối không mang tài sản cầm cố còn trong thời gian cầm cố đi mua, bán, sử dụng, tặng, trao đổi, cho thuê hay cho mượn. Trường hợp bên nhận cầm cố khiến tài sản thất lạc, hư hỏng thì cần phải bồi thường thiệt hại đúng giá trị tài sản.

Thời gian chuộc đồ nếu quá hạn và bên cầm cố tài sản vẫn chưa thanh toán được hết các khoản nợ cần trả thì bên nhận cầm cố hoàn toàn có thể quyết định toàn quyền với tài sản này. Khi đó, tài sản cầm cố sẽ được dùng để thay thế cho tài nợ của bên cầm cố, và khoản nợ này bên cầm cố sẽ không phải trả, đây là điều hoàn toàn đúng với quy định của luật pháp đưa ra.

Tuy vậy, nếu khách hàng bị tiệm cầm đồ không đồng ý thanh lý tài sản mà yêu cầu cần phải trả lại tiền thì khách hàng vẫn phải trả nợ đầy đủ và sau khi trả đủ số tiền nợ, bên cầm đồ sẽ trao lại tài sản cầm cố. Bên cạnh đó, khách hàng chỉ trả lại khoản nợ khi bên cầm đồ chứng minh được tài sản vẫn còn và chưa bị thanh lý. Bên cầm đồ có quyền đưa ra pháp luật nếu khách hàng không trả được khoản nợ và luật pháp sẽ thực hiện giải quyết theo quy định.

Khách hàng không trả được nợ thì bên cầm đồ có quyền đưa ra pháp luật

2.2.2. Lãi suất cầm đồ là bao nhiêu theo quy định hiện hành?

Trong giấy cầm đồ sẽ ghi rõ mức lãi suất cầm đồ và theo quy định của pháp luật, người cầm đồ và tiệm cầm đồ sẽ tự thỏa thuận mức lãi suất với nhau và không được vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản đối với các loại cho vay tương ứng được công bố bởi Ngân hàng nhà nước. Ở Việt Nam, Ngân hàng nhà nước có mức lãi suất cơ bản là 9%/năm.

Vì vậy, lãi suất của các tiệm cầm đồ không được vượt quá 9% x 150% = 13.5% sau khi thỏa thuận, và trong một tháng, lãi suất trung bình tối đa là 13.5 : 12 = 1.125%/tháng, như vậy lãi suất khi cầm đồ mỗi ngày tối đa sẽ là 12.5 : 365 = 0.037%/năm.

Chẳng hạn, nếu bạn cầm xe máy với số tiền là 10 triệu đồng, khi đó mức lãi suất tối đa sẽ là:

- Lãi suất một năm: 10.000.000 x 150% = 1.350.000 đồng/ năm.

- Lãi suất một tháng: 10.000.000 : 12 = 112.500 đồng/ tháng.

- Lãi suất một ngày: 10.000.000 : 365 = 3700 đồng/ ngày.

2.2.3. Nếu cầm cố tài sản không có khả năng chuộc thì sao?

Nếu tài sản thuộc nhóm tài sản được phép cầm cố và khi quá thời hạn chuộc ghi trên giấy cầm đồ, nhưng khách hàng không có khả năng chuộc thì chủ tiệm cầm đồ có quyền bù khoản nợ bằng cách thanh lý tài sản. Nếu tiệm cầm đồ không đồng ý thanh lý tài sản thì khách hàng sẽ phải nộp một khoản phí nhỏ vì quá hạn và trả lại khoản nợ đúng quy định. Khi khách hàng vẫn không trả được nợ, chủ tiệm cầm đồ có quyền đưa ra pháp luật.

Xử phạt hành chính với nhóm tài sản nghiêm cấm cầm đồ

Nếu tài sản cầm đồ thuộc vào nhóm tài sản nghiêm cấm cầm như sổ hộ khẩu, sổ đỏ, sổ hồng thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định. Mọi vấn đề sẽ được giải quyết theo đúng luật do nhà nước ban hành nếu người cầm đồ đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, còn nếu người cầm đồ dưới 16 tuổi, chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì gia đình cần phải có nghĩa vụ, trách nhiệm trả khoản nợ này.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được các thông tin về mẫu giấy cầm đồ và một số thông tin khác. Đây là mẫu giấy được chủ tiệm cầm đồ soạn thảo, đảm bảo có đầy đủ thông tin của người cầm đồ, bên nhận cầm đồ, thông tin về đồ được cầm, lãi suất cầm, thời hạn cầm, số tiền cầm, mức phí phải trả nếu không trả nợ đúng hẹn cùng chữ ký của hai bên. Bạn có thể soạn thảo mẫu giấy này bằng cách đánh máy hoặc viết tay, chỉ cần đủ nội dung thông tin cần có.

Mẫu đơn xin xác nhận tình trạng thửa đất

Bạn đang muốn xác nhận tình trạng thửa đất của mình để tặng, cho, làm sổ đỏ… thì cần soạn thảo mẫu đơn xin xác nhận tình trạng thửa đất. Truy cập bài viết dưới đây để biết được thông tin về mẫu đơn xin xác nhận tình trạng thửa đất nhé!

Mẫu đơn xin xác nhận tình trạng thửa đất

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023